Hướng dẫn khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương – YouMed
YOUMED – Ứng dụng đặt khám bác sĩ, phòng khám, bệnh viện. Giúp người dùng đi khám thuận tiện và giảm thời gian chờ đợi.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã và đang là một trong những bệnh viện đầu ngành về phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh trên phạm vi cả nước. Bệnh viện tiếp nhận hơn hàng ngàn lượt khám chữa bệnh mỗi ngày. Vì vậy để giúp bạn tiết kiệm thời gian chờ đợi, YouMed xin gửi đến bạn một số thông tin đáng chú ý khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Tổng quát về Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Thành lập từ năm 1955, Bệnh viện Phụ – Sản Trung ương hiện là cơ sở đầu ngành về chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh. Bên cạnh đó, đây còn là nơi đảm nhiệm đào tạo đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, bệnh viện còn nhận trọng trách chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản, sơ sinh trong phạm vi cả nước.
Hướng đến mục tiêu:”Bảo vệ tốt sức khoẻ phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp phần vào việc giải phóng phụ nữ, phát triển sản xuất, bảo vệ thế hệ tương lai của Tổ quốc”, chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện luôn được nâng cao không ngừng.
Những đóng góp không ngừng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người dân của Bệnh viện đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như:
- Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2008.
- Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2002 và 1985.
- Anh hùng Lao động năm 2010,…
- Công đoàn vững mạnh xuất sắc.
- Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
- Cơ sở Đoàn vững mạnh, xuất sắc.
Ngoài ra, các cá nhân xuất sắc của Bệnh viện cũng được Nhà nước và các tổ chức trao tặng nhiều giải thưởng cao quý. Các cán bộ làm việc tại bệnh viện luôn tận tuỵ, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ người dân., tiếp tục xây dựng Bệnh viện Phụ – Sản Trung ương trở thành địa chỉ khám chữa bệnh hàng đầu Việt Nam và khu vực.
Xem thêm:
Gỡ rối thai kỳ: 10 câu hỏi quan trọng các mẹ nên hỏi khi đi khám thai
Khám thai như thế nào để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh?
Cơ sở vật chất và các chuyên khoa của Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bệnh viện Phụ – Sản Trung ương với quy mô 1000 giường bệnh nội trú, được trang bị đầy đủ các hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá; huyết học; miễn dịch,… Ttrong đó có nhiều hệ thống xét nghiệm mới được các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới đưa vào sử dụng. Điều này đã giúp thầy thuốc của bệnh viện chẩn đoán, xử trí chính xác các trường hợp bệnh như:
- Autodelfia (Hệ thống xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh);
- Tendem Mass (Hệ thống sàng lọc các bệnh rối loạn chuyển hoá);
- Sequensing (Hệ thống xét nghiệm QF-PCR),…
Ngoài ra, Bệnh viện có đội ngũ giáo sư, bác sĩ có tay nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với nghề nghiệp và được đào tạo chuyên sâu ở các nước có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển (Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc …).
Hiện nay, bệnh viện đang xây dựng các chuyên khoa chuyên sâu khác nhau phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của mọi người.
Mục Lục
14 khoa lâm sàng
- Hồi sức cấp cứu;
- Phẫu thuật – gây mê;
- Khoa Phụ ngoại;
- Phụ nội tiết;
- Phụ ung thư;
- Sản bệnh lý;
- Sản nhiễm khuẩn;
- Khoa Sản thường;
- Khoa Đẻ;
- Điều trị theo yêu cầu;
- Đơn vị Chăm sóc sức khỏe tại nhà.
09 khoa cận lâm sàng
- Chẩn đoán hình ảnh;
- Dinh dưỡng;
- Dược;
- Giải phẫu bệnh lý;
- Huyết học;
- Kiểm soát nhiễm khuẩn;
- Sinh hóa;
- Tế bào di truyền;
- Vi sinh.
07 trung tâm
- Chăm sóc và điều trị sơ sinh;
- Chẩn đoán trước sinh;
- Hỗ trợ sinh sản Quốc gia;
- Sàn chậu;
- Tế bào gốc máu cuống rốn;
- Tư vấn SKSS & Kế hoạch hóa gia đình.
Địa chỉ và thời gian khám bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
SĐT: (024) 38252161.
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 – Thứ 6: 6h30 – 16h30.
- Thứ 7 & Chủ nhật: Cả ngày (Chỉ khám dịch vụ).
Các loại xét nghiệm cần biết khi đến khám vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Sau đây là một số xét nghiệm cần thiết khi đi khám vô sinh tại Bệnh viện Phụ – Sản Trung ương:
- Khám phụ khoa.
