Hướng dẫn chăm sóc cây nhãn sau thu hoạch đúng kỹ thuật

Hướng dẫn chăm sóc cây nhãn sau thu hoạch đúng kỹ thuật

Thời điểm sau thu hoạch là giai đoạn cây nhãn suy yếu nhất sau một thời gian dài nuôi trái, chống chịu sâu bệnh hại. Vì vậy, người trồng cần nắm rõ các kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành, tạo tán, bón phân giúp cây nhanh phục hồi và phát triển.

Chăm sóc cây nhãn sau thu hoạch là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của vụ mùa sau và tránh tình trạng “năm ăn quả năm trả cành”. Chăm sóc cây nhãn sau thu hoạch bà con cần chú ý những vấn đề quan trọng nhất, gồm có cách tỉa cành, tạo tán, cách bón phân – tưới nước và cách phòng trị sâu bệnh cho cây hiệu quả.

1. Chăm sóc cây nhãn sau thu – Tỉa cành, tạo tán

Sau khi thu hoạch thì việc đầu tiên cần phải làm là tỉa cành, tạo tán. Đây là bước quan trọng quyết định tới năng suất cây nhãn vào vụ kế tiếp. Chính vì vậy, bà con cần làm đúng thời điểm, và làm đồng loạt, muộn nhất là sau khi thu hoạch 10 ngày.

Việc tỉa cành, dọn tán giúp cho vườn cây thông thoáng, tán được kiểm soát độ cao vừa phải, giúp cây phân hóa mầm nhanh, đồng thời có tác dụng làm giảm sự gây hại của sâu bệnh cho cây nhãn.

Tỉa cành chăm sóc cây nhãn sau thuTỉa cành chăm sóc cây nhãn sau thuTỉa cành chăm sóc cây nhãn sau thu

Tiến hành cắt tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành khô, cành ốm yếu, cành vượt che khuất ánh sáng và những cành mọc “là xà” mặt đất (để tránh bệnh nứt thân xì mủ). 

Sau khi tỉa cành, bà con sử dụng Siêu đồng để sát khuẩn, rửa vết cắt, ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của nấm khuẩn.

2. Chăm sóc cây nhãn sau thu – Tưới nước và bón phân

Sau quá trình tỉa cành, bà con nên bón phân, tưới nước hợp lý để giúp cây phục hồi sau một mùa nuôi trái kiệt quệ. Mặt khác, cũng như cành lá, sau một thời gian dài bộ rễ của cây nhãn cũng bị già đi và cần cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng để kích thích hệ rễ hồi phục và phát triển. Các loại phân bón bà con có thể sử dụng như phân chuồng ủ hoai mục, phân hữu cơ nở,…

  • Phân chuồng: đào rãnh xung quanh theo hình chiếu của tán cây: rãnh rộng từ 20 – 30cm, sâu từ 20 – 25 cm.
  • Bà con cho rải đều phân lấp đất rồi tưới nước giữ ẩm.
  • Liều lượng: Cây 4 – 6 tuổi: 30-35kg/gốc/năm

                    Cây 7 – 10 tuổi: 40-50kg/gốc/năm

>>> Xem thêm về các loại phân chuồng và cách ủ phân chuồng

Bón phân chăm sóc cây nhãn sau thuBón phân chăm sóc cây nhãn sau thuBón phân chăm sóc cây nhãn sau thu

Ngoài việc sử dụng phân chuồng, bà con nên tưới bộ giải pháp Chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM.

WAO BOOM bổ sung các chủng nấm đối kháng như Cheatomium, Trichoderma,… có khả năng cạnh tranh và tiêu diệt các loài nấm tồn tại trong đất. Đồng thời WAO BOOM giúp kích thích hệ thống rễ phát triển, ra nhiều rễ non mới, giúp cây hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Ngoài ra, WAO BOOM giúp cân bằng ổn định pH đất, bổ sung vi sinh vật có lợi giúp phân giải hữu cơ, vừa giúp tăng độ mùn, tạo tơi xốp cho đất, tạo môi trường thuận lợi để cây nhanh chóng phục hồi.

>>> Tìm hiểu về bộ giải pháp Chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM

3. Chăm sóc cây nhãn sau thu – Phòng trừ một số sâu bệnh hại

Giai đoạn sau thu hoạch, khi cây có được đọt non nên chú ý một số dịch hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây như bệnh chổi rồng, côn trùng gây hại như sâu đục gân lá, bọ xít nhãn,…

3.1. Bệnh chổi rồng hay còn gọi là bệnh đầu lân hoặc xù ngọn

Nguyên nhân:

Do vi khuẩn thuộc nhóm Gamma Proteobacteria, vi khuẩn sống trong mạch dẫn của cây, đặt biệt là trên các đọt non, hoa. Bệnh có liên quan mật thiết với nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi.

Triệu chứng:

Triệu chứng cây nhãn bị bệnh chổi rồngTriệu chứng cây nhãn bị bệnh chổi rồngTriệu chứng cây nhãn bị bệnh chổi rồng

Chồi non bị bệnh mọc thành chùm với nhiều nhánh nhỏ, ngắn, biến dạng, cong quẹo, vặn xoắn, nhánh bệnh co cụm trông như bó chổi, do đó bà con gọi là “chổi rồng”.

Chùm hoa bị bệnh cũng có triệu chứng tương tự, chùm hoa kém phát triển, phác hoa ngắn, cánh hoa không bung ra mà nhỏ lại, màu sáng, tỷ lệ đậu trái rất thấp, trái nếu có đậu cũng không phát triển, khô dần rồi chết.

