Hướng dẫn cách tính chu kỳ kinh nguyệt bạn cần biết [A-Z]
Chu kỳ kinh nguyệt là điều diễn ra với tất cả mọi cô gái. Tuy nhiên để giúp cho những ngày “đèn đỏ” trôi qua dễ dàng và bớt khó chịu hơn, thì các chị em có thể lên lịch và tính chu kỳ kinh nguyệt của mình để có sự chuẩn bị chu đáo. Việc tính chu kỳ kinh nguyệt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, giữ gìn sức khỏe và có ảnh hưởng đến nhu cầu hay mong muốn có thai của các chị em.
1. Chu kỳ kinh nguyệt có nghĩa là gì?
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý diễn ở phái nữ và thường bắt đầu ở tuổi dậy thì, kết thúc khi bước sang giai đoạn tiền mãn kinh. Kinh nguyệt sẽ kéo dài vài chục năm giúp các chị em thực hiện nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ vô cùng thiêng liêng sau đó mới dần dần kết thúc. Thông thời một chu kinh nguyệt sẽ được lặp lại theo mỗi tháng, từ 28 đến 35 ngày, tùy theo cơ thể của mỗi người mà có thể kéo dài hơn. Bên cạnh đó, có những người có chu kỳ rất đều (thời gian mỗi chu kỳ giống nhau) nhưng cũng có chu kỳ kinh nguyệt không đều nhau.
Trong một chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể của các chị em sẽ trải qua các giai đoạn như: hành kinh (chảy máu kinh ra ngoài cơ thể), phát triển nang trứng, làm dày nội mạc tử cung, rụng trứng, thoái hóa nội mạc nac trứng, sau đó lại quay trở về thời gian hành kinh.
Thời gian của 1 vòng kinh sẽ được tính từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ này và đến này đầu tiên có máu kinh của chu kỳ tiếp theo. Nếu 1 vòng kinh diễn ra trong vòng từ 21-28 ngày thì được gọi mà mau kinh. Còn nếu kéo dài hơn 35 ngày thì gọi là thưa kinh. Thời gian hành kinh thông thường sẽ kéo dài từ 3-5 ngày có khi lên đến 7 ngày.
2. Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt của các chị em được kiểm soát bởi các hormone sinh dục. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ chia thành bốn giai đoạn, bao gồm:
- Giai đoạn hành kinh.
- Giai đoạn nang trứng.
- Giai đoạn phóng noãn.
- Giai đoạn hoàng thể.
Thời gian diễn ra của mỗi giai đoạn có thể sẽ khác nhau ở chị em và có thể thay đổi theo thời gian.
2.1. Giai đoạn hành kinh
Giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt là giai đoạn hành kinh, cũng là mà lúc bạn có kinh. Giai đoạn này bắt đầu ngay khi trứng từ chu kỳ trước không được thụ tinh. Do quá trình mang thai không được diễn ra, nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ bị giảm xuống.
Khi đó, lớp niêm mạc tử cung có tác dụng hỗ trợ cho việc mang thai sẽ không còn cần thiết nữa. Nó sẽ bị bong ra và đi ra qua âm đạo của bạn. Ở kỳ kinh nguyệt, cơ thể các chị em thải máu, chất nhầy, và mô ở tử cung. Bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Chuột rút
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Ngực mềm
- Đầy hơi
- Cảm giác lâng lâng
- Dễ cáu gắt
- Đau lưng dưới.
Trung bình phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh của chu kỳ từ 3 đến 7 ngày. Một số phụ nữ có kinh nguyệt dài hơn những người khác.
2.2. Giai đoạn nang trứng
Giai đoạn nang trứng diễn ra vào ngày đầu tiên của kỳ kinh. Chính vì vậy nó sẽ bị trùng lặp với giai đoạn kinh nguyệt và kết thúc khi bạn rụng trứng.
Giai đoạn này bắt đầu khi vùng dưới đồi truyền tín hiệu đến tuyến yên, do đó giải phóng hormone kích thích hoạt động nang trứng (FSH). Hormone này thúc đẩy buồng trứng sản xuất khoảng 5 – 20 túi được gọi là nang trứng. Mỗi nang chứa một trứng chưa trưởng thành. Chỉ có những quả trứng khỏe mạnh nhất mới có thể trưởng thành. Trong trường hợp hiếm hoi, một người phụ nữ có hai trứng đồng thời trưởng thành. Phần còn lại sẽ được tái hấp thu vào cơ thể.
