Hướng dẫn đăngký nhãn hiệu cho hộ kinh doanh theo pháp luật 2021

Đăng ký nhãn hiệu cho Hộ kinh doanh tại Việt Nam Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Vậy hộ kinh doanh có quyền đăng ký nhãn hiệu như doanh nghiệp không? Nếu có, thủ tục đăng ký nhãn hiệu dành cho hộ kinh doanh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi trên.

1. Quyền đăng ký nhãn hiệu của hộ kinh doanh

Những đối tượng được quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc cung cấp.

  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

    Hộ kinh doanh thuộc vào nhóm “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp”.

2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho hộ kinh doanh

a. Tra cứu sơ bộ

Tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp người nộp đơn đăng giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu của mình. Từ đó, đưa ra quyết định có nên sửa đổi nhãn hiệu để tăng khả năng đăng ký hay không.

Quý khách chỉ cần cung cấp cho ASLAW mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm/dịch vụ Quý khách muốn đăng ký, ASLAW sẽ tiến hành hỗ trợ Quý khách tra cứu sơ bộ và đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu của Quý khách hoàn toàn miễn phí.

b. Hồ sơ

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-CP

  • 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo

  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận cần bổ sung các tài liệu sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

  • Bản đồ địa lý ( nếu đăng ký nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc của sản phẩm)
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Giấy ủy quyền (Nếu nộp đơn thông qua đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp)

  • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

  • Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

3. Phí đăng ký nhãn hiệu cho hộ kinh doanh

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu cho hộ doanh nghiệp cũng giống như đăng ký với cá nhân hoặc tổ chức. Phí sẽ phụ thuộc vào số nhóm sản phẩm/dịch vụ mà bạn đăng ký. Cụ thể như sau:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

4. Hình thức nộp đơn

a) Nộp trực tiếp và nộp qua bưu điện:

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại các địa chỉ sau đây:

+ Tại Hà Nội: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

+ Hồ Chí Minh: Tầng 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

+ Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

b) Nộp đơn online

  • Người nộp cần có chứng thư số và chữ ký số và đăng ký tài khoản trên hệ thống của cục SHTT.
  • Người nộp đơn cần khai báo và gửi đơn lên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục SHTT. Sau khi khai báo và gửi đơn, sẽ nhận được Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn, người nộp cần đến Cục SHTT để xuất trình phiếu nộp đơn trực tuyến; nộp lệ phí, và các tài liệu đính kèm theo quy định.

    Trong trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho gười nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.