Hướng dẫn làm bài văn kể về lễ hội mà em biết

Đối với đề bài kể về lễ hội, các em học sinh cần giới thiệu cho những người khác nét độc đáo, đặc sắc trong ngày lễ hội quê hương hoặc lễ hội mà em biết. Đó có thể là những cảm nhận hoặc ý nghĩa mà ngày lễ hội đó mang đến cho bản thân em. Các em có thể lựa chọn các bài văn kể về lễ hội lớp 3 ngắn hay nhất mà worldresearchjournals.com đã dày công tìm kiếm và sưu tầm, từ đó hoàn thành phần bài tập làm văn tả về lễ hội của mình tốt nhất.

kể về lễ hội

Lễ hội là gì?

Tại Việt Nam, lễ hội được hiểu là một sự kiện văn hoá được tổ chức mang tính cộng đồng. Có thể phân lễ hội thành 2 loại: lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại. Hầu hết các lễ hội tại Việt Nam đều là lễ hội truyền thống, vì các lễ hội này thường liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo và diễn ra có tính chu kỳ vào những thời điểm cố định để kỷ niệm về một sự kiện lịch sử, chính trị,…

Dàn ý bài văn kể về lễ hội

Mở bài: Kể về lễ hội ở quê em hoặc kể về lễ hội mà em biết

Thân bài:

  • Tên của lễ hội đó là gì? Ví dụ: Hội Lim, hội đua thuyền, hội Đền Hùng,…

  • Thời gian tổ chức lễ hội đó? Ví dụ: Đầu tháng Giêng, rằm tháng ba,…

  • Địa điểm diễn ra lễ hội

  • Các hoạt động chính trong lễ hội

  • Không khí của lễ hội mang đến cho mọi người khi tham gia

Kết bài: Cảm nhận của em về lễ hội

4 bài văn kể về ngày lễ hội mà em biết hay nhất

Bài văn về lễ hội đua thuyền

Ở Việt Nam, lễ hội đua thuyền đã không còn quá xa lạ với mọi người. Các lễ hội đua thuyền cũng được tổ chức ở nhiều nơi trên cả nước, tuy nhiên lễ hội đua thuyền lớn nhất mà em biết là lễ hội đua thuyền được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hàng năm trên sông Hàn – Đà Nẵng. Sau đây, em sẽ kể về một lễ hội mà em biết, đó là lễ hội đua thuyền trên sông Hàn cho cô và các bạn nghe.

Em nghe ba nói, hội đua thuyền Đà Nẵng được người dân tổ chức với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no. Ngày diễn ra lễ hội, sáng sớm tinh mơ, trưởng lão của các đội thuyền sẽ làm lễ thắp hương. Có rất nhiều đội thuyền trên cả nước về đây tham gia hội đua. Sau tiếng còi báo hiệu bắt đầu, những chiếc thuyền dài được trang hoàng lộng lẫy rẽ nước phóng nhanh như bay. Tiếng reo hò cổ vũ, tiếng trống, tiếng nhịp chèo, tiếng trò chuyện, bàn tán xôn xao đội nào sẽ chiến thắng,… đã làm cho không khí của lễ hội trở nên rất vui tươi, náo nhiệt. Cuối cùng của trận đấu, dù là đội nào thắng đi chăng nữa, dân làng và các tay đua đều trao nhau những cái ôm thắm thiết.

Lễ hội đua thuyền ban đầu là lễ hội tự phát do người dân trong làng tự tổ chức, nhưng từ lâu lễ hội này đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của người dân Đà Nẵng.

bài văn tả về lễ hội

Bài văn kể về lễ hội Đền Hùng

Tại quê hương nơi em sinh ra và lớn lên có một lễ hội lớn nhất cả nước Việt Nam, đó chính là lễ hội Đền Hùng hay còn được gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương. Hội được diễn ra tại chính khuôn viên di tích lịch sử Đền Hùng thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì. Dân gian có câu ca giao sau để nhắc nhở con cháu luôn phải khắc ghi ngày tưởng nhớ các Vua Hùng, những người đã có công dựng nước:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba”

Lễ hội được tổ chức từ ngày mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Trong đó, phần lễ chính sẽ được tổ chức vào đúng ngày mùng 10 tháng 3, và được cử hành rất long trọng, trang nghiêm, đặc biệt là phần dâng hương, dâng lễ vật như bánh chưng, bánh dày, … từ các địa phương. Sau phần lễ là phần rước, bao gồm rước thần, rước voi, rước kiệu. Bất cứ ai đến với lễ hội Đền Hùng đều cảm thấy rất ấn tượng với nghi lễ và trang phục áo dài khăn gấm, kiệu sơn son thếp vàng được các làng xung quanh đầu tư trang trí.

