Hướng dẫn sinh hoạt ở thành phố Osaka : Nuôi dạy và giáo dục trẻ em
Mục Lục
Dành cho những người dự định sẽ sinh con, nuôi dạy trẻ
(1)Nuôi dạy trẻ
① Mang thai
Cấp phát sổ tay sức khỏe mẹ và bé
Sổ tay sức khỏe mẹ và bé ngoài được sử dụng để ghi chép lại thông tin kiểm tra sức khỏe khi mang thai, sự phát triển và số lần tiêm chủng của trẻ sơ sinh, bên cạnh đó, sổ cũng cung cấp các thông tin về chăm sóc sức khỏe và nuôi dạy trẻ.
[Quy trình cấp phát sổ tay]
Vui lòng nộp “Giấy thông báo mang thai” cho Trung tâm phúc lợi và chăm sóc sức khỏe tại quận bạn đang sinh sống.
*Ngoài ra chúng tôi cũng cung cấp tài liệu giải thích sổ tay này bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn/Triều Tiên, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Indonesia, tiếng Tagalog, tiếng Thái, tiếng Việt).
② Sau khi sinh con
Giấy khai sinh
Trường hợp nếu người có quốc tịch nước ngoài sinh con, thì cha hoặc mẹ phải đăng ký khai sinh cho đứa trẻ theo quy trình sau đây.
Trường hợp cả cha và mẹ đều là người có quốc tịch nước ngoài, sinh con khi đang lưu trú tại Nhật Bản, thì phải nộp giấy khai sinh cho cả quốc gia mà trẻ đang mang quốc tịch và Nhật Bản.
Vui lòng nộp giấy khai sinh trong vòng 14 ngày kể từ ngày sinh. Vui lòng liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của nước bạn để biết thêm về các giấy tờ cần thiết khi nộp giấy khai sinh cho quốc gia mà trẻ đang mang quốc tịch.
(Nơi nộp hồ sơ: Tòa thị chính quận tại khu vực đang sinh sống, hoặc Tòa thị chính thành phố, quận, thị trấn và làng xã nơi trẻ được sinh ra)
〈Giấy tờ cần thiết〉
- Giấy chứng sinh (lấy tại bệnh viện nơi sinh con)
- Sổ tay sức khỏe mẹ và bé
- Thẻ người hưởng bảo hiểm của bảo hiểm sức khỏe quốc gia (chỉ dành cho người tham gia)
Đăng ký cư trú
Được ghi vào giấy đăng ký cư trú dựa theo thông tin trên giấy khai sinh.
Xin cấp giấy phép vĩnh trú đặc biệt
Vui lòng mang theo giấy chứng nhận vĩnh trú đặc biệt v.v.. của cha hoặc mẹ (người đăng ký) đến Tòa thị chính quận tại khu vực đang sinh sống, trong vòng 60 ngày sau khi sinh.
Đăng ký được cấp tư cách lưu trú
Hãy đăng ký với Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú trong vòng 30 ngày sau khi sinh.
*Các giấy tờ cần thiết khác nhau tùy thuộc vào tình hình. Vui lòng kiểm tra để biết chi tiết.
Xin cấp hộ chiếu
Hãy đăng ký với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán quốc gia của bạn. Các giấy tờ cần thiết sẽ khác nhau tùy thuộc vào quốc gia, vì vậy vui lòng kiểm tra để biết thêm thông tin.
③Trợ cấp một lần phí sinh con và nuôi con
④Kiểm tra sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (miễn phí)
- Đối với trẻ 3 tháng tuổi, 1 tuổi 6 tháng, 3 tuổi: Trung tâm phúc lợi và chăm sóc sức khỏe sẽ thông báo đến phụ huynh thuộc đối tượng.
- Đối với trẻ từ 1~2 tháng tuổi: Vui lòng điền các thông tin cần thiết vào Phiếu khám sức khỏe tổng quát cho trẻ sơ sinh đính kèm trong tập riêng của Sổ tay sức khỏe mẹ và bé, sau đó nộp cho cơ sở y tế trong tỉnh để được thăm khám.
- Đối với trẻ từ 9~11 tháng tuổi: Vui lòng điền các thông tin cần thiết vào phiếu khám bệnh được cấp phát khi khám sức khỏe cho trẻ 3 tháng tuổi, sau đó nộp cho cơ sở y tế (khoa nhi) trong tỉnh để được thăm khám.
