Hướng dẫn cách giải quyết mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu ?

Quan hệ mẹ chồng ,nàng dâu là một quan hệ rất nhạy cảm, rất dễ mâu thuẫn nếu thiếu đi sự tinh tế và ứng xử khéo léo.Vậy để giải quyết vấn đề này như thế nào cho hiệu quả chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây:

Xin chào chuyên gia tâm lý, Em có một vướng mắc xin hỏi: Sau khi sinh thì giữa em và mẹ chồng có xảy ra một số mâu thuẫn nhỏ. Có lần em to tiếng với bà, chồng em giận và không nói chuyện gì với em.Hai vợ chồng em sống với nhau được 2 năm rồi. Thời gian đầu vợ chồng em sống khá hạnh phúc, đôi lúc cũng có cãi nhau nhưng chồng em cũng chưa bao giờ đánh đập hay mắng mỏ quá đáng, vợ chồng em vẫn nhường nhịn nhau để sống. Em mới sinh con được 3 tháng, khi em có thai, em phải nhờ đến mẹ chồng vào chăm. Sau khi em sinh thì giữa mẹ chồng và nàng dâu có xảy ra một số mâu thuẫn nhỏ, hai mẹ con cũng có cãi vã nói qua nói lại nhưng nói chung là em cũng chưa nói hỗn với mẹ chồng em gì cả.

Có một lần thì em có cãi to tiếng với bà, lúc đó có chồng em ở nhà nữa thì anh ấy cũng có nghe thấy. Anh ý không nói gì cả. Hôm sau chồng em đi làm, anh ấy nhắn tin cho em bảo em về xin lỗi mẹ chồng đi. Lúc đó em đang còn giận nên em nói là em không làm gì sai hết nên em không xin lỗi. Hôm đó chồng em tự nhiên giận em, không nói không rằng gì. Em với mẹ chồng cũng coi như không có chuyện gì xảy ra nhưng cả hai cũng không vui vẻ gì với nhau cả, chỉ có chuyện gì liên quan đến con thì mới nói chuyện với nhau hoặc chuyện trong gia đình thì mới nói chuyện với nhau thôi chứ hai người cũng không nói chuyện gì riêng tư với nhau hết.

Vừa rồi chồng em có nói đến chuyện ly hôn và nói đã nhịn em trong hai năm qua rất nhiều rồi. Thời gian này thường mất ngủ và thấy rất đau đầu, áp lực, mệt mỏi ? Mong được tư vấn.

 

Trả lời:

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ vấn đề của mình với chúng tôi. Đọc thư bạn tôi cảm nhận được rằng, hiện giờ bạn đang thấy rất mệt mỏi, áp lực và có phần tủi thân vì vừa mới sinh nhưng gia đình lại xảy ra mâu thuẫn.

 

1. Nguyên nhân mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu

 

1.1. Do khác nhau giữa các thế hệ

Khi xã hội phát triển, kéo theo suy nghĩ và cách sống của con người cũng thay đổi. Cha mẹ và con cái ở hai thế hệ khác nhau. Không tránh khỏi những quan niệm và lối sống khác nhau. Nếu dung hòa được giữa hai thế hệ với nhau. Thì cuộc sống mẹ chồng nàng dâu cũng sẽ tốt đẹp và không căng thẳng.

Tuy nhiên, cách sống và quan niệm của mỗi người thường khó thay đổi. Bởi vậy mà mâu thuẫn xảy ra cũng dễ hiểu. Trong quan niệm xưa thì người phụ nữ phải là người tề gia nội trợ. Làm mọi việc nôi trợ, chăm lo con cái gia đình. Nhưng với thế hệ trẻ hiện nay lại có suy nghĩ tiên tiến hơn. Mang tính công bằng và bình đẳng hơn. Người vợ có thể làm những việc lớn lao, tài giỏi. Có quyền có tham vọng và hoài bão riêng. Và người chồng cũng nên tham gia giúp đỡ hỗ trợ người vợ việc nhà. 

