Hướng dẫn tra cứu giấy công bố sản phẩm
Khi kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải công bố danh mục sản phẩm mà mình bán, hay một số trường hợp cần phải công bố sản phẩm. Hay một số trường hợp khác cần phải tra cứu giấy công bố sản phẩm. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Tra cứu giấy công bố sản phẩm” qua bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Quy định tra cứu giấy công bố sản phẩm
Công bố sản phẩm, hay còn hiểu là công bố chất lượng sản phẩm là một trong các nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, đây là việc các bên được quy định cần phải làm trước khi đưa sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất trong nước lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam. Nói cách khác, công bố chất lượng sản phẩm chính là việc các cá nhân, tổ chức cần phải làm để có trong tay giấy phép lưu hành sản phẩm trên thị trường
Các sản phẩm sau khi doanh nghiệp công bố thành công sẽ được cơ quan chức năng kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, nếu đạt sẽ thông báo và đăng tải kết quả lên cổng thông tin điện tử của cơ quan đó. Để biết hồ sơ của mình đã được duyệt hoàn tất hay chưa, doanh nghiệp cần phải tiến hành tra cứu công bố sản phẩm
Giấy công bố sản phẩm là gì?
Giấy công bố sản phẩm hay là bản công bố sản phẩm là kết quả của thủ tục công bố sản phẩm, cả với trường hợp tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký công bố đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các thủ tục cần thiết để các sản phẩm của mình, gồm sản phẩm, thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước được phép lưu hành trên thị trường và tới tay người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, với khái niệm số công bố sản phẩm là gì thì đây là một dãy số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đã hoàn thành nộp hồ sơ công bố sản phẩm và chứng nhận là đã hợp lệ đối với sản phẩm công bố của mình. Số công bố sản phẩm được đăng tải lên Hệ thống cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của Cục an toàn thực phẩm – Bộ y tế hiện hành.
Quy định về hồ sơ công bố sản phẩm
Hồ sơ công bố sản phẩm là những giấy tờ mà cá nhân, tổ chức khi công bố phải nộp hoặc đăng tải lên cổng thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Theo đó, cụ thể từng trường hợp như sau:
- Đối với hồ sơ công bố sản phẩm là thực phẩm
Đối với thực phẩm có thể tự công bố:
– Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)
– Các giấy tờ khác nếu có phát sinh
Đối với sản phẩm đăng ký công bố, gồm:
Đối với sản phẩm nhập khẩu phải đăng ký, gồm các giấy tờ sau:
– Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự)
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)
– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước phải đăng ký, gồm các giấy tờ sau:
– Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)
– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
Đối với hồ sơ công bố sản phẩm là dược, mĩ phẩm
– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp). Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ)
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2011/TT-BYT
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:
CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.
CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Tra cứu công bố sản phẩm ở đâu?
Tùy thuộc vào từng nhóm sản phẩm: Sản phẩm tự công bố, sản phẩm đăng ký công bố, mỹ phẩm mà sẽ có địa chỉ tra cứu khác nhau. Dưới đây là 03 địa chỉ tra cứu công bố sản phẩm ứng với 03 nhóm sản phẩm như đã đề cập:
Website tra cứu bản công bố sản phẩm
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký công bố sản phẩm, nếu hồ sơ hợp lệ thì thông tin công bố của doanh nghiệp sẽ được đăng tải trên website của Bộ Y Tế tại địa chỉ: https://nghidinh15.vfa.gov.vn/Tracuu
Truy cập vào địa chỉ trên, doanh nghiệp có thể kiểm tra hồ sơ công bố của mình đã được phê duyệt hay chưa, thông tin có được cập nhật chính xác hay không ? để từ đó chủ động hơn trong kế hoạch kinh doanh của mình.
Website tra cứu tự công bố sản phẩm
Đối với sản phẩm tự công bố, sau khi hoàn tất thủ tục doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng được UBND tỉnh/ thành phố chỉ định. Vì vậy, tùy thuộc vào loại sản phẩm tự công bố và tùy theo địa phương mà sẽ có nhiều cơ quan chức năng khác nhau chịu trách nhiệm cho việc đăng tải hồ sơ này.