⑤Tiêm chủng phòng ngừa (miễn phí)
Đối với các loại tiêm chủng phòng ngừa, vui lòng tham khảo lịch tiêm được ghi trong Sổ tay tiêm chủng phòng ngừa, và hãy đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng vào ngày trẻ có thể trạng tốt.
Lịch tiêm chủng phòng ngừa
BCG (bệnh lao)
Độ tuổi tiêm chủng
Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
Số lần tiêm chủng
Từ 1 tuổi trở xuống
từ 5 tháng đến 8 tháng tuổi sau sinh
1 lần
Rota Virus (Rotarix (tên vacxin))
Tên các loại tiêm chủng phòng ngừa
Độ tuổi tiêm chủng
Độ tuổi tiêm chủngThời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
Số lần tiêm chủng
Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng
Lần 1
Từ 6 tuần 0 ngày đến 24 tuần 0 ngày sau khi sinh
lần tiêm chủng đầu tiên là từ 2 tháng sau sinh (tốt nhất là sau 14 tuần 6 ngày sau sinh)
2 lần
Để khoảng cách trên 27 ngày.
Lần 2
Từ 6 tuần 0 ngày đến 24 tuần 0 ngày sau khi sinh
lần tiêm chủng đầu tiên là từ 2 tháng sau sinh (tốt nhất là sau 14 tuần 6 ngày sau sinh)
2 lần
Để khoảng cách trên 27 ngày.
Rota Virus (Rotateq (tên vacxin))
Tên các loại tiêm chủng phòng ngừa
Độ tuổi tiêm chủng
Độ tuổi tiêm chủngThời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
Số lần tiêm chủng
Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng
Lần 1
Từ 6 tuần 0 ngày đến 32 tuần 0 ngày sau khi sinh
lần tiêm chủng đầu tiên là từ 2 tháng sau sinh (tốt nhất là sau 14 tuần 6 ngày sau sinh)
3 lần
Để khoảng cách trên 27 ngày.
Lần 2
Từ 6 tuần 0 ngày đến 32 tuần 0 ngày sau khi sinh
lần tiêm chủng đầu tiên là từ 2 tháng sau sinh (tốt nhất là sau 14 tuần 6 ngày sau sinh)
3 lần
Để khoảng cách trên 27 ngày.
Lần 3
Từ 6 tuần 0 ngày đến 32 tuần 0 ngày sau khi sinh
lần tiêm chủng đầu tiên là từ 2 tháng sau sinh (tốt nhất là sau 14 tuần 6 ngày sau sinh)
3 lần
Để khoảng cách trên 27 ngày.
Viêm gan B
Tên các loại tiêm chủng phòng ngừa
Độ tuổi tiêm chủng
Độ tuổi tiêm chủngThời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
Số lần tiêm chủng
Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng
Lần 1
Từ 1 tuổi trở xuống
Từ 2 đến 9 tháng tuổi
3 lần
2 lần với khoảng cách từ 27 ngày trở lên
1 lần cho mũi thứ 3, với khoảng cách từ 139 ngày trở lên sau mũi đầu tiên
Lần 2
Từ 1 tuổi trở xuống
Từ 2 đến 9 tháng tuổi
3 lần
2 lần với khoảng cách từ 27 ngày trở lên
1 lần cho mũi thứ 3, với khoảng cách từ 139 ngày trở lên sau mũi đầu tiên
Lần 3
Từ 1 tuổi trở xuống
Từ 2 đến 9 tháng tuổi
3 lần
2 lần với khoảng cách từ 27 ngày trở lên
1 lần cho mũi thứ 3, với khoảng cách từ 139 ngày trở lên sau mũi đầu tiên
Hib (Haemophilus influenzae loại b)
Thời gian bắt đầu tiêm chủng
Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
Số lần tiêm chủng
Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng
Từ 2 đến 7 tháng tuổi
Thời gian bắt đầu tiêm chủng là khoảng thời gian từ 2 đến 7 tháng tuổi
4 lần
3 lần với khoảng cách từ 27 ngày trở lên (*1)
1 lần với khoảng cách từ 7 tháng trở lên sau 3 lần tiêm chủng
Từ 7 đến 12 tháng tuổi
Thời gian bắt đầu tiêm chủng là khoảng thời gian từ 2 đến 7 tháng tuổi
3 lần
2 lần với khoảng cách từ 27 ngày trở lên (*1)
1 lần với khoảng cách từ 7 tháng trở lên sau 2 lần tiêm chủng
Từ 12 đến 60 tháng tuổi
Thời gian bắt đầu tiêm chủng là khoảng thời gian từ 2 đến 7 tháng tuổi
1 lần
(*1) Việc tiêm chủng có thể được tiến hành với khoảng cách từ 20 ngày, nếu bác sĩ thấy cần thiết.