Các nang trứng trưởng thành gây ra sự gia tăng nồng độ estrogen và làm dày niêm mạc tử cung. Khi đó, tử cung là môi trường giàu dinh dưỡng để phôi phát triển. Giai đoạn nang trứng kéo dài trung bình khoảng 16 ngày, có thể dao động từ 11 đến 27 ngày, tùy thuộc mỗi người.
2.3. Giai đoạn rụng trứng
Nồng độ estrogen tăng cao sẽ kích thích tuyến yên tiết hormone hoàng thể hóa (LH). Đây là thời điểm mà quá trình rụng trứng bắt đầu. Rụng trứng là thời điểm buồng trứng của giải phóng quả trứng trưởng thành. Trứng sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng, ra tử cung để được thụ tinh. Giai đoạn rụng trứng là thời điểm duy nhất mà bạn có thể mang thai. Bạn có thể nhận biết giai đoạn rụng trứng dựa vào triệu chứng như:
- Tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể.
- Huyết trắng đặc hơn.
Rụng trứng xảy ra vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt, thường vào ngày thứ 14 và kéo dài trong khoảng 24 giờ. Sau khoảng một ngày, trứng sẽ chết hay bị tiêu biến nếu không được thụ tinh. Một số thời điểm mà tình trạng rụng trứng có thể xảy ra hoặc không, như:
- Phụ nữ có thai không rụng trứng.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Trong thời kỳ tiền mãn kinh chuyển sang mãn kinh.
- Sau khi mãn kinh.
2.4. Giai đoạn hoàng thể
Sau khi giải phóng trứng, nang trứng sẽ biến đổi trở thành thể vàng. Nó giúp giải phóng các hormone, chủ yếu là estrogen và progesterone. Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố sẽ giữ cho niêm mạc tử cung dày lên và hỗ trợ cho quá trình làm tổ.
Nếu bạn mang thai, cơ thể sẽ sản xuất gonadotropin. Xét nghiệm hormone này cho biết bạn có mang thai hay không. Bên cạnh đó, nó còn giúp duy trì hoàng thể và giữ độ dày cho niêm mạc tử cung.
Nếu không mang thai, hoàng thể sẽ teo lại, làm giảm nồng độ estrogen và progesterone, và bắt đầu hành kinh. Niêm mạc tử cung sẽ bị rụng ra trong kỳ kinh nguyệt. Ở giai đoạn này, bạn có thể gặp các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), bao gồm:
- Đầy hơi
- Thay đổi tâm trạng
- Sưng, đau hoặc đau vú
- Tăng cân
- Đau đầu
- Thèm ăn
- Thay đổi ham muốn tình dục
- Khó ngủ.
Giai đoạn hoàng thể có thể kéo dài từ 11 đến 17 ngày, thông thường là 14 ngày.
Xem thêm: Rong kinh sau sinh là gì? Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả
3. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Để có sự chuẩn bị về mặt tâm lý cũng như các phương tiện hỗ trợ cơ thể trong thời gian hành kinh hay để phòng tránh thai thì các chị em nên trang bị cho mình kiến thức về cách tính chu kỳ kinh nguyệt.
Đầu tiên, chị em hãy đánh dấu vào ngày “đèn đỏ” đầu tiên xuất hiện của mình của vòng kinh này. Đây chính là ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Tiếp tục theo dõi và đánh dấu vào các ngày hành kinh tiếp theo. Vào ngày “đèn đỏ” cuối cùng, các chị em cần ghi chú lại vì đây chính là ngày kết thúc thời gian hành kinh. Sau đó, chị em hãy theo dõi cơ thể, cho đến ngày xuất hiện “đèn đỏ” của chu kỳ tiếp theo, tức cũng là ngày kết thúc chu kỳ đầu tiên.
Các chị em hãy theo dõi liên tục trong vòng 6 tháng, từ đó đếm xem thời gian một chu kỳ của mình là bao nhiêu ngày, thời gian hành kinh là bao nhiêu ngày. Từ đó, sẽ dễ dàng xác định được ngày xuất hiện “đèn đỏ” của mình ở mỗi chu kỳ để có sự chuẩn kịp thời và kĩ lưỡng.
