Hướng dẫn thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa đúng quy định
Trong những gần đây, một trong những chính sách cải cách lớn và đặc biệt quan trọng nhất trong lĩnh vực đất đai đó là “dồn điền đổi thửa. Tuy không phải là thuật ngữ mới nhưng dồn điền đổi thửa là gì vẫn chưa được nhiều biết tới. Vậy, thế nào là dồn điền đổi thửa, điều kiện và thủ tục dồn điền đổi thửa ra sao? Hãy cùng Luật Hùng Sơn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Quảng cáo
Mục Lục
Dồn điền đổi thửa là gì? Nguyên tắc dồn điền đổi thửa
Dồn điền đổi thửa được hiểu là chủ trương, chính sách được nhà nước quy định với loại hình đất nông nghiệp. Khái niệm dồn điền đổi thửa hiểu là việc dồn ruộng đất từ các ô hay thửa nhỏ thành các thửa ruộng lớn.
Mục đích của việc dồn đất, dồn thửa chính là giúp cho việc canh tác của người dân trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. Khi đó, công tác sản xuất cũng trở nên thống nhất trên quy mô lớn, kéo theo năng suất lao động đạt hiệu quả cao hơn.
Theo Nghị định 64 về dồn điền đổi thửa có quy định công tác chỉ đạo dồn điền đổi thửa ở các địa phương cần phải được thực hiện công khai, minh bạch và bảo đảm tính đồng thuận cao của người dân. Theo đó, lãnh đạo của các địa phương không được tự ý sắp đặt dồn điền đổi thửa mà chưa có sự thông qua của người sử dụng đất.
Quan trọng hơn cả là phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp phải bảo đảm quy hoạch tổng thể. Chỉ có như vậy mới tạo được sự thuận lợi cho công tác sản xuất lâu dài, đồng thời không gây ảnh hưởng tới hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng…
Quy định mới về dồn điền đổi thửa
Đất dồn điền đổi thửa có được cấp sổ đỏ. Kể từ ngày 8/2/2021, Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định người dân khi thực hiện xong việc dồn điền, đổi thửa sẽ không cần phải thay đổi sổ đỏ mà được các cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ mới. Theo đó, quy trình xin cấp mới sổ đỏ cho những mảnh đất dồn điền đổi thửa theo quy định mới được thực hiện chi tiết qua các bước sau:
Quảng cáo
-
Bước 1: Người dân tiến hành nộp hồ sơ những giấy tờ liên quan tới thửa đất/ô đất như giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất ở Văn phòng đăng ký đất đai.
-
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai sẽ xác nhận vào đơn đề nghị cấp sổ đỏ mới trong trường hợp hồ sơ của người dân đầy đủ và đúng theo quy định.
-
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai sẽ gửi hồ sơ lên Phòng Tài nguyên và Môi trường và trình lãnh đạo uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp sổ đỏ mới cho các đối tượng đã được duyệt phương án dồn điền đổi thửa.
-
Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai sẽ lập mới hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai cũng như chỉnh lý hồ sơ địa chính về đất đã được dồn điền đổi thửa. Đồng thời, các tổ chức trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những người dân tại xã/phường/thị trấn nơi có đất.
Điều kiện, thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa như thế nào?
Điều kiện
Không phải ai cũng có thể tự ý dồn điền đổi thửa mà phải đáp ứng 3 điều kiện dưới đây:
-
Ô đất/thửa đất thực hiện dồn điền, đổi thửa cần phải có giấy chứng nhận về quyền sử dụng hoặc có những giấy tờ nhằm chứng minh quyền sử dụng theo đúng quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Bên cạnh đó, ô đất/thửa đất cần phải đảm bảo không tranh chấp, không bị kê biên quyền sử đụng đất để bảo đảm thi hành án và ô đất/thửa đất đó phải còn thời hạn sử dụng.
-
Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 179 quy định tại Luật Đất đai 2013, cá nhân và hộ gia đình có quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân/hộ gia đình khác trong phạm vi cùng 1 xã/phường/thị trấn. Theo đó, hạn mức quy định không vượt quá 10 lần giao đất nông nghiệp của từng cá nhân/hộ gia đình.
-
Việc dồn điền đổi thửa cần phải được cá nhân/hộ gia đình đăng ký ở văn phòng đăng ký đất đai và được các cơ quan có thẩm quyền ghi nhận thông tin vào sổ địa chính.
Thủ tục thực hiện dồn điền thửa
Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để tiến hành dồn điền đổi thửa được thực hiện đúng theo trình tự như sau:
-
Các cá nhân và hộ gia đình tiến hành tự thỏa thuận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất bằng văn bản.
-
Uỷ ban nhân dân xã/phường đưa ra các phương án dồn điền đổi thửa, chuyển đổi về quyền sử dụng đất chung cho toàn khu vực. Lên phương án được gửi tới phòng Tài Nguyên và Môi trường để chờ phê duyệt.
-
Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành thẩm định, phê duyệt và chỉ đạo uỷ ban nhân dân xã thực hiện chuyển đổi theo phương án đã phê duyệt trước đó.
-
Thực hiện công tác đo đạc cũng như chỉnh sửa bản đồ địa chính theo chỉ đạo đến từ Sở Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy, thủ tục và trình tự này cần phải có sự thỏa thuận công khai và đồng thuận của toàn bộ người dân. Trong trường hợp phía cơ quan chức năng tự sắp đặt mà không công khai hoặc có sự tự nguyện từ phía người sở hữu thì đó là hành vi vi phạm quy định.
Mục đích của việc dồn điền đổi thửa là quy hoạch, rà soát, đem lại lợi ích công bằng cho người dân. Quyết định cuối cùng căn cứ theo biểu quyết của đa số. Vì vậy, việc bắt buộc thực hiện chia bớt ruộng hoặc phải mua thửa đất khác là không được phép.
Qua bài viết này, các bạn sẽ biết dồn điền đổi thửa là gì? Thủ tục thử hiện dồn điền đổi thửa như thế nào? Đừng quên để lại bình luận của mình dưới đây nếu thấy bài viết hữu ích hoặc muốn biết thêm bất cứ thông tin gì về luật pháp nhé!
5/5 – (1 bình chọn)