Huyết Áp Tâm Thu Và Huyết Áp Tâm Trương Là Gì?
Cách đơn giản nhất để đánh giá phần nào tình trạng sức khỏe của một người đó chính là đo chỉ số huyết áp. Trong chỉ số này có hai thành phần là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Vậy đây là những chỉ số như thế nào? Chúng có ý nghĩa ra sao? Một số thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
Huyết áp tâm thu là một chỉ số rất quan trọng
1. Khái niệm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
Khi đo huyết áp trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta cũng sẽ nhận được hai chỉ số. Trong đó, chỉ số huyết áp lớn hơn, hay còn gọi là chỉ số huyết áp tối đa chính là huyết áp tâm thu. Số còn lại nhỏ hơn hay còn gọi là huyết áp tối thiểu thì đó chính là huyết áp tâm trương. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi chỉ số huyết áp tối thiểu là gì.
1.1. Huyết áp tâm thu là gì?
Huyết áp tâm thu chính là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch khi trái tim co bóp. Chính vì thế, chỉ số huyết áp tâm thu thường được quan tâm hơn bởi chúng thể hiện khả năng bơm máu từ tim đến các cơ quan khác trong cơ thể. Chúng phụ thuộc vào sức co bóp của tim cũng như thể tích máu ở mỗi nhịp co bóp. Tim co bóp mạnh, lượng máu tống ra nhiều thì huyết áp tâm thu sẽ cao và ngược lại.
1.2. Huyết áp tâm trương là gì?
Trong khi đó, huyết áp tâm trương là áp lực của dòng máu lên thành động mạch khi cơ tim giãn ra. Chỉ số này chủ yếu phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch máu. Sự chênh lệch huyết áp tâm thu và tâm trương sẽ là một khoảng cách nhất định nhưng không bao giờ được bằng hay dưới 20mmHg. Nếu nằm dưới mức này, bệnh nhân cần được cấp cứu bởi bệnh nhân đã rơi vào tình trạng huyết áp kẹp.
Huyết áp tâm thu thể hiện áp lực của dòng máu lên thành mạch máu
2. Những điều cần chú ý về huyết áp tâm thu
Chúng ta đã biết huyết áp tâm thu và tâm trương là gì cũng như tầm quan trọng của chúng. Cả hai chỉ số này đều rất quan trọng đối với sự hoạt động hiệu quả của các cơ quan như tim, não, thận và sức khỏe tổng thể. Trong đó, chỉ số huyết áp tâm thu đặc biệt ý nghĩa và chúng ta cần phải chú ý một số vấn đề liên quan dưới đây.
2.1. Huyết áp tâm thu bình thường là thế nào?
Theo tổ chức Y tế thế giới(WHO), huyết áp tâm thu bình thường là nằm ở mức từ 90mmHg đến 140mmHg. Huyết áp tâm thu cao là khi chúng nằm từ 140mmHg trở lên. Nếu thấy chỉ số ở mức này, chúng ta cần cẩn trọng bởi có thể bạn đang phải đối mặt với tình trạng huyết áp cao. (Chi tiết về bệnh huyết áp cao, bạn đọc xem tại: https://kingsport.vn/huyet-ap-cao.html) Ngược lại, nếu huyết áp tâm thu ở dưới mức 85mmHg thì có thể chúng ta đang bị huyết áp thấp.
2.2. Rối loạn huyết áp tâm thu
Bên cạnh tình trạng huyết áp cao thì hiện nay nhiều người cũng phải đối mặt với tình trạng rối loạn huyết áp tâm thu. Lúc này, lượng máu từ tim đến các cơ quan sẽ không ổn định và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Người bệnh có thể bị đau nhức cơ thể, đau đầu, khó thở, tim đập nhanh, thị lực suy giảm,….nếu huyết áp tăng cao. Ngược lại, bạn có thể sẽ thấy hoa mắt, choáng váng, thiếu tập trung, lơ mơ,… nếu huyết áp giảm thấp. Đây là tình trạng sức khỏe rất nghiệm trọng và người bệnh phải chú ý kiểm tra sức khỏe để có biện pháp thích hợp.
Rối loạn huyết áp tâm thu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
3. Những lưu ý về huyết áp tâm trương
So với huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương ít được quan tâm hơn. Tuy nhiên, để chẩn đoán các bệnh về huyết áp, chúng ta cần quan tâm cả chỉ số huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Dưới đây sẽ là một số điều cần biết về chỉ số này.
3.1. Huyết áp tâm trương bao nhiêu là tốt?
Huyết áp tâm trương ở người trưởng thành ở mức 80 mmHg được coi là bình thường. Khi con số này từ 90 mmHg trở lên và huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên thì có thể xác định là bị tăng huyết áp.
3.2. Huyết áp tâm trương cao
Đây là tình trạng áp suất tâm trương ở mức từ 90mmHg trở lên. Khi gặp phải trường hợp này, mạch máu sẽ thiếu sự đàn hồi, cứng và xơ vữa. Hiện nay có không ít người bị tăng huyết áp tâm trương đơn độc, đặc biệt là ở người trẻ. Nguyên nhân của tình trạng này không rõ ràng, chúng có thể là tăng huyết áp nguyên phát hoặc tăng huyết áp thứ phát do các bệnh tuyến giáp, bệnh thận, hội chứng ngưng thở khi ngủ,…
3.3. Huyết áp tâm trương thấp
Cũng tương tự như huyết áp tâm thu, chúng ta cũng sẽ có trường hợp huyết áp tâm trương thấp. Điều này được chẩn đoán khi chỉ số ở mức dưới 60mmHg. Nếu kết hợp với huyết áp tâm thu dưới 90mmHg thì chúng ta có thể kết luận là người đó bị huyết áp thấp.
Huyết áp tâm trương cao do mạch máu xơ cứng
4. Một số biện pháp giúp kiểm soát huyết áp tâm thu và tâm trương
Chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương dù tăng cao hay hạ thấp cũng đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vì thế, để kiểm soát huyết áp, bên cạnh việc tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần xây dựng một lối sống lành mạnh.
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Chúng ta nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như gạo lứt, rau xanh, các loại trái cây. Hạn chế tối đa mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn mặn với người bị huyết áp cao. Người bị huyết áp thấp có thể ăn mặn hơn.
- Hạn chế hoặc tránh xa hoàn toàn các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,…
- Tập thể dục thường xuyên: Điều này sẽ giúp mạch máu đàn hồi tốt hơn và giữ cân nặng ổn định.
- Giải tỏa căng thẳng, thư giãn hợp lý và ngủ đủ giấc cũng tốt cho huyết áp.
- Tránh làm việc quá sức hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
- Thường xuyên theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà.
- Sử dụng ghế massage để giúp máu lưu thông tốt hơn. Chi tiết sản phẩm bạn tham khảo tại: https://kingsport.vn/ghe-massage.html
Cần tránh xa bia rượu và các chất kích thích để ổn định huyết áp
Một số sản phẩm gợi ý dành cho bạn và gia đình:
Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều là những chỉ số quan trọng và có ảnh hưởng lớn hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, cũng như sức khỏe chung của tất cả mọi người. Việc theo dõi huyết áp thường xuyên là rất cần thiết, đặc biệt là với những ai có huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Hy vọng KingSport đã mang đến bạn đọc những thông tin hữu ích.