Giải đáp mọi thắc mắc của bạn về kinh nguyệt với Dược sĩ tư vấn miễn phí chỉ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:
4. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai và mang thai một cách tốt nhất
Chu kỳ kinh nguyệt thường được lấy là 28 ngày để tính toán. Do đó, thời điểm rụng trứng sẽ rơi vào ở ngày 14 – được đếm bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh. Vào thời điểm từ ngày 11 – ngày thứ 16 là thời điểm dễ thụ thai. Ngày thứ 13 – 15 của chu kỳ có khả năng thụ thai cao nhất.
Để tránh thai, bạn nên quan hệ vào khoảng thời gian được tính từ ngày thứ 20 đến ngày đầu. Thời điểm này trứng đã rụng nên sẽ không thể thụ thai. Vì thế, những người chưa chuẩn bị tinh thần thì đây là thời điểm an toàn để quan hệ tình dục.
5. Một số lưu ý trong chu kỳ kinh nguyệt
Biết được chu kỳ kinh nguyệt, các chị em cũng có thể lưu ý một số khoảng thời gian đặc biệt trong chu kỳ này để có thể áp dụng trong cuộc sống của mình một cách thuận lợi nhất. Đối với các chị em có chu kỳ từ 28-35 ngày và có thời gian hành kinh khoảng 7 ngày thì từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 19 của chu kỳ là thời điểm rụng trứng và rất dễ dàng thụ thai. Chính vì thế, nếu muốn mang thai các chị em có thể tăng cường sinh hoạt vợ chồng để dễ mang thai trong những ngày này.
Tuy nhiên, nếu ngược lại các chị em cần sử dụng các biện pháp phòng tránh thai an toàn khác. Từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 28-35 của chu kỳ chính là thời gian an toàn, ngày có ít khả năng thụ thai. Tuy nhiên, các chị em cũng không nên vì thế mà chủ quan, cũng cần sử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt trên là cách tính theo đếm lịch và không đảm bảo sẽ chính xác tuyệt đối. Bởi vì, có thể của mỗi người đều có các điểm riêng biệt, nếu trong chu kỳ các chị em gặp những vấn đề liên quan đến sức khỏe, tâm lý thì lượng hormone sẽ bất ổn khiến cho thời gian hành kinh bị thay đổi và vòng kinh cũng biến đổi theo. Vì thế khi tính theo cách này, có thể sẽ khác biệt khoảng 2-3 ngày so với thực tế.
Xem thêm: Tình trạng trễ kinh nguyên do đâu và giải pháp cải thiện hiệu quả
6. Cần chuẩn bị gì cho kỳ kinh nguyệt
Trong kỳ kinh nguyệt, thì các chị em cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê và các chất có chứa cafein để thời gian hành kinh được diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra, không uống các loại đồ uống lạnh mà thay vào đó nên uống nước ấm, sẽ khiến chị em dễ chịu hơn và bớt đau bụng hơn.
Phái nữ cũng nên bổ sung các loại rau xanh, hoa quả trong thực đơn của mình và kết hợp với việc thực hiện một số động tác thể dụng nhẹ nhàng. Đặc biệt, trong thời kì hành kinh các chị em cần đảm bảo và giữ vệ sinh ở vùng kín để tránh bị các bệnh liên quan đến phụ khoa, thường xuyên thay băng vệ sinh hay sử dụng các biện pháp giữ gìn khác.
Lời kết
Như vậy bài viết vừa hướng dẫn bạn cách tính chu kỳ kinh nguyệt phổ biến và dễ áp dụng. Biết được chu kỳ kinh nguyệt giúp bạn có thể chuẩn bị tinh thần tốt nhất cũng như canh thời gian để mang thai hoặc tránh thai hiệu quả. Hy vọng qua bài viết bạn đã bỏ túi cho mình cách tính kinh nguyệt tiện lợi nhất nhé!
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về cách tính chu kỳ kinh hay các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt thì Hãy gọi ngay cho Hotline 1900 7061 hoặc điền form bên dưới để được các Dược sĩ tư vấn tận tình nhất nhé!
Đăng Ký Tư Vấn
Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung tư vấn:
* Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Cách điều hòa kinh nguyệt tại nhà an toàn và hiệu quả
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân và giải pháp hiệu quả cho chị em
Thuốc điều hòa kinh nguyệt tốt, an toàn cho chị em phụ nữ
8 cách làm kinh nguyệt đến sớm an toàn và hiệu quả