Việc người chồng tham gia giúp đỡ việc nhà cho vợ. Thể hiện sự tương trợ giúp đỡ và cảm thông cho nhau. Không có nghĩa là người chồng nhu nhược như người xưa vẫn nghĩ. Tuy nhiên, mẹ chồng thì lại không nghĩ thế. Bà luôn nghĩ việc nhà là trách nhiệm của người vợ. Nhiều bà mẹ chồng thấy con trai mình giúp đỡ con dâu việc nhà. Lại la mắng và cấm không cho giúp. Hay thậm chí, con trai mình có sai đi nữa vẫn cứ bênh vực. Chỉ xót con trai chứ không quan tâm con dâu thế nào. Những mâu thuẫn nhỏ lẽ cứ thế tích tụ dần khiến mâu thuẫn ngày càng lớn.

 

1.2. Do hai gia đình  không môn đăng hộ đối

Cuộc hôn nhân của vợ chồng được đúc kết từ tình yêu. Nhưng không phải cuộc sống hôn nhân chỉ cần tình yêu là đủ. Khi kết hôn, có rất nhiều yếu tố khiến cả hai phải xem xét và suy nghĩ. Một trong những yếu tố đó chính là sự môn đăng hộ đối. 

Khi vợ chồng có sự cách biệt lớn về địa vị xã hội, điều kiện kinh tế. Thì dễ dẫn tới thái độ của mẹ chồng và nàng dâu có sự phân biệt. Có thể mẹ chồng coi thường nàng dâu vì thấp kém hơn con mình. Nhưng cũng có thể nàng dâu cao ngạo và tự kiêu vì cho rằng nhà chồng thua kém so với mình.

Mỗi người đều có lòng tự tôn và cái tôi cá nhân. Nếu mẹ chồng và nàng dâu không biết điều chỉnh thái độ cho hợp lý. Thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Mà mâu thuẫn về môn đăng hộ đối thường khó giải quyết nhất.

Mẹ chồng can thiệp quá sâu vào đời sống vợ chồng của con

Chúng ta vẫn biết rằng, với mẹ thì con cái có khôn lớn trưởng thành. Vẫn chỉ luôn là đứa trẻ với mẹ mà thôi. Nên nhiều người mẹ thương con trai của mình. Nên luôn muốn con có những điều tốt đẹp nhất. Bởi vậy mà vô tình đã can thiệp quá sâu và cuộc sống vợ chồng của con. Không những can thiệp, mà mẹ chồng còn thay con trai quyết định mọi thứ. Thậm chí có nhiều người mẹ chồng còn áp đặt suy nghĩ. Bắt con cái phải nghe theo. 

 

Ví dụ, vợ chồng chưa muốn có con, nhưng mẹ chồng lại tạo áp lực, ép nàng dâu phải sinh con theo ý mình. Rồi tự ý thay đổi mọi thứ trong phòng vợ chồng của con mà không hỏi ý kiến.  Tự tiên lục lọi đồ đạc của con dâu. Kiểm tra và soi mói những gì con dâu làm không theo ý mình…..Chính điều này khiến cho nàng dâu mất đi sự tự do, mất luôn cả cái quyền riêng tư của mình. Đây là nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn nảy sinh.

 

1.3. Mâu thuẫn khi bất đồng cách sống

Do tuổi tác cũng khác nhau, sống trong thời cũng khác nhau. Nên mẹ chồng và con dâu sẽ có sự khác biệt về cách nghĩ, quan điểm cuộc sống. Đơn giản như việc nàng dâu ăn mặc, mua sắm, trang điểm…..đều có sự tốn kém và cầu kỳ. Thì mẹ chồng lại cho rằng những thứ đó không cần thiết, là lãng phí, là tiêu hoang. 

Có nhiều người mẹ chồng không nói trực tiếp. Nhưng lại có cách nói bóng gió khiến nàng dâu khó chịu. Chính sự khác nhau trong cách sống khiến bất đồng dễ xảy ra. Hay việc con dâu thì ra ngoài làm việc, mặc váy vóc thời trang. Nhưng mẹ chồng lại không muốn như vậy, bà yêu cầu sự kín đáo và giản dị…..

