Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu
Mục Lục
Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu
Bạn đang thành lập doanh nghiệp và muốn đăng ký thương hiệu nhưng không biết phải làm thế nào? Hãy đến với bài hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu dưới đây.
Thương hiệu được xem là một loại tài sản có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh. Nó giúp doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt so với những đối thủ khác. Mời bạn tham khảo bài viết được Bách hoá XANH chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về quy trình đăng ký thương hiệu nhé.
1Thủ tục đăng ký thương hiệu
Doanh nghiệp cần chuẩn bị những công việc sau trước khi nộp đơn đăng ký thương hiệu:
Tra cứu thương hiệu
Việc đăng ký thương hiệu ngày càng trở nên phổ biến hơn, chính vì thế có rất nhiều tên thương hiệu được đặt. Việc tra cứu giúp bạn biết được thương hiệu mà mình chọn có trùng với các nhãn hiệu đã có sẵn hay chưa.
Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi tra cứu và chọn cho mình một nhãn hiệu khác biệt, việc bạn cần làm tiếp theo là chuẩn bị những hồ sơ cần thiết để làm thủ tục đăng ký. Những công việc cần làm bao gồm:
Có thể bạn quan tâm
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác
- Tờ khai
- Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Quy trình thực hiện
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Doanh nghiệp có thể nộp đơn theo hai hình thức: Nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện về Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Giai đoạn thẩm định hình thức (khoảng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn)
Ở giai đoạn này, các chuyên viên thẩm định sẽ kiểm tra hình thức của đơn đăng ký từ đó đưa ra kết luận hồ sơ có hợp lệ hay không. Hai điều cần phải lưu ý đó là một đơn chỉ yêu cầu cấp 1 bằng sở hữu trí tuệ và phải được làm bằng tiếng Việt.
Bước 3: Giai đoạn công bố đơn hợp lệ (2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận)
Đơn đăng ký hợp lệ sẽ được công bố trên “Công báo sở hữu công nghiệp” của Cục Sở hữu trí tuệ bằng cả văn bản giấy lẫn văn bản điện tử. Công bố này là tài liệu để những doanh nghiệp sau có cơ sở để phản hồi nếu như nhãn hiệu của họ bị trùng hoặc gây hiểu nhầm.
Bước 4: Giai đoạn thẩm định nội dung đơn (9 tháng)
Trước khi thẩm định nội dung, không ai biết chắc được đơn đăng ký của mình có được bảo hộ hay không. Nếu thuê phải những đơn vị không có chuyên môn thì khả năng đơn bị từ chối là rất cao. Và khi đơn bị từ chối thì bạn phải làm lại quy trình từ đầu và mất thêm 1 năm nữa. Vì thế, hãy chọn những đơn vị có uy tín để làm đơn nhằm tránh mất nhiều thời gian.
Bước 5: Giai đoạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu và đăng bạ
Sau khi thẩm định nội dung thành công, cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo đến người nộp đơn và yêu cầu nộp các loại phí theo quy định. Sau đó họ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và sẽ được ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia đồng thời công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
2Cá nhân có đăng ký được thương hiệu không?
Căn cứ Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định thì cá nhân và tổ chức đáp ứng đủ điều kiện đều có thể đăng ký nhãn hiệu.
Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Tổ chức,cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó
Do đó, không phân biệt cá nhân, hay tổ chức, đã thành lập hay chưa thành lập công ty thì đều có thể thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình. Với điều kiện hàng hóa, dịch vụ đó do cá nhân sản xuất hoặc cung cấp.
3Đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền?
Các khoản phí và lệ phí mà cá nhân và tổ chức phải chịu khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
Chi phí tra cứu nhãn hiệu: Chi phí tra cứu nhãn hiệu sản phẩm/ dịch vụ cho một nhóm là 500.000 đồng. Nếu đăng ký nhiều hơn một nhóm sản phẩm thì mỗi nhóm tăng thêm 500.000 đồng.
Chi phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 1.000.000 đồng/ 1 nhãn hiệu/ 1 nhóm.
Chi phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 360.000 đồng/ 1 nhãn hiệu/ 1 nhóm.
Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty mới năm 2022
Vừa rồi là bài chia sẻ của Bách hóa XANH nhằm giúp bạn có được cái nhìn chi tiết hơn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Hy vọng các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích.
Mua khẩu trang tại Bách hóa XANH phòng chống dịch bệnh khi đi làm thủ tục nhé:
>> Thủ tục hành chính là gì?
>> Hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
>> Hướng dẫn trình tự, thủ tục xóa án tích theo quy định mới nhất
Bách hóa XANH