Phế cầu khuẩn ở trẻ nhỏ (PCV13)
Độ tuổi tiêm chủng
Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
Số lần tiêm chủng
Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng
Từ 2 đến 7 tháng tuổi
Thời gian bắt đầu tiêm chủng là khoảng thời gian từ 2 đến 7 tháng tuổi
4 lần
3 lần với khoảng cách từ 27 ngày trở lên
1 lần với khoảng cách từ 60 ngày trở lên sau 3 lần tiêm chủng, và tiêm khi trẻ được từ 12 tháng tuổi trở đi
Từ 7 đến 12 tháng tuổi
-
3 lần
2 lần với khoảng cách từ 27 ngày trở lên
1 lần với khoảng cách từ 60 ngày trở lên sau 2 lần tiêm chủng, và tiêm khi trẻ được từ 12 tháng tuổi trở đi
Từ 12 đến 24 tháng tuổi
-
2 lần
2 lần với khoảng cách từ 60 ngày trở lên
Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi
-
1 lần
-
Vắc xin hỗn hợp 4 loại DPT-IPV
(Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt)
Tên các loại tiêm chủng phòng ngừa
Độ tuổi tiêm chủng
Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
Số lần tiêm chủng
Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng
Giai đoạn 1 đợt đầu
Từ 3 đến 90 tháng tuổi
Từ 3 đến 12 tháng tuổi
3 lần
3 lần với khoảng cách từ 20 ngày trở lên
Giai đoạn 1 bổ sung
Từ 3 đến 90 tháng tuổi
12 đến 18 tháng tuổi sau khi kết thúc giai đoạn 1 đợt đầu
1 lần
1 lần với khoảng cách từ 6 tháng trở lên sau 3 lần tiêm chủng của giai đoạn 1 đợt đầu
Vắc xin hỗn hợp 2 loại DT (Bạch hầu, uốn ván)
Tên các loại tiêm chủng phòng ngừa
Độ tuổi tiêm chủng
Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
Số lần tiêm chủng
Giai đoạn 2
Từ 11 tuổi đến 12 tuổi
11 tuổi
1 lần
MR (sởi – rubella) (*2)
Tên các loại tiêm chủng phòng ngừa
Độ tuổi tiêm chủng
Số lần tiêm chủng
Giai đoạn 1
Từ 12 đến 24 tháng tuổi
1次
Giai đoạn 2
Từ 5 đến 6 tuổi và trong khoảng thời gian 1 năm trước khi nhập học tiểu học
1 lần
(*2) Nếu có yêu cầu cụ thể, có thể tiêm vắc xin đơn ngừa sởi hoặc rubella.
