Hướng dẫn thiết kế website wordpress từ A – Z – MAT MA TECHNOLOGY CO., LTD

Bạn đang muốn tạo một website an toàn, bảo mật cho doanh nghiệp của mình thì WordPress là một sự lựa chọn hoàn hảo. Mã nguồn WordPress giúp bạn làm web hiệu quả và tiết kiệm chi phí nâng cao khả năng mở rộng và còn rất nhiều tính năng tuyệt vời khác dành cho doanh nghiệp. Vậy làm sao để có thể thiết kế web WordPress chuyên nghiệp nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của MMGROUP để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

1. Thiết kế website WordPress là gì?

WordPress được biết đến là một mã nguồn mở PHP một ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến trong việc thiết kế web hiện nay. Tất cả các website từ bán hàng, bất động sản, đên thương mại điện từ đều được thiết kế từ mã nguồn nay. WordPress có giao diện quản lý cho người quản trị viên rất dễ dàng sử dụng. Bên cạnh đó, giao diện khách hàng được thiết kế đơn giản nhưng đầy đủ các chức năng.

2. Ưu điểm website WordPress

Mã nguồn dễ sử dụng cho người dùng phổ thông

Với mục đích mang lại cho hàng triệu người dùng nên WordPress được thiết kế với giao diện khá đơn giản và trực quan. Các bước cài đặt dễ dàng nên bạn có thể tự cài đặt và thiết kế cho riêng mình đồng thời có thể tự vận hành theo cách riêng của bạn.

Cộng đồng hỗ trợ đông đảo

Khi bạn đang gặp một số vấn đề khi sử dụng đừng lo sau các bạn là công động sử dụng đông đảo. Trước bạn đã có hàng triệu người sử dụng nên các khó khăn hay lỗi mà bạn gặp phải được mọi người hỗ trợ dễ dàng.

Nhiều gói giao diện có sẵn

Bạn không biết code nhưng muốn các giao diện trực quan xinh đẹp đừng lo WordPress giải quyết vấn đề đó rất dễ dàng. Kho theme trên WordPress cực kỳ phong phú và bạn có thể sử dụng ngay sau khi tải về.

Nhiều plugin hỗ trợ

Ngoài rất nhiều giao diện đẹp để các bạn lựa chọn có rất nhiều Plugin mở rộng để các bạn cài đặt vào website. Hầu hết các tính năng cần thiết được cộng đồng lập trình thiết kế các bạn chỉ cần đơn giản cài đặt vào rồi và sử dụng.

Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ

Được hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau có cả tiếng Việt và tiếng anh để các bạn sử dụng.

Có thể làm nhiều loại Website

Chỉ cần lựa chọ giao diện phù hợp với các trang doanh nghiệp của bạn như:  bán hàng, web giới thiệu công ty, tạp chí online,… Bằng việc kết hợp các theme và plugin lại với nhau.

Hỗ trợ SEO rất tốt

Được thiết kế tinh gọn và tối ưu dần nên mã nguồn WordPress được viết trên ngôn ngữ PHP. Với các mã nguồn chuẩn seo mang webiste của bạn đến với nhiều khách hàng hơn tăng lưu lượng truy cập.

Nhược điểm của WordPress

Tính an toàn và bảo mật thấp vì được viết cho đa số người dùng sử dụng nên mã nguồn WordPress có rất nhiều lỗ hổng để hacker khai thác và xâm nhập.

Tốc độ xử lý thấp: được xem là có hiệu suất thấp trong việc xử lý những dữ liệu có dung lượng lớn hoặc multisite.

Thiết kế website WordPress

3. Các bước thiết kế website wordpress

Có rất nhiều bước để thiết kế website wordpress chúng ta cùng tham khảo để phát triển một website an toàn chuyên nghiệp nhé.

Bước 1: Đăng ký domain (tên miền) cho website của bạn

Tên miền chính là Tên website của bạn trên môi trường Internet. Đây là yếu tố quan trọng giúp tạo nên sự thành công cho thương hiệu của bạn. Vì thế có rất nhiều cách lựa chọn tên miền cho doanh nghiệp của bạn. Vì thế trước khi thiết kế một website các bạn nên chọn một tên miền hợp lý. Khi chọn tên miền các bạn nên nhớ những quy tắc sau:

Tên miền dễ nhớ và ngắn, gắn liền với thương hiệu, doanh nghiệp của bạn.