Bên cạnh phần lễ là phần hội, hội ở đây được tổ chức rất lớn với rất nhiều trò chơi dân gian đặc trưng của địa phương em như ném còn, chơi đu, đấu vật, chọi gà,… Khi làm bài tập làm văn lớp 3 kể về lễ hội quê em thì phần mà em cảm thấy thích nhất ở hội Đền Hùng là phần hát Xoan tại đền Hạ. Những câu hát mộc mạc, bình dị đậm chất dân tộc được thưởng thức trong không khí thoáng mát thì còn gì tuyệt bằng.

Lễ hội Đền Hùng thật sự rất hấp dẫn và có ý nghĩa với tất cả người dân Việt Nam. Đó không chỉ là tín ngưỡng thờ cúng mà còn là nét đẹp truyền thống hướng về cội nguồn. Em rất tự hào vì mình là người con được sinh ra trên mảnh đất tổ thiêng liêng của các vị Vua Hùng.

bài văn tả về lễ hội lớp 3

Bài văn lễ hội chùa Hương

Trong bài văn tả về lễ hội lớp 3 này, em muốn kể với các bạn và cô giáo về lễ hội chùa Hương và kỷ niệm lần đầu được đi đến một nơi trang nghiêm – chùa Hương cùng với bà nội.

Mỗi năm vào ngày rằm tháng Giêng, bà em thường hay đi hội chùa Hương, nhưng lần này em nhất quyết xin bà theo. Nhà em cách chùa Hương tầm 30 phút đi xe. Từ xa nhìn lại, chùa Hương như một công trình vĩ đại được kết hợp giữa kiến trúc nhân tạo đền đại và tự nhiên của hang động. Em nhìn dòng người đông đúc từ khắp mọi nơi về đây mà choáng ngợp. Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội chùa Hương gồm có phần lễ và phần hội. Phần lễ được thực hiện khá đơn giản bởi từng người đi hội sẽ thực hiện nghi thức dâng hương với lòng thành kính. Phần hội thì vui hơn nhiều, mọi người chèo thuyền vãn cảnh chùa, cảnh động. Em và bà cũng có tham gia phần hội xem quẻ bói và đi dạo quanh khuôn viên rộng lớn của chùa.

Có lẽ em vẫn chưa hiểu hết  được ý nghĩa đặc biệt của lễ hội chùa Hương, tuy nhiên em vẫn cảm nhận được sự long trọng của lễ hội này. Hy vọng trong tương lai, hội chùa Hương vẫn mãi là một nét văn hóa tôn giáo quan trọng của người Việt Nam. Và những kỷ niệm về lần đầu được đi tham quan lễ chùa Hương với bà sẽ mãi khắc ghi trong tâm trí em.

kể về lễ hội mà em biết

Bài văn về lễ hội Lim

Năm vừa rồi, em được ba mẹ cho về quê ngoại tại tỉnh Bắc Ninh để chơi. Thật may mắn, khi ấy đúng vào dịp tổ chức lễ hội Lim – một trong những lễ hội lớn và nổi tiếng của Việt Nam. Hội được diễn ra hàng năm vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch. 

Lễ hội được diễn ra với 2 phần: phần lễ và phần hội. Với phần lễ, người dân sẽ tổ chức các nghi thức truyền thống như cúng tế. Trong khi phần hội sẽ có nhiều hoạt động vui chơi, nghệ thuật khác nhau. Đặc biệt nhất trong lễ hội Lim làm em rất mong chờ là tiết mục hát quan họ do các liền anh, liền chị trình diễn trên thuyền rồng. Những nét truyền thống văn hoá dân tộc được gửi gắm qua làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh trao duyên mượt mà, trong trẻo. Ngoài ra, lễ hội Lim còn nhiều trò chơi dân gian khác như chọi gà, đánh đu, đấu vật,.. vô cùng hấp dẫn. Đến với lễ hội, gia đình em đã thuê những trang phục của liền anh, liền chị để chụp hình lưu niệm. Em rất yêu thích hội Lim và đặc biệt là những kỷ niệm cùng với gia đình được chơi những trò chơi dân gian.

kể về lễ hội ở quê em

Hàng năm trên đất nước ta diễn ra rất nhiều lễ hội khác nhau. Mỗi vùng miền có những truyền thống khác nhau, trong đó lễ hội cũng là một giá trị tinh thần được người dân chú trọng. Hy vọng với 4 bài văn mẫu kể về những ngày hội lớn sẽ giúp các em học sinh có được nhiều ý để hoàn thành bài văn kể về lễ hội.