Ví dụ:
- Tra cứu tự công bố sản phẩm ở Hồ Chí Minh tại địa chỉ: http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn/TrangChu.aspx
- Tra cứu tự công bố sản phẩm ở Bình Dương tại địa chỉ: https://soyte.binhduong.gov.vn/Pages/Home.aspx
Website tra cứu giấy công bố mỹ phẩm, dược phẩm và nguyên liệu thuốc
Kết quả công bố mỹ phẩm sẽ được cơ quan chức năng đăng tải trên website của hệ thống hải quan một cửa quốc gia tại địa chỉ: https://dav.gov.vn/
Tra cứu giấy công bố sản phẩm
Cách tra cứu bản tự công bố sản phẩm
Bước 1: Truy cập vào website của cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm xử lý hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm của cá nhân, tổ chức, cụ thể các đường link website bao gồm:
– Website của Bộ Y tế áp dụng với các sản phẩm công bố theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP được tra cứu theo địa chỉ https://nghidinh15.vfa.gov.vn/
– Đối với việc tự công bố sản phẩm, cá nhân, tổ chức tự công bố sản phẩm sẽ tiến hành đăng tải thông tin lên website của công ty mình rồi sau đó nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng được UBND tỉnh/ thành phố chỉ định thực hiện giải quyết hồ sơ. Chính vì vậy, tùy thuộc vào loại sản phẩm công bố mà sẽ có nhiều cơ quan khác nhau chịu trách nhiệm cho việc đăng tải kết quả công bố này nhưng có thể tham khảo một số link website tại Hà Nội và Hồ Chí Minh như:
Tra cứu tự công bố sản phẩm hà nội:
- http://dvc.hanoi.vfa.gov.vn/HomePage.do
- http://congthuong.hanoi.gov.vn/
- http://chicucquanlychatluongnlsts.hanoi.gov.vn/Pages/Trang-chu.aspx
Tra cứu tự công bố sản phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh:
- http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn/
– Website tra cứu số công bố mỹ phẩm
Đối với sản phẩm là mỹ phẩm quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT thì kết quả công bố được cơ quan chức năng đăng tải thống nhất trên một website: Website của Bộ Y tế – Cổng thông tin một cửa quốc gia (https://vnsw.gov.vn/)
Chính vì thế, trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ thực hiện tra cứu công bố sản phẩm mỹ phẩm tại trang chính thức của Bộ Y tế ở trên và trong trường hợp muốn sử dụng bản cứng có thể tải bản mềm về và in ra là sử dụng được, vẫn có giá trị pháp lý như đối với các giấy công bố sản phẩm khác
Bước 2: Mở giao diện “Trang chủ”, tìm và click vào mục tra cứu số công bố sản phẩm, số tra cứu công bố mỹ phẩm
– Hầu hết để đảm bảo bảo mật thông tin, một số trang website có thể yêu cầu doanh nghiệp đăng ký thành viên trước khi muốn tra cứu. Lúc này, chỉ cần click chuộc vào đăng ký tài khoản và thực hiện đăng ký theo hướng dẫn của website là có thể tiếp tục.
Bước 3: Điền thông tin cần tra doanh nghiệp và sản phẩm để tra cứu giấy công bố sản phẩm, tra cứu bản tự công bố sản phẩm, tra cứu kết quả tự công bố sản phẩm
Thông tin tra cứu bao gồm:
-Tên doanh nghiệp
– Địa chỉ doanh nghiệp
– Tên sản phẩm được công bố
– Mã hồ sơ đã được cấp
– Số công bố sản phẩm (nếu đã có)
– Nhóm sản phẩm
– Ngày cấp
Bước 4: Sau khi điền chính xác và đầy đủ thông tin, chọn “Tìm kiếm” và chờ đợi để nhận được kết quả trả về trên màn hình
Bước 5: Kiểm tra thông tin, số công bố sản phẩm đã được công khai sau quá trình tìm kiếm. Doanh nghiệp có thể tải về và in ra thành bản cứng để dùng khi có nhu cầu
Cần phải chú ý rằng, hiệu lực của số công bố sản phẩm là 05 năm kể từ ngày công bố. Trong vòng 01 tháng trước khi hiệu lực hết hạn, cá nhân, tổ chức cần đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để tiến hành đăng ký công bố lại sản phẩm.
Mời bạn xem thêm bài viết
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Tra cứu giấy công bố sản phẩm”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thành lập công ty hợp danh, bảo hộ logo thương hiệu, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam, tra cứu thông tin quy hoạch, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Mục đích của công bố sản phẩm để làm gì?
– Giúp cơ quan nhà nước kiểm chứng chất lượng sản phẩm và căn cứ để quy trách nhiệm cho các bên sản xuất, nhập khẩu sản phẩm
– Bảo vệ người tiêu dùng trước các sản phẩm được sản xuất trong nước và đặc biệt là sản phẩm được nhập khẩu ở nước ngoài
– Tăng tính ổn định và vai trò của nền kinh tế và giúp đỡ trong việc cạnh tranh lành mạnh khi có một nguồn hàng cùng đảm bảo chất lượng và người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm
Tự công bố sản phẩm là gì?
Tự công bố sản phẩm chính là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các sản phẩm được phép tự công bố, theo một trình tự nhất định.
Danh mục sản phẩm tự công bố như thế nào?
Các sản phẩm sau là danh mục sản phẩm có thể tự công bố khi sản xuất, bao gồm:
– Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn.
– Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến.
– Dụng cụ chứa, bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
5/5 – (1 bình chọn)