Hướng dẫn làm Bullet Journal siêu đơn giản cho học sinh – Sổ Klong
Bullet Journal cho học sinh là giải pháp học tập bạn nên tham khảo. Làm ngay một cuốn Bujo để trở thành “con nhà người ta”.
Chuẩn bị những gì trước khi làm Bullet Journal?
-
Một cuốn sổ tay
Bạn không cần một cuốn sổ tay quá đắt đỏ đâu, chỉ cần một cuốn sổ mới, chỉn chu để bạn có hứng thú ghi chép. Cũng đừng nên mua loại quá nhỏ sẽ không thể ghi chép hết nội dung hay qua to sẽ khó mang theo. Kích cỡ cuốn sổ A5 sẽ hợp lý khi làm Bullet Journal.
Đọc Top các cuốn sổ làm Bullet Journal đỉnh nhất hiện nay để chọn sổ làm Bujo
-
Bút viết
Bất kể loại bút gì bạn thích như bút máy, bút bi, bút lông… Nên sử dụng đa dạng các loại bút để trang trí cho cuốn sổ của mình thêm cuốn hút hơn.
-
Tinh thần vững vàng
Làm việc gì cũng cần chuẩn bị tinh thần thật tốt, nhất là việc lên kế hoạch. Nhiều khi chúng ta định làm điều gì đấy hay bắt đầu thói quen mới nhưng chỉ vì “bệnh lười” mà trì hoãn chúng. Vậy nên hãy củng cố lại tinh thần, chuẩn bị sẵn tâm lý nghiêm túc hơn nhé.
Làm Bullet Journal cho học sinh
-
Future Log
Hãy làm ngay một tờ lịch ghi rõ kế hoạch tương lai của bạn, những sự kiện xảy ra trong tháng. Làm như vậy giúp bạn hệ thống được lịch trình học tập của mình dễ hơn.
-
Thông tin cá nhân
Với những người “cá vàng” hay quên đồ thì nên để lại thông tin cá nhân trong sổ, biết đâu có ai nhặt được họ sẽ nhìn thấy và trả lại. Hay có những bạn có tài khoản nộp bài tập trên trường khó nhớ cũng nên ghi lại đề phòng những lúc cần đến.
-
Key
Chắc đây là mục các bạn thích thú nhất khi làm Bujo rồi. Tự quy định những biểu tượng, màu sắc riêng cho mình. Ví dụ như kiểm tra miệng với 15 phút là màu xanh, còn lại màu đỏ sẽ là kiểm tra 45 phút và học kỳ.
Bắt đầu từ cấp 2 thì mục contact này là vô cùng cần thiết. Vì đi học sẽ có nhiều giáo viên dạy bộ môn khác nhau nên lưu giữ lại thông tin liên hệ để nhỡ cần hỏi bài hay nộp bài thì luôn có cách liên lạc.
Khi thầy cô giới thiệu vào đầu năm học thường sẽ cung cấp số điện thoại hay cả email, các bạn lưu ý ghi lại nhé.
-
Thời khóa biểu
Để việc học tập luôn trôi chảy chắc chắn phải cần đến thời khóa biểu rồi. Hầu hết các trường thường thay đổi lịch học theo từng kỳ, từng năm học. Ghi lại những môn học trong ngày, ngày nào mặc gì, hay mấy giờ đi học thêm.
Với những bạn học cả hai buổi sáng chiều nên viết lại chi tiết tránh bỏ lỡ môn học hay quên mang sách vở. Tô điểm thêm màu sắc cho thời khóa biểu thêm phần rõ ràng hơn.
-
Bảng điểm
Thường các trường sẽ phát lại bảng điểm sau mỗi kỳ học cho từng bạn học sinh. Nhưng chúng ta nên tự ghi lại điểm số của mình vừa là theo dõi kết quả học tập, vừa có thể đối chiếu chính sửa khi chẳng may điểm bị sai.
-
Quản lý chi tiêu
Nhiều bạn sẽ thắc mắc chi tiêu thì liên quan gì đến học tập nhỉ? Chính việc quản lý chi tiêu khi còn là học sinh thật sự cần thiết, rèn cho bạn tính tiết kiệm.
Hãy ghi lại số tiền mình được tiêu, những gì mình đã tiêu, tiêu bao nhiêu, vào ngày nào… Ngoài lúc đi học chúng ta cũng thường đi ăn vặt, mua đồ dùng học tập, mua quà tặng… nên đôi khi không tránh khỏi việc tiêu lãng phí.
-
Lên kế hoạch trong tuần
Ghi những ngày phải đi học, ngày trực nhật, ngày đi học môn nào, … vì mỗi tuần biết đâu lại có những thay đổi khác nhau mà chúng mình không thể nhớ hết.
-
Những việc cần làm trong ngày
Để chi tiết hơn nữa thì bạn nên lên kế hoạch theo ngày. Liệt kê tất cả việc cần làm, theo dõi tiến trình hoàn thành công việc học của bạn đến đâu.
-
Ghi chép nội dung bài học sáng tạo
Sự thịnh hành của Bullet Journal ngày một lớn đồng thời kích thích sự sáng tạo của người làm Bujo. Nhiều bạn học sinh sử dụng Bullet Journal để ghi chép những bài học vô cùng độc đáo và đẹp mắt. Càng học lên cao càng nhiều kiến thức khó và dài dòng để ghi nhớ. Vậy nên hãy sắm cho mình một quyển Bujo để việc học tập được hiệu quả hơn.
Nguồn Ảnh: Sưu tầm
Chọn sổ Klong vừa đẹp vừa chất không phải lo nghĩ trên soklong.com hoặc Shopee: so_klong