Bệnh thủy đậu
Tên các loại tiêm chủng phòng ngừa
Độ tuổi tiêm chủng
Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
Số lần tiêm chủng
Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng
Lần 1
Từ 12 đến 36 tháng tuổi
Khoảng thời gian từ 12 đến 15 tháng tuổi
2 lần
2 lần với khoảng cách từ 3 tháng trở lên
Lần 2
Từ 12 đến 36 tháng tuổi
1 lần trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng sau lần tiêm chủng thứ 1
2 lần
2 lần với khoảng cách từ 3 tháng trở lên
Viêm não Nhật Bản
Tên các loại tiêm chủng phòng ngừa
Độ tuổi tiêm chủng
Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
Số lần tiêm chủng
Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng
Giai đoạn 1 đợt đầu
Từ 6 đến 90 tháng tuổi, và những người thuộc đối tượng đặc biệt
3 tuổi
2 lần
2 lần với khoảng cách từ 6 ngày trở lên
Giai đoạn 1 bổ sung
Từ 6 đến 90 tháng tuổi, và những người thuộc đối tượng đặc biệt
4 tuổi
1 lần
1 lần với khoảng cách từ 6 tháng trở lên sau 2 lần tiêm chủng của giai đoạn 1 đợt đầu
Giai đoạn 2
Từ 9 tuổi đến 12 tuổi, và những người thuộc đối tượng đặc biệt
9 tuổi
1 lần
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung (*3)
Tên các loại tiêm chủng phòng ngừa
Độ tuổi tiêm chủng
Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
Số lần tiêm chủng
Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng
Cervarix (2-valent)
Trẻ ở độ tuổi tương đương với học sinh tiểu học năm 6 đến trung học phổ thông năm 1 và trẻ đủ điều kiện tiêm chủng bổ sung
Học sinh THCS năm 1
3 lần
Mũi thứ 2 được tiêm 1 tháng sau mũi thứ nhất, và mũi thứ 3 được tiêm 6 tháng sau mũi thứ nhất
Gardasil (4-valent)
Trẻ ở độ tuổi tương đương với học sinh tiểu học năm 6 đến trung học phổ thông năm 1 và trẻ đủ điều kiện tiêm chủng bổ sung
Học sinh THCS năm 1
3 lần
Mũi thứ 2 được tiêm 2 tháng sau mũi thứ nhất, và mũi thứ 3 được tiêm 6 tháng sau mũi thứ nhất
(*3) Mặc dù theo thông báo của chính phủ ngày 14/6/2013, chúng tôi đã không tích cực khuyến khích việc tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung, nhưng sau thông báo chính phủ vào tháng 11 năm 2021, hiện tại chúng tôi đang tích cực khuyến khích việc tiêm vắc xin này trở lại.
[Thông tin liên hệ về tiêm chủng phòng ngừa]
Ban kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm chăm sóc sức khỏe thành phố Osaka ☎ 06-6647-0656
⑥Trợ cấp chi phí y tế cho trẻ em
Đối với chi phí y tế khi điều trị ngoại trú và nhập viện cho trẻ có độ tuổi đến 18 tuổi (tính đến ngày 31/3 đầu tiên sau khi đủ 18 tuổi), nếu thu nhập của người giám hộ dưới mức tiêu chuẩn nhất định (*), thì một phần khoản tiền tự chi trả trong chi phí y tế từ dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng bảo hiểm có thể sẽ được hỗ trợ, vì vậy vui lòng nộp đơn đăng ký tại trung tâm phúc lợi và chăm sóc sức khỏe của quận bạn cư trú.
*Không có quy định về hạn mức thu nhập cho điều trị ngoại trú/nhập viện khi trẻ trong độ tuổi từ 0 ~ 12 tuổi (cho đến khi hoàn thành chương trình tiểu học).
⑦Trợ cấp nhi đồng
Người đang nuôi con có độ tuổi đến hết năm 3 trung học cơ sở (tính đến ngày 31/3 đầu tiên sau khi đủ 15 tuổi) sẽ được nhận trợ cấp nhi đồng, và trợ cấp này sẽ được nhận từ tháng tiếp theo sau khi đăng ký. Mức trợ cấp là 15.000 yên/trẻ đối với trẻ dưới 3 tuổi, 10.000 yên đối với trẻ từ 3 tuổi đến trước khi hoàn thành chương trình tiểu học (15.000 yên đối với trẻ thứ ba trở đi trong gia đình), và 10.000 yên đối với học sinh trung học cơ sở. Người có thu nhập bằng hoặc cao hơn Mức giới hạn thu nhập sau thuế nhưng thấp hơn Mức hạn định cao nhất của thu nhập sau thuế, thì sẽ được trợ cấp khoản tiền cố định là 5.000 yên/trẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Trường hợp có mức thu nhập sau thuế bằng hoặc quá Mức hạn định cao nhất của thu nhập sau thuế, sẽ không nhận được tiền trợ cấp nhi đồng. Vui lòng liên hệ với trung tâm phúc lợi và chăm sóc sức khỏe tại quận nơi bạn cư trú để biết thêm thông tin. Ngoài ra, trường hợp đối với các công chức, vui lòng liên hệ với văn phòng nơi bạn làm việc.
(2)Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được chứng nhận, cơ sở giữ trẻ địa phương
①Trường mẫu giáo, nhà trẻ được chứng nhận (Chứng nhận dịch vụ giáo dục tiêu chuẩn)
Trường mẫu giáo, v.v… thuộc các diện nhà nước, công lập và tư thục, do nhà nước hay chính quyền địa phương, tổ chức trường học, v.v… thành lập.
