Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chăm sóc cây Vải Thiều

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chăm sóc cây Vải Thiều

Chăm sóc vải thiều ra hoa, đậu quả

Để có thể tiếp tục giành được một vụ vải thiều năng suất cao, chất lượng tốt trong điều kiện thời tiết bất lợi, bà con nên thực hiện theo một số biện pháp dưới đây:

Còn hơn một tháng nữa vải thiều bắt đầu ra hoa, thời gian hoa nở rộ vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 dương lịch.

Theo dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn trung ương, thời tiết vụ xuân năm nay sẽ ít mưa, nắng nhiều và khả năng khô hạn sẽ diễn ra trên diện rộng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, trong đó có việc phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu quả của cây vải thiều.

Để có thể tiếp tục giành được một vụ vải thiều năng suất cao, chất lượng tốt cho hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện thời tiết bất lợi theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn bà con trồng vải thiều ở các địa phương cần làm tốt một số biện pháp kỹ thuật sau đây:

  1. Chăm sóc sau khi thu hoạch trái

– Tập trung tỉa cành, tạo hình cho cây bằng cách dùng kéo cắt cành cắt bỏ hết các cành nhỏ, cành tăm, cành bị sâu bệnh, các cành mọc chen trong tán; đặc biệt là các chồi vượt vừa mọc ra trong mùa đông ấm nóng vừa qua (còn gọi là lộc đông) nhằm làm cho tán cây thông thoáng hạn chế được sâu bệnh phát sinh, phát triển; giúp cây ức chế và kích thích phân hóa mầm hoa tốt; tăng cường dinh dưỡng cho cây khỏe hơn sẽ hạn chế được tình trạng rụng hoa, rụng quả non sau này.Việc cắt tỉa cành giúp cây phát triển tốt hơn, tạo tiền đề cho việc chăm sóc, kìm hãm các loại sâu bệnh hại, tạo thông tháng cho vườn vải.

 Rửa vườn:

– Sau khi cắt tỉa cành để phòng trừ và điều trị nhanh các loại nấm, khuẩn, rong rêu, sâu bệnh, rửa vết thương… gây ra trên cây. Bà con có thể dùng NANO ĐỒNG TÍM T.A.N 500ml pha với 400 lit nước phun đều phun đẫm hai mặt lá.

 Tưới nước

– Ngừng hẳn tưới nước, giữ cho vườn cây ở mức khô hạn cục bộ từ 10-15 ngày mới tưới đẫm nước liên tục 2-3 ngày rồi dứt hẳn để kích thích cho hoa nở đồng loạt, tập trung. Dùng rơm rạ, cỏ khô tủ gốc giữ ẩm thường xuyên cho vườn cây trong thời gian cây ra hoa và đậu quả. Nếu để vườn khô, cây thiếu nước, hoa sẽ rụng nhiều. Ngược lại tưới quá nhiều, độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao làm cho các mô non ở cuống và hoa trương lên đột ngột cũng rụng nhiều.

– Pha 500ml TAN.co79 + 500ml Super Bo sữa +ĐẠM CÁ OMEGA GROW 60 T.A.N  cho 400 lít phun đều lên tán, chùm nụ trước khi hoa nở và sau một tuần phun lại lần 2 sau khi hoa nở hết, quả đã đậu ổn định bằng hạt đỗ xanh.. Trong thời gian cây đang nở hoa, không được phun các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc kích thích sinh trưởng khác để tránh làm rụng hoa.

 Bón phân cho gốc

Sau một năm mang quả, vải thiều đã tích trữ trong quả, hạt một lượng dinh dưỡng rất lớn. Do vậy, việc thu hoạch quả cũng đồng nghĩa với việc lấy đi một lượng lớn chất hữu cơ và dinh dưỡng trong cây, làm cây bị suy kiệt. Cho nên, cần phải cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây cà phê, để cây phục hồi tốt, chuẩn bị cho lần ra hoa vụ sau. Dùng can 5l Gel humat + 2 kg HUMIC 90 T.A.N pha 1500 lít nước đổ gốc (250 gốc mỗi gốc 5-6 lít lưu ý tưới nước ẩm gốc trước khi tưới phân bón).

Loại đất/Phân bón

Phân hoai mục

Lân

kg

Kali

kg

Vôi bột

kg

Trichoderma

Humic 90

Đất tốt

20 – 25 kg

0,25 – 0,3

0,2 – 0,25

0,5 kg

1kg

Đất xấu

25 – 30 kg

0,3 – 0,5

0,25 – 0,3

1 kg

2kg

 

  1. Chăm sóc khi hoa rụng cánh và có trái non

Giai đoạn này rất quan trọng để cây đậu trái, tuy nhiên thời tiết và các yếu tố sinh lí bên trong làm rụng hoa và trái non. Để giúp vải thiều tăng khả năng đậu trái, bà con dùng 500ml SUPER BO SỮA với 400 lít nước phun ướt đẫm hai mặt lá. Sau đó duy trì hoa và trái cũng như chống lại sâu bệnh gây thối trái, giúp vải siêu đậu trái bà con dùng CANXI BO 500ml + AV AMINO 500ml pha với 400 lít nước phun ướt đãm hai mặt lá.