Cần chọn phạm vi tên miền là trong nước hoặc quốc tế.

Lưu ý nên tránh những tên miền đã qua sử dụng. Đặc biệt là những tên miền từng bị Google phạt vì lý do vi phạm.

Bước 2: Mua hosting

Việc lựa chọn Hosting rất quan trong giúp website của bạn vận hành ổn định hay không. Hosting là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu như hình ảnh, video, text… đều sẽ được Hosting lưu trữ lại cực kỳ bảo mật và an toàn.

Một hosting chất lượng giúp website của bạn vận hành trơn tru. Dựa vào nhu cầu sử dụng dung lượng và băng thông nhiều hay ít nên các bạn chọn phù hợp.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ cho các bạn nhưng các bạn có thể tham khảo Hostinger một đơn vị mình cảm thấy uy tín. Tuy với mức giá cao hơn đơn vị khác những giá trị mà Hositnger mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích.

Các gói hosting dù có cấu hình nào cũng đều đảm bảo giúp website vận hành ổn định tới tốc độ tối ưu giúp người dùng có thể an tâm kinh doanh trên môi trường internet.

Bước 3: Kết nối Hosting với Domain

Sau khi có Hosting và tên miền các bạn phải kết nối chúng lại. Nhưng nếu bạn không hiểu về vấn đề này các bạn có thể nhờ liên hê kỹ thuật bên hosting để được hỗ trợ. Khi đó, trình duyệt sẽ được kết nối với hosting lưu trữ lại.

Bước 4: Cài đặt WordPress

Sau khi cấu hình xong hosting và tên miền các bạn tải mã nguồn WordPress lên đề bắt đầu thiết kế website cho mình. Sau khi thiết kế xong các bạn vào trang domain/wp-admin trên trình duyệt của mình để xây dựng nội dung tùy chình cho website hoặc cài đặt user name và pass để truy cập mục quản lý WordPress dành cho quản trị.

Bước 5: Cài đặt theme cho website

Với các giao diện được thiết kế sẵn phù hợp với các lĩnh vực khác nhau dành cho các bạn. Nếu chỉ một website bình thường các bạn có thể lựa chọn theme WordPress có sẵn. Ngược lại, nếu muốn thiết kế website WordPress chuyên nghiệp thì bạn cũng có thể tự tạo theme theo ý tưởng của mình.

Bước 6: Cài đặt Plugin cho Website WordPress

Sau khi cài đặt giao diện website chuyên nghiệp chúng ta cần cài đặt các plugin tiện ích để các website chuyên nghiệp hơn.  Đây cũng là công cụ tối ưu hoá cho trang web được chuẩn SEO hơn.

Các loại Plugin cơ bản mà bạn nên cài trong khi thiết kế web WordPress chuyên nghiệp như:

Yoast SEO/Rank Math SEO: Công cụ giúp nội dung website được tối ưu hơn.

WP Super Cache: Tải các dữ liệu lên bộ nhớ đệm tăng tốc độ cho website.

Contact Form 7: Form giúp thu thập thôn tin khác hàng.

Hiện nay chi phí để mua Plugin cho WordPres khá cao. Các plugin trên thị trường chủ yếu là miễn phí các bạn có thể tham khảo các gói plugin WordPress có sự lựa chọn phù hợp.

Bước 7: Cài đặt Google Search Console

Giúp bạn có cái nhìn tổng thể thông báo các lỗi cần thiết dành cho website

Phát hiện và xử lý các lỗi website kịp thời.

Đánh dấu chỉ mục cho những bài viết mới.

Đưa ra các thống kê từ khóa theo một thứ tự cơ bản.

Xuất ra thông tin về backlink.

Nhận dạng được website có bị die, hack bất mọi lúc và thông báo cho admin.

Bước 8: Cài đặt Google Analytic

Google Search Console giúp cho người quản trị hiểu được hành vi của người dùng, họ xem những trang nào và xem trong bao lâu đối tượng là ai độ tuổi thế nào. Giúp admin có cái nhìn tổng quát website. Chi tiết như:

Thống kê được số lượng truy cập vào website của bạn.

Dựa vào vị trí vùng truy cập của người dùng để có thể đưa ra phân tích thông tin.

Phân tích hành vi và mục đích của những đối tượng khách hàng truy cập.

Nắm được tốc độ website và đưa ra thông số chỉ số về time-on-site.

Chúc các bạn thành công!