Hướng dẫn cách trồng củ khoai lang cho năng suất cao
Khoai lang khá quen thuộc với người Việt từ xưa đến nay. Được sử dụng để chế biến nhiều món bánh và thay thế bữa cơm sáng. Vậy cách trồng củ khoai lang có khó không? Tất cả sẽ được VNFarm tiết lộ qua bài viết bên dưới đây. Đón xem ngay nhé!
Mục Lục
1. Khoai lang là gì?
Khoai lang là cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa rất nhiều tinh bột, có vị ngọt. Nó được sử dụng trong vai trò cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non của khoai lang được sử dụng như một loại rau.
Khoai lang là loại củ có nguồn gốc bắt nguồn từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Hiện nay, trên thị trường có 3 loại khoai lang chính đó là khoai lang trắng và khoai lang tím, khoai lang vàng. Trông rất bắt mắt, mỗi loại thì có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào sở thích mà lựa chọn khoai lang cho thích hợp.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai lang có thể kể đến như: Đạm (protein) 0.8g, chất xơ khoảng 1.3g, vitamin A, C, B2,… Riêng về khoáng chất có mangan, đồng, kali,…
Về công dụng, với nhiều thành phần chất dinh dưỡng kể trên. Khoai lang được sử dụng ăn thay thế những bữa cơm cho người muốn giảm cân. Ngoài dùng để luộc thì còn được sử dụng làm nhiều món bánh dân dã như: khoai chiên, chè bà ba,….
Tuy nhiên, người tiểu đường hạn chế ăn khoai lang, bởi trong khoai có chứa lượng đường nhiều. Nếu người tiểu đường ăn nhiều sẽ vượt ngưỡng cho phép. Dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.
Với nhiều công dụng hữu ích nên kỹ thuật trồng khoai lang cũng được rất nhiều người quan tâm. Bài viết này, hãy cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng củ khoai lang ngay tại nhà nhé.
2. Hướng dẫn cách trồng củ khoai lang đúng kỹ thuật
Để quá trình thực hiện cách trồng củ khoai lang diễn ra nhanh hơn, chúng ta không thể nào bỏ qua các công đoạn chuẩn bị. Cụ thể như sau:
2.1. Chuẩn bị đất củ khoai lang
Xem thêm:
Để trồng khoai lang nhanh tốt thì đất trồng phải là đất tơi xốp. Có thể sử dụng đất phù sa, đất pha cát hoặc đất hữu cơ bán tại các vườn ươm, cửa hàng cây giống. Nếu đất nơi bạn định lựa chọn trồng khoai lang nghèo dinh dưỡng. Nên bổ sung bằng cách trộn phân chuồng đã qua xử lý hoặc phân trùn quế, phân hữu cơ,…
2.2. Chuẩn bị dụng cụ trồng khoai lang
Trồng khoai lang bằng thùng xốp, xô, chậu hoặc mảnh đất ngoài vườn đều được. Chuẩn bị thêm dao, thùng tưới nước và xẻng mini hoặc xẻng lớn tùy vào khoảng không gian bạn lựa chọn trồng.
2.3. Chuẩn bị giống khoai lang
Như đã đề cập ở trên, hiện nay có rất nhiều giống khoai lang được cung cấp trên thị trường. Để trồng, bạn nên lựa những giống khoai phù hợp với sở thích.
Đặc biệt, trồng khoai lang bằng cách nào? Khoai lang được trồng từ củ hoặc dây. Cho nên, nếu chọn củ nên ưu tiên những củ to, tròn, không bị sâu bệnh xâm nhập. Nhưng nếu trồng bằng dây khoai lang. Bạn chỉ cần lựa dây khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh và không ra hoa.
2.4. Cách trồng củ khoai lang
Khi đã xác định được vị trí khoai lang, lên luống và chuẩn bị đất sẵn sàng thì chúng ta có thể tiến hành kỹ thuật trồng khoai lang.
-
Đặt dây của khoai lang lên luống, sau đó phần ngọn sẽ trồng theo hướng từ Tây sang phía Đông. Hoặc hướng Tây Nam sang Đông Bắc. Chôn dây khoai lang sâu từ 5 cho đến 15cm, chỉ chôn ⅔ hom xuống đất.
-
Mật độ trồng dây khoai lang cần đảm bảo khoảng cách như sau: 300cm, và mật độ tương đương 30.000 dây/ha. Sau khi trồng xong thì lấp lên trên một lớp đất dày từ 5 đến 10cm.
3. Cách chăm sóc củ khoai lang sau khi trồng
3.1. Định kỳ thăm ruộng khoai lang
Sau khi thực hiện cách trồng củ khoai lang, thì định kỳ quan sát ruộng. Bổ sung đất lên trên mặt nếu bạn nhận thấy dây khoai lang trồi lên nhanh. Duy trì độ ẩm ở mức 80%.
Nếu không tưới trực tiếp lên dây mà tưới qua rãnh thì chú ý là không được để nước ngập mặt luống. Mực nước trong luống chỉ nên đảm bảo ở mức cao từ ⅓ đến ½ của luống.
3.2. Tưới nước do dây khoai lang sau khi trồng
Nếu thiếu nước, quá trình phát triển của cây sẽ rất chậm. Do đó, tưới nước được xem là yếu tố quan trọng làm củ phát triển nhanh. Quá trình tưới nước sẽ được chia làm 3 giai đoạn:
-
Sau 1 tuần tính từ lúc trồng thì tưới đủ nước để giữ ẩm cho khoai.
-
Tưới nước lúc nhận thấy dây khoai lang đã phủ luống
-
Tưới thêm nước sau khi đã vun cao lần thứ 2. (tính từ ngày trồng là 1 – 2 tuần).