Đối tượng là trẻ em có thể đến trường mẫu giáo là từ 3 ~ 5 tuổi (từ 4 tuổi trở lên ở một số nhà trẻ). Việc tiếp nhận đăng ký cho năm sau được thực hiện vào tháng 9 và tháng 10 hằng năm. Đơn đăng ký sẽ được cấp và tiếp nhận tại các trường mẫu giáo và nhà trẻ được chứng nhận (Chứng nhận dịch vụ giáo dục tiêu chuẩn). Nếu còn chỗ trống vào khoảng thời gian ngoài đợt tiếp nhận đăng ký, đơn đăng ký vào nhà trẻ sẽ được tiếp nhận vào bất cứ lúc nào tại các trường mẫu giáo, v.v… Vui lòng liên hệ với các trường mẫu giáo và nhà trẻ được chứng nhận để biết thêm thông tin.
②Trường mầm non, nhà trẻ được chứng nhận (Chứng nhận chăm sóc trẻ), cơ sở giữ trẻ địa phương
Nếu tất cả người giám hộ của trẻ không thể chăm sóc trẻ tại nhà do bận việc hay sinh con, ốm đau hoặc phải chăm sóc dài hạn, v.v…, chúng tôi sẽ nhận trông giữ trẻ tại các trường mầm non, v.v…, với đối tượng là các trẻ từ 0 tuổi (theo quy định là từ 6 tháng tuổi trở lên) đến trước khi vào tiểu học. Phí giữ trẻ cho trẻ từ 0 ~ 2 tuổi được xác định dựa trên tổng số tiền thuế cư trú của người giám hộ, v.v… sống cùng hộ gia đình với trẻ. Các thủ tục sử dụng và tư vấn được thực hiện tại các trung tâm phúc lợi và chăm sóc sức khỏe của các quận.
[Thông tin liên hệ về trường mẫu giáo và nhà trẻ được chứng nhận (Chứng nhận dịch vụ giáo dục tiêu chuẩn)]
- Thông tin về trường mẫu giáo
- Thông tin về nhà trẻ được chứng nhận
(3) Tư vấn nuôi dạy trẻ
①Trung tâm bình đẳng giới thành phố Osaka, Trung tâm hỗ trợ hoạt động chăm sóc trẻ em (Trung tâm chăm sóc trẻ em Creo Osaka)
Cung cấp thông tin và tư vấn về những băn khoăn và lo lắng trong việc nuôi dạy trẻ, đồng thời tổ chức các buổi diễn thuyết và diễn giảng với nhiều chủ đề.
6-4-20 Tenjimbashi, Kita-ku
☎ 06-6354-0106 FAX:06-6354-0277
<Giờ mở cửa> Các ngày thường trong tuần 10:00 ~ 21:00
Thứ Bảy, Chủ nhật, và ngày lễ 10:00 ~ 17:00
<Ngày nghỉ> Các ngày cuối năm và đầu năm
[Tư vấn qua điện thoại]
☎ 06-6354-4152
Hằng ngày từ 10:00 ~ 21:00 (các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, và ngày lễ thì đến 17:00)
[Tư vấn trực tiếp] (Đối tượng: Cư dân thành phố Osaka, cần hẹn trước)
②Trung tâm tư vấn trẻ em thành phố Osaka
Tiếp nhận các thông báo và tư vấn liên quan đến vấn đề ngược đãi trẻ em qua số điện thoại miễn phí 24 giờ một ngày.
Để bảo vệ trẻ em khỏi bị ngược đãi, toàn xã hội cần phải nỗ lực.
Nếu bạn phát hiện có trẻ bị ngược đãi, hoặc nếu bạn nghi ngờ “đứa trẻ này có bị ngược đãi hay không?”, hãy gọi đến “Đường dây nóng về vấn đề ngược đãi trẻ em”. (Bạn có thể ẩn danh. Quyền riêng tư của người liên hệ sẽ được bảo vệ.) Nếu bạn nghĩ rằng bản thân “mình có thể đang ngược đãi trẻ”, đừng lo lắng một mình, hãy gọi cho chúng tôi. (Tính bảo mật của cuộc tư vấn sẽ được đảm bảo.)
Đường dây nóng về vấn đề ngược đãi trẻ em ☎ 0120−01−7285 (Hỗ trợ 24 giờ)