 

1.4. Mâu thuẫn trong cách nuôi dạy trẻ

Khi vợ chồng có con cái thì việc giáo dục là chuyện của bố mẹ nhưng một số ông bà thường rất yêu thương cháu nên hay nuông chiều hoặc trực tiếp tham gia nuôi dạy. Mà 2 thế hệ thường có quan điểm khác nhau về nuôi dạy nên mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu ngày càng gia tăng.

Một trong những mâu thuẫn lớn giữa mẹ chồng và con dấu chính là sự khác nhau trong cách nuôi dạy trẻ. Tuy đứa trẻ là con của vợ chồng người con. Nhưng mẹ chồng lại luôn muốn nuôi dạy đứa trẻ theo cách của bà. Đặc biệt, những người mẹ chồng ở thế hệ trước luôn nuôi con theo kinh nghiệm dân gian. Ngay cả việc con trẻ ốm đau, cũng không cho đi viện. Chỉ áp dụng những cách chữa mẹo theo dân gian mà thôi.

Còn các nàng dâu trẻ bây giờ họ nuôi dạy con cái theo phương pháp khoa học. Có sự tìm hiểu thông qua sách vở, thông tin trên mạng. Tham khảo nhiều phương pháp khác nhau. Có sự trau dồi và chọn lọc để áp dụng. Dẫu biết rằng mẹ chồng vẫn luôn dành tình yêu thương cho cháu. Nhưng khi con dâu làm trái ý, không theo cách của mẹ chồng. Thì đa phần sẽ có bất đồng xảy ra. Các bà mẹ chồng rất hay có kiểu áp dụng cách nuôi con ngày xưa nên con cháu mình. Khi hai bên không thống nhất được cách nuôi dạy trẻ. Thì mâu thuẫn, xích mích xảy ra thường xuyên trong gia đình.

 

1.5. Không hài lòng về con dâu ngay từ đầu

Chị em phụ nữ nào cũng vậy, đều phải trải qua những năm tháng ở nhà chồng. Tất nhiên việc sống ở một gia đình khác sẽ chẳng thể nào thoải mái như ở nhà bố mẹ đẻ. Nếu người phụ nữ may mắn gặp được mẹ chồng tâm lý. Thì cuộc sống cũng đỡ bỡ ngỡ hơn rất nhiều. Nhưng nếu không may mắn, gặp phải người mẹ chồng khó tính. Hay soi mói và để ý quan sát thái độ của con dâu thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn.

Thậm chí có nhiều người mẹ chồng, ngay từ đầu đã cân đo đong đếm. Xem con dâu có đầy đủ những tố chất và yếu tố mình cần không. Khi không được như ý mình thì mẹ chồng luôn không hài lòng về con dâu. Dù cô ấy có cố gắng và sống tốt đi nữa.

Con người thì mấy ai hoàn hảo tất cả mọi thứ. Con dâu hay mẹ chồng cũng vậy. Ai cũng có những thiếu sót, khuyết điểm. Con dâu sẽ có những điều khiến mẹ chồng không hài lòng. Mẹ chồng cũng có những hành động làm con dâu cảm thấy tổn thương. Nhưng chung quy lại thì mâu thuẫn thường xảy ra phần lớn từ phía mẹ chồng. Một người mẹ chồng khó tính sẽ là cốt lõi của mâu thuẫn. Nhưng cũng có những trường hợp nguyên nhân xuất phát từ con dâu. Một nàng dâu không biết điều là nguyên nhân dẫn tới phát sinh bất đồng.

Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên còn rất nhiều nguyên nhân khác như chông nghe lời mẹ không bênh vợ Chồng không biết cách giải quyết, làng xóm nói xấu, Mẹ chồng quá nuông chiêu con trai

 

2. Cách giải quyết mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ vấn đề của mình với chúng tôi. Đọc thư bạn tôi cảm nhận