Biện pháp:

Tưới phun nước với áp lực cao lên tán cây làm hạn chế mật số nhện;

Bón phân cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ, cho cây ra đọt tập trung, dễ quản lý.

Cắt tỉa (tùy theo tuổi của cây nhãn mà cắt dưới vị trí bị bệnh từ 20-50cm) cành nhiễm chổi rồng và tiêu hủy; nên cắt bỏ cành, lá tiếp xúc với mặt đất để hạn chế sự di chuyển của nhện từ mặt đất lên cây.

Phun thuốc trừ nhện khi đọt non mới nhú hoặc phát hoa chớm hình thành; BÀ con có thể sử dụng CNX RS đề trừ nhện lông nhung.

3.2. Sâu đục gân lá

Đặc điểm:

Trong giai đoạn ra đọt non, sâu đục gân lá gây hại khá phổ biến. Sâu non mới nở đục vào gân chính của lá non. Sau khi phát triển đầy đủ, ấu trùng chui ra khỏi gân lá, nhả tơ kết thành lớp màu trắng đục hình bầu dục trên lá và hoá nhộng phía dưới lớp trắng này.

Triệu chứng

Triệu chứng cây nhãn bị sâu đục gân láTriệu chứng cây nhãn bị sâu đục gân láTriệu chứng cây nhãn bị sâu đục gân lá

Sau khi nở, sâu non đục vào cắn phá gân chính của lá nhãn non vẫn còn màu nâu đỏ chưa chuyển sang màu xanh, làm cho gân chính và mô lá hai bên bị hủy hoại biến thành màu nâu đỏ, sau đó khô, vết cháy nhỏ dần về phía cuống lá, tạo thành hình mũi nhọn như chữ V. Phần lá còn xanh sẽ bị biến dạng, cong queo. Sau này vết cháy bị khô giòn, nếu gặp mưa gió mạnh thì vết cháy bị rách làm hai.

Sâu thường xuất hiện và gây hại nhiều trên lá non của đợt đọt thứ nhất (sau khi tỉa cành làm gốc,…), đợt đọt non thứ hai  (đợt đọt cho bông) bị hại ít hơn, khi lá đã chuyển sang giai đoạn bánh tẻ thì sâu không gây hại nữa.

Biện pháp

Thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa bỏ những cành già không cho trái bên trong tán, cành vô hiệu,… để vườn nhãn luôn được thông thoáng.

Ngoài tự nhiên, có nhiều loài ong ký sinh tiêu diệt được sâu đục gân lá nhãn. Vì thế, nên tạo điều kiện cho ong ký sinh phát triển để hạn chế bớt tác hại của sâu.

Bón phân tập trung theo đúng thời kỳ để hạn chế cây ra đọt liên tục rất khó quản lý sâu đục gân lá.

Ở những vườn thường xuyên bị hại nặng, mỗi đợt ra đọt non có thể tiến hành phun chế phẩm trừ sâu thế hệ mới WAO AKA.

3.3. Bọ xít nhãn

Đặc điểm

Đây là loại côn trùng đa thực (nghĩa là có thể khai thác thức ăn trên nhiều loại cây trồng khác nhau). Bọ xít hại nhãn có ba giai đoạn phát dục: trứng, bọ xít non, trưởng thành.

Bọ xít trưởng thành qua đông trong tán cây, bụi rậm. Tháng 2-3 bọ xít đẻ trứng trên đọt non, chùm hoa (trứng dạng hình cốc, xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 7-8 quả)

Bọ xít non sau khi nở sống tập trung thành tập đoàn ít di chuyển. Tuổi lớn mới phân tán dần ra

Trong năm bọ xít gây hại nặng từ tháng 3-7. Mật độ cao nhất vào giai đoạn quả hình thành đến khi chín.

Triệu chứng

Bọ xít gây hại cây nhãnBọ xít gây hại cây nhãnBọ xít gây hại cây nhãn

Bọ xít non và trưởng thành chính hút đọt non, cuống chùm hoa và cuống quả tạo thành các vết châm màu nâu đen. Lá khô cháy, hoa quả bị rụng. Khi quả lớn, bọ xít châm làm cho quả thối rụng.

Biện pháp

Thường xuyên thăm vườn để phát hiện ổ trứng bọ xít ngắt bỏ.

Vệ sinh vườn cây thông thoáng, hạn chế rậm rạp vì đây là nơi trú ẩn của bọ xít.

Bọ xít lớn và di chuyển chậm chạp nên dễ dàng phát hiện và có thể bắt bằng tay nhưng chú ý thận trọng vì khi động chúng bắn ra một chất có thể làm cháy da nếu chạm phải hoặc rất nguy hiểm nếu chất đó bắn vào mắt.

Dùng vợt bắt trưởng thành vào sáng sớm hoặc rung cây cho bọ xít rơi xuống và gom đốt.

Bà con nên phun phòng trừ bọ xít  vào giai đoạn ấu trùng tuổi nhỏ và phun vào lúc chiều mát thì mới đạt hiệu quả cao. Chế phẩm sinh học sử dụng có hiệu quả diệt bọ xít nhãn như CNX RS.

Chăm sóc cây nhãn sau thu hoạch là giai đoạn quyết định đến sức khỏe của cây trồng và năng suất, chất lượng của mùa vụ tiếp theo. Do đó nhà vườn cần chăm sóc cây kỹ lưỡng, đúng cách để cây có năng lượng tốt nhất trước khi bước vào một vụ mùa mới.

Hằng Hoàng

Xem thêm về: chăm sóc cây nhãn

Danh mục: Cách trồng và chăm sóc, Kỹ thuật chăm sóc cây