Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 2020
Rate this post
Khi kết thúc một năm dương lịch, các doanh nghiệp cần phải tiến hành quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Thời điểm Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp 2020 đã sắp đến với nhiều công việc kế toán phải sắp xếp thực hiện. Trong bài viết này, ACMan sẽ giúp các bạn điểm qua những điểm cần lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế TNDN.
1/ Thời hạn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 2020
Căn cứ: Điểm đ khoản 3 Điều 10 và khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC, cụ thể:
– Điểm đ khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định: “Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính”.
– Khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định: “Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết thủ tục hành chính trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó”.
Theo đó, hạn cuối cùng quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 là ngày 30/3/2021.
2/ Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm 2020
a/ Căn cứ pháp lý
– Điều 5 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất.
– Khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC.
b/ Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
* Các kế toán viên sẽ dựa trên công thức sau để tính Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế) x Thuế suất
* Trong đó mức thu nhập tính thuế được tính theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác
c/ Các lưu ý khi tính tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
Để tính số tiền thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp, cần phải làm những bước sau đây:
– Xác định doanh thu của doanh nghiệp trong năm tài chính 2020
– Xác định được những khoản chi phí trừ và những khoản thu nhập khác của doanh nghiệp.
– Tính mức thu nhập mà doanh nghiệp phải chịu thuế TNDN dựa trên công thức.
– Xác định rõ ràng những mức thu nhập khác của doanh nghiệp được miễn thuế
– Xác định những khoản lỗ đã được chuyển kết của doanh nghiệp trong năm tài chính trước.
– Tính số thuế TNDN mà doanh nghiệp cần phải nộp dựa trên công thức
d/ Doanh thu khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
– Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
– Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
– Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước.
3/ Hồ sơ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp 2020
Theo Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ quyết toán như sau:
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN.
– Báo cáo tài chính năm.
– Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành (nếu có), như:
+ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.
+ Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.
– Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như: Mẫu số 03-3A/TNDN, mẫu số 03-3B/TNDN, mẫu số 03-3C/TNDN,…
Một số trường hợp cần lưu ý:
– Doanh nghiệp thuộc trường hợp nộp thuế thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa dịch vụ khi khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm thì theo mẫu số 04/TNDN. Doanh nghiệp thuộc trường hợp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên thì kê khai theo từng lần phát sinh chứ không kê khai quyết toán theo năm.
– Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh khác với nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách nhiệm nộp cả phần phát sinh tại nơi đóng trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
>>> Xem thêm:
Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2020
Hướng dẫn quyết toán thuế giá trị gia tăng 2020
4/ Nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Lưu ý:
– Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
– Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.
– Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
– Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.
– Trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.
Trên đây là quy định về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán các doanh nghiệp căn cứ vào quy định trên để khai thuế trên phần mềm hỗ trợ kê khai.
Từ những lưu ý cơ bản nhất về cách quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 này, ACMan hi vọng có thể giúp các bạn kế toán trong nghiệp vụ của mình. Bên cạnh đó, các bạn có thể ứng dụng phần mềm kế toán ACMan của chúng tôi để thực hiện quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính tự động. Mọi chi tiết về sản phẩm xin quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Website: acman.vn
Điện thoại: 1900 63 66 85
Hotline: 0966 04 34 34
Email: [email protected]
>>> Xem thêm:
Hướng dẫn quyết toán thuế nhà thầu theo quy định mới nhất 2020
Hướng dẫn quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt 2020
Bình luận