Hướng dẫn cách viết báo cáo thực tập cho sinh viên chuẩn
Thực tập là công việc bắt buộc với các sinh viên năm cuối, đồng thời cơ hội để sinh viên quen với môi trường làm việc bên ngoài, học hỏi kinh nghiệm… Và sau khi kết thúc kỳ thực tập, sinh viên sẽ phải viết báo cáo thực tập để tổng kết lại những trải nghiệm của mình trong quá trình thực tập. Những hướng dẫn và lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có được bản báo cáo hoàn hảo nhất.
Cách trình bày bài báo cáo thực tập tốt nghiệp đúng chuẩn
Cấu trúc của một bài viết báo cáo thực tập
Đầu tiên về hình thức, một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Khổ giấy A4.
- In một mặt.
- Số trang: nội dung tối thiểu 20 trang, tối đa 70 trang không kể phần phụ lục.
- Chữ trong phần nội dung: kiểu chữ Time New Roman, font size 13.
- Căn lề: lề trái 3,5cm; phải 2,0 cm; trên 2,0 cm; dưới 2,0 cm.
- Giãn cách dòng: 1,5.
- Đánh số trang: trang số 1 bắt đầu sau phần Mục lục.
- Không sử dụng thanh tiêu đề..
- Đánh số thứ tự các bảng, hình ảnh, sơ đồ/ bản đồ, ghi tên ở đầu mỗi bảng.
Bất kỳ bài báo cáo nào cũng phải tuân thủ theo đúng quy định thứ tự sắp xếp. Bìa ngoài có thể sử dụng bìa cứng hoặc giấy pelure thường, khổ giấy A4. Một bài báo cáo cần phải trình bày đầy đủ và theo thứ tự sau:
- Tên cơ quan, tên trường, khoa.
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
- Chuyên ngành học.
- Tên đơn vị/ cơ quan/công ty thực tập, địa chỉ đầy đủ của cơ sở đó.
- Họ và tên, học hàm/ học vị cán bộ hướng dẫn.
- Họ và tên, học hàm/ học vị giảng viên theo dõi.
- Họ và tên sinh viên, mã số sinh viên.
- Địa điểm, thời gian hoàn thành báo cáo.
- Lời cảm ơn.
- Nhận xét của người hướng dẫn.
- Mục lục và danh mục các bảng biểu, hình ảnh, ký hiệu, chữ viết tắt.
- Từ điển thuật ngữ (nếu cần).
Cấu trúc của bài báo cáo tốt nghiệp
Những nội dung cơ bản của bài báo cáo thực tập
Thông thường một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp sẽ có 4 chương và phần kết luận. Nội dung của từng chương cụ thể như sau.
Mục Lục
Chương 1: Tổng quan về đơn vị sinh viên thực tập
Nội dung cần trình bày bao gồm:
- Tên, địa chỉ của cơ quan.
- Lịch sử hình thành và phát triển.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
- Chức năng, lĩnh vực, phạm vi, nhiệm vụ hoạt động.
- Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh…
Ở phần này, bạn phải trình bày những thông tin cơ bản về đơn vị mà bạn đang thực tập. Điều này yêu cầu bạn phải tìm hiểu về đơn vị thực tập trước và trong quá trình làm thực tập sinh. Lưu ý, chỉ nên trình bày một cách cô đọng, chính xác, không dài dòng, nội dung không quá 2 trang giấy.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này cũng giống như trong luận văn, luận án. Bạn cần phải tóm tắt những lý thuyết đã học trên giảng đường để áp dụng giải quyết các vấn đề nêu trong báo cáo.trang cung ứng lao động tại bình dương chia sẽ
Tùy theo từng chuyên ngành khác nhau mà phần nội dung lý thuyết sẽ khác nhau. Lưu ý, bạn có thể trình bày dài nhưng phải trình bày một cách khoa học và nêu đúng những nội dung mà bạn sử dụng trong bài.
Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm có mấy chương?
Chương 3: Nội dung nghiên cứu
Đây là chương quan trọng nhất là sẽ quyết định trực tiếp đến điểm số của bài báo cáo của bạn. Các nội dung cần trình bày trong chương này như sau:
- Mô tả công việc được giao.
- Phương thức làm việc.
- Quy trình thực hiện (Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch thực tập).
- Kết quả đạt được.
- Kết quả khảo sát, thu thập tài liệu từ thực tế.
- Phân tích và xử lý số liệu.
Bạn hãy phân tích chi tiết các nội dung này, dựa công việc cụ thể mà bạn thực hiện trong quá trình thực tập mà phân tích lại. Nên viết trên 10 trang, phân tích càng sâu thì điểm của bạn sẽ càng cao hơn.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 4 cũng là một chương rất quan trọng, là cơ sở để giảng viên đánh giá toàn bộ thời gian thực tập của bạn. Những nội dung cần trình bày như sau:
- Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo với hoạt động thực tập thực tế tại cơ sở.
- Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo với hoạt động thực tập thực tế tại cơ sở.
- Đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung chương trình học, phương pháp đào tạo.
Đây chính là phần bạn tổng hợp lại kết quả trong suốt thời gian thực tập, bạn học được những kiến thức, kỹ năng gì. Vì vậy, bạn hãy chăm chuốt cho phần này một chút .
Kết luận và kiến nghị
Đầu tiên là phần kết luận, sinh viên cần trình bày những nội dung sau:
- Tóm tắt lại những nội dung đã vận dụng trong quá trình thực tập.
- Tóm tắt những điểm mạnh và điểm hạn chế khi thực tập tại công ty.
Phần kiến nghị là những kiến nghị của bạn đối với cơ quan thực tập về quá trình, nội dung thực tập. Thực chất đây là phần ý kiến của bản thân sinh viên sau khi hoàn thành báo cáo thực tập. Các nội dung trình bày gồm có:
- Sinh viên học được những gì sau khi hoàn thành thực tập.
- Nguyện vọng của sinh viên sau khi hoàn thành thực tập.
Lưu ý: phần kết luận và kiến nghị không được đánh số chương, được tách riêng so với các phần trước. Nội dung trình bày không quá 2 trang giấy.
Báo cáo tốt nghiệp dài bao nhiêu trang?
Tài liệu tham khảo
Ngoài ra, một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp hoàn chỉnh cần phải có Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục. Phần tài liệu tham khảo, bạn cần phải trích dẫn tất cả các nguồn như sách, báo, luận văn, báo cáo cũ… sử dụng trong bài báo cáo. Cách trích dẫn phải theo đúng chuẩn APA, nội dung trích dẫn phải tuyệt đối chính xác, để trong ngoặc kép và in nghiêng.
Một trong những lỗi rất phổ biến khiến bài báo cáo của sinh viên không được chấp nhận là do việc sao chép từ nguồn khác mà không trích dẫn. Có thể là không biết hoặc không cố ý những kết quả của bài báo cáo vẫn không được chấp nhận. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu quy chuẩn APA trước để đảm bảo bài báo cáo của bạn không bị mắc vào lỗi đạo văn, copy.
Đây là cấu trúc, nội dung của một bài báo cáo thực tập chung cho tất cả các chuyên ngành. Dù bạn học ngành nào cũng phải tuân thủ theo đúng cấu trúc này. Còn nội dung báo cáo bên trong thì tùy theo từng chuyên ngành, từng sinh viên mà cách chia luận điểm, trình bày nội dung, độ dài ngắn… sẽ khác nhau.
Mẫu trình bày nội dung bài báo cáo tốt nghiệp
Kinh nghiệm làm báo cáo thực tập tốt
Chắc chắn khi làm báo cáo thực tập, sinh viên nào cũng phải tham khảo các bài báo cáo của các sinh viên đã thực tập trước đó hay các nguồn tài liệu khác nhau. Và điều bạn cần hết sức lưu ý đó chính là chỉ được tham khảo, không được sao chép, copy ý tưởng. Hiện nay hầu hết các trường đại học đều sử dụng phần mềm quét đạo văn nên dù bạn chỉ copy một ít cũng sẽ bị phát hiện.
Cũng có nhiều sinh viên học cùng chuyên ngành và cùng thực tập trong một công ty. Các bạn hãy trao đổi trước với nhau về nội dung, số liệu để tránh trường hợp cùng thực tập mà nội dung, số liệu lại không khớp nhau. Để tốt nhất, bạn nên lựa chọn một cơ sở thực tập độc lập.
Trong quá trình làm báo cáo thực tập tốt nghiệp, nếu có vấn đề gì đừng ngại hỏi giảng viên hướng dẫn. Các buổi gặp giảng viên hướng dẫn bạn cũng không nên bỏ. Vì đây là cơ hội tốt để bạn hoàn thiện thêm bài báo cáo của mình. Đồng thời cũng không bị mất số điểm chuyên cần.
Nếu bạn là một người giỏi văn chương hãy cố gắng viết phần mở đầu hấp dẫn, kết luận ngắn gọn, ấn tượng cùng với lời cảm ơn chân thành. Điều này sẽ giúp cho bài của bạn nhân được nhiều thiện cảm đối với giảng viên hướng dẫn và hội đồng chấm.
Đặc biệt là phần mở đầu sẽ tạo ấn tượng để giảng viên hứng thú hơn khi theo dõi các phần tiếp theo. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tuyệt đối không được đạo văn, copy lời mở đầu của người khác.
Sinh viên có nên thuê làm báo cáo thực tập tốt nghiệp không?
Trên đây là những kinh nghiệm, cấu trúc của một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp hoàn chỉnh mà ReVup chia sẻ. Hãy cố gắng làm bài báo cáo thật tốt để kết thúc quá trình học tập, thực tập sinh của mình một cách suôn sẻ nhé!