- Làm siêu âm tiểu khung và các xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điển hình như: HIV, lao, giang mai, viêm gan B, Clamydia,…
- Xét nghiệm tinh dịch đồ.
- Chụp hình tử cung – vòi trứng: sau khi đã sạch kinh, tránh quan hệ tình dục và không bị viêm nhiễm đường sinh dục.
- Xét nghiệm nội tiết vào ngày thứ 2 hoặc 3 của vòng kinh trong trường hợp kinh nguyệt không đều hoặc người bệnh từ 40 tuổi trở lên.
- Khi đã có các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân vô sinh và cho hướng điều trị tiếp theo.
Hướng dẫn khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
1. Đối với bệnh nhân có Bảo hiểm y tế
- Đến Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G) lấy số khám và mua sổ y bạ.
- Sau đó, đến các bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT và lấy phiếu khám.
- Đến phòng khám BHYT – phòng 6 nhà để được khám bệnh.
- Nếu nhân được chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì quay lại bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT.
- Đối với siêu âm: đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến phòng siêu âm được ghi trên phiếu.
- Đối với xét nghiệm: lấy máu và bệnh phẩm tại Đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A). Sau đó đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Riêng với kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh được khám thai.
- Sau khi đã có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sĩ đọc kết quả và kê đơn thuốc. Bệnh nhân có thể được hẹn khám lại hoặc được chuyển đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn tiếp theo. Nếu bệnh nhân có chỉ định nhập viện thì đến lại bàn kính số 21 và 22 để được hướng dẫn thủ tục nhập viện.
- Nếu người bệnh có đơn thuốc Bảo hiểm y tế thì đến đóng tiền ở bàn kính số 3 và 4. Sau đó quay lại bàn kính số 21, 22 để được hướng dẫn tiếp và lấy lại thẻ Bảo hiểm y tế. Bệnh nhân lấy thuốc Bảo hiểm y tế tại khoa Dược – Tầng 2 nhà G.
2. Đối với người không có Bảo hiểm y tế
- Mua sổ y bạ và lấy số khám tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G).
- Đợi được gọi đến các bàn kính để lấy phiếu khám và mua hoá đơn khám bệnh.
- Đi đến phòng khám được ghi trên phiếu khám để khám bệnh.
- Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì quay lại Bàn hướng dẫn để lấy số và đợi mua hoá đơn.
- Trường hợp siêu âm: đến lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H. Sau đó siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.
- Trường hợp xét nghiệm: đến Đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A) lấy máu và bệnh phẩm. Sau đó đợi kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Riêng kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh được khám thai.
- Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sĩ đọc kết quả và kê đơn thuốc,. Người bệnh có thể được hẹn tái khám hoặc được chuyển đến các buổi khám chuyên khoa, hội chẩn tiếp theo. Bệnh nhân nào có chỉ định nhập viện thì theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Quy trình khám thai
Đối với thai 3 tháng đầu:
- Khi chậm kinh từ 7 đến 10 ngày bạn nên đi khám và siêu âm thai. Mục đích là để đánh giá tình trạng sức khoẻ ban đầu của mẹ, xác định thai trong tử cung đồng thời được bác sĩ kê đơn thuốc vitamin.
- Lúc thai 12-14 tuần, khám thai, siêu âm hình thái thai và làm xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh.
- Được bác sĩ đưa ra dự kiến ngày sinh.
Với thai 3 tháng giữa:
- Khi thai 22 tuần, khám thai và siêu âm hình thái thai.
- Được tiêm phòng uốn ván.
- Làm các xét nghiệm cơ bản.
- Đến khi thai 24 – 28 tuần, làm nghiệm pháp tăng đường huyết nếu có chỉ định.
- Làm hồ sơ quản lý thai.
Thai 3 tháng cuối:
- Đi khám định kỳ theo hẹn của bsỹ.
- Lúc thai 32 tuần, khám thai và siêu âm hình thái thai.
- Làm xét nghiệm nước tiểu đều đặn mỗi lần đến khám.
- Nghe tư vấn giảm đau trong đẻ.
- Trường hợp thai quá ngày dự kiến sinh: theo dõi siêu âm thai và Monitor sản khoa mỗi 48 giờ.
Bài viết trên đã đưa ra một số điều cần lưu ý khi đi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương. YouMed hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp việc khám chữa bệnh của bạn tại đây dề dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Xem thêm: Khám Sản phụ khoa ở đâu tại TPHCM?