Bón phân

Trong quá trình cây ra hoa , đậu trái, vải thiều cần bổ sung môt lượng lớn dinh dưỡng. Vậy nên bà con cần chăm bón cho cây như sau:

Sử dụng HUMIC 90 USA 1kg dải dưới gốc ( 1kg dùng cho 50 gốc). Nếu đất chai sạm có thể dùng thêm TRICHODERMA (1kg bón cho 50 gốc)

 

Phân hữu cơ

Đạm

Lân

Kali

Vôi bột

Trichoderma

Humic 90

Năm thứ 1

30 kg

300 gam

500 gam

110 gam

1 kg

1kg

Năm thứ 2

30 kg

500 gam

800 gam

330 gam

1 kg

1kg

 

Năm thứ 3

50 kg

860 gam

1,2 kg

460 gam

1 kg

1.6 kg

 

Thời gian bón phân vào các đợt: được chia làm 4 đợt 

– Đợt tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali + HUMIC 90 USA

– Đợt tháng 5: 30% đạm + 30% kali + HUMIC 90 USA

– Đợt tháng 8: 30% đạm + 30% kali + HUMIC 90 USA

–  Đợt tháng 11: 100% lân  + 100% vôi + HUMIC 90 USA

Chú ý: Bón phân kết hợp làm sạch cỏ

  1. Giai đoạn nuôi trái non

Để đạt được một mùa vụ với năng suất cao, vườn vải cần chăm sóc những trái non chắc khỏe ngay từ khi hình thành, hiểu được nhu cầu này THIÊN AN NÔNG mang đến sản phẩm CANXI BO 500ml.

Liều dùng như sau: CANXI BO 500ml + AV AMINO 500ml hòa với 400 lít nước và phun đẫm hai mặt lá để giúp chống rụng trái non và lớn trái.

Năng suất vụ trước

Phân hữu cơ (kg/cây)

Đạm (g/cây)

Lân (g/cây)

Kali 

(g/cây)

Trichoderma

Humic 90  (kg/cây)

20 kg/năm

30

650

830

410

1

40 kg/năm

40

1.100

1.400

680

1.3

60 kg/năm

50

1.300

1.700

820

1.6

100 kg/năm

60

1.750

2.250

1.090

2

120 kg/năm

70

2.200

2.800

1.360

2.3

 

Thời vụ bón phân cho cây: Toàn bộ lượng phân sẽ được chia làm 3 lần trong năm.

Lần 1: Bón thúc hoa vào tháng 2: 40% đạm + 30%  kali + HUMIC 90 USA/ TRICHODERMA (1kg)

Lần 2: Bón thúc quả vào tháng 4 – 5: 20%  đạm + 30% kali + HUMIC 90 USA/ TRICHODERMA (1kg)

Lần 3: Bón sau thu hoạch vào tháng 11 – 12: 100% phân hữu cơ  + 100% phân lân + 40%  đạm , 40%  kali + HUMIC 90 USA/ TRICHODERMA (1kg).

  1. Giai đoạn nuôi trái lớn, trái ngọt và nặng ký

Giai đoạn này, trái có thể gặp một số hiện tượng như nứt trái, khô trái, rụng trái khi đang lớn. Bà con hãy dùng KALI SỮA 500ml + AV AMINO GOLD T.A.N 500ml pha với 400 lít nước phun ướt đẫm hai mặt lá.

  1. Phòng trừ sâu bệnh:

Tập trung phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại sau đây:

– Nhện lông nhung gây hại khi cây ra lộc non. Thu gom những lá bị nhện đem đốt để tránh lây lan. Dùng các hoạt chất Abamectin 5.5 hoặc Emamectin benzoate 12.5 phun ngay sau khi lộc non mới nhú.

– Rệp xuất hiện từ khi giò hoa vươn dài đến khi quả non ổn định, mật độ rệp có thể lên rất cao (hàng 100 con/1 chùm hoa) gây cháy đọt, thui hoa, quả. Bà con dùng  QUICK REMOVAL 450ml hòa với 400 lít nước để phun trừ kịp thời các loại sâu hại như: bọ xít xanh, bọ xít vai nhọn, câu cấu, rệp hại hoa, sâu đục cuống quả v.v… Với sâu đục quả, thường xuyên kiểm tra các lứa sâu để phun làm 3 đợt chính: cuối tháng 4, cuối tháng 5 và giữa tháng 6 mới hiệu quả.

– Trong thời gian ra hoa nếu gặp mưa phùn, thiếu ánh sáng, cây vải thường bị các bệnh thối hoa như mốc sương, sương mai, thán thư tấn công gây hại. Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như: PRO 339 chai 250ml pha cho 200-250lit nước  phun đều phun đẫm 2 mặt lá để phun phòng làm 2 lần: lần 1 khi cây mới ra giò, lần 2 khi các giò hoa đã nở được 5-7 ngày cho kết quả rất tốt.

Bệnh sém mép lá, bệnh thán thư

– Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm gây ra làm cho các mô lá bị tổn thương tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá. Bệnh phát sinh vào tháng mùa mưa 7, 8, 9, gây hại nặng vào tháng 2, 3, 4.

– Phòng trừ: Sử dụng HEXA 99 1 lít pha với 400 lít nước phun ướt cây.

 

Trên đây là quy trình kỹ thuật hướng dẫn chăm sóc phục hồi cây vải thiều cùng với bộ sản phẩm của công ty Thiên An Nông.

Kính chúc quý bà con được mùa bội thu!