Hướng dẫn Trả lời câu hỏi bài 61 62 sgk Sinh học 7
Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 61, 62. Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương, sách giáo khoa sinh học lớp 7. Nội dung bài bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 7.
I – Yêu cầu
Tìm hiểu các nguồn thông tin từ sách báo và từ thực tiễn nhằm bổ sung kiến thức về một số động vật có tầm quan trọng thực tế ở địa phương.
II – Nội dung
1. Đối tượng
Một số loài động vật có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương (các giống gia súc, gia cầm, vật nuôi ở địa phương…).
2. Nội dung
– Tập tính sinh học, điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học có điều kiện tìm hiểu.
– Cách nuôi liên hệ với điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học.
– Ý nghĩa kinh tế đối với gia đình và địa phương.
3. Phương pháp
– Thu thập thông tin từ những sách báo phổ biến khoa học.
– Thu thập thông tin từ các cơ sở sản xuất ở địa phương trong cộng đồng hoặc ngay trong gia đình mình.
III – Thu hoạch
∇ Tổng kết những nội dung tìm hiểu thành 1 báo cáo. Mỗi nhóm thông báo kết quả trước lớp 5 – 10 phút.
Trả lời:
Các em học sinh tự báo cáo dựa trên 2 nội dung sau đây
1. Địa phương em thường nuôi những động vật nào?
Hầu hết các địa phương Việt Nam đều nuôi các loại gia súc (trâu, bò, dê, lợn,…), gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng…), cá, tôm, ba ba, lươn,… Các hình thức nuôi tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình và từng địa phương. Có trường hợp thì chăn thả đế con vật tự kiếm ăn và cho ăn thêm. Có trường hợp nuôi nhốt trong chuồng trại và cung cấp toàn bộ thức ăn cho vật nuôi.
2. Các động vật nuôi ở địa phương em có những ý nghĩa gì đối với sự phát triển kinh tế?
Ý nghĩa kinh tế của các vật nuôi ở các địa phương chủ yếu là:
– Trâu bò cung cấp sức kéo (cày bừa, kéo xe…) và để lấy thịt, sữa,…
– Lợn là nguồn cung cấp thịt chủ yếu của các địa phương.
– Chó, mèo là vật nuôi trong nhà: chó giữ nhà và cũng cung cấp thịt, mèo diệt chuột…
– Gà, vịt, ngan, ngỗng: cung cấp thịt và trứng…
– Cá, tôm là nguồn thực phẩm có giá trị…
Ngoài ra, ở một số vùng nhân dân còn nuôi một số động vật khác: dê, hươu, gấu, ba ba, lươn, rắn và chim cảnh… với mục đích cung cấp thực phẩm đặc sản có giá trị hoặc để làm cảnh, làm dược liệu,…
Bài trước:
Bài tiếp theo:
Xem thêm:
Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi bài 61 62 sgk Sinh học 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 7 thật tốt!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“