3.3. Bấm ngọn cho dây khoai lang
Hành động bấm ngọn sẽ giúp chất dinh dưỡng được tập trung vào rễ, kích thích rễ phát triển. Sau khi trồng dây được khoảng 20 đến 30 ngày thì bấm ngọn. Lúc này thân dây đã dài khoảng 45cm. Lá khoai phủ kín luống. Sau mỗi đợt mưa, thì tiếp tục bấm ngọn để cho rễ đem dinh dưỡng nuôi thân và củ phát triển.
Bấm ngọn thủ công, bằng cách ngắt phần ngọn. Khoảng 1 – 2cm, để lại từ 4 đến 5 mắt.
3.4. Nhấc dây và tỉa nhánh cho khoai lang
Khi thấy dây khoai lang đã mọc dài, bò lên mặt đất và rễ phân tán ra nhiều vị trí trên dây. Như vậy chất dinh dưỡng sẽ bị phân tán, không tập trung vào duy nhất ở bộ củ. Do đó, quá trình thoái hóa diễn ra sẽ rất nhanh. Ngay lúc này bạn cần nhấc nhẹ dây lên và hạn chế rễ mọc dài.
Một mẹo nhỏ để kích thích củ ra nhiều và to đều. Khi dây đã phủ luống thì làm như sau:
-
Nhấc dây lên: nhấc dây bò ra khỏi rãnh, chú ý vắt dây dài theo chiều dọc của luống để tránh ra rễ phụ. Nhưng cần nhấc nhẹ nhàng để cây không bị dập.
-
Tỉa nhánh cho dây: Mỗi dây sẽ chọn ra 1 đến 3 nhánh dài, nhánh già, nằm sát đất, cách xa gốc khoảng 20cm. Cách khoảng 20 ngày thì nên tỉa nhánh một lần. Tùy vào điều kiện phát triển mà cắt tỉa, tiến hành bón phân cho khoai lang.
3.5. Bón phân cho khoai lang
Có hai phương pháp bón phân là bón lót và bón thúc:
Bón lót
Tiến hành bón lót trước khi thực hiện cách trồng củ khoai lang, khi bón chủ yếu sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, rơm rạ, phân xanh,… các loại phân vô cơ.
Với liều lượng như sau: 10 – 15 tấn/ha. Còn đối với vô cơ, nên bón phân lân: 50 – 60kg/ha.
Bón thúc
Bón thúc sẽ được chia làm hai lần bón để cung cấp dinh dưỡng đủ để củ phát triển. Những loại phân được dùng để bón thúc là đạm, kali, hoặc dùng phân bắc hoai mục, phân chuồng.
Liều lượng phân đạm cần đảm bảo là 30 – 60kg/ha. Kali là 70 – 100kg/ha.
-
Lần thứ 1: Tính từ ngày trồng được 30 ngày. Bón 1/3 tổng số đạm kèm 1/3 kali. Bón vào 2 bên luống, để ý cách gốc khoảng 20cm. Sau khi bón xong thì lấp nhẹ một ít đất lên trên.
-
Lần 2: Trồng được 50 ngày thì bón thúc lần 2. Bón ⅔ lượng đạm còn lại kèm ⅔ kali. Chú ý xới nông, đảo phân bón và vun kín gốc. Vắt dây lang nhẹ nhàng lên trên.
3.6. Phòng trừ sâu bệnh khi trồng khoai lang
Những loại bệnh thường gặp khi thực hiện cách trồng khoai lang như sau:
Bệnh bọ hà
Khi củ khoai lang nhiễm loại bệnh này sẽ xuất hiện nhiều lỗ thủng hình tròn, bị biến dạng, quả phình to ra.
Cách phòng và diệt trừ: Lựa chọn giống trồng không bị nhiễm bệnh, trước khi trồng nên xới đất và phơi đất kỹ. Thu hoạch khoai đúng thời hạn và sau khi thu cần bơm cho ruộng ngập nước 24 giờ. Có thể sử dụng các loài động vật bắt mồi như nhện, kiến,… Sử dụng thêm các loại chế phẩm sinh học để phòng trừ bệnh.
Sâu đục cây
Loại sâu đục cây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời kỳ củ hình thành. Các biện pháp được sử dụng để phòng tránh cũng tương tự như bọ hà. Nếu bạn thấy dây bị đục thì nên lấp đất lên, để chúng không thể chui lên được.
Bên cạnh đó vẫn có một số loại sâu ảnh hưởng đến ruộng khoai lang như: bọ phấn trắng, sâu đục lá, sâu sa, mọt có sừng,…. Do đó, đây là lý do tại sao nên kiểm tra định kỳ ruộng. Nếu bạn muốn thu hoạch khoai lang với năng suất cao và chất lượng.
Để phòng trừ sâu bệnh trên cây khoai lang thì VNFarm khuyến khích sử dụng sản phẩm Leven.
4. Khoai lang trồng bao lâu thì thu hoạch?
Từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch được củ khoai lang chỉ kéo dài khoảng 3 đến 10 tháng. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào giống khoai lang bạn trồng và điều kiện thời tiết tại nơi đó.
Khoai lang sẽ đi qua 2 giai đoạn phát triển như sau:
-
Giai đoạn phát triển rễ sợi, lá và thân
-
Giai đoạn tiếp theo sẽ hình thành củ và sẽ phát triển
Cách trồng củ khoai lang là phần thông tin được phổ quát phía trên bài viết. Hy vọng qua đây, bạn có thể chăm sóc ruộng khoai lang thành công. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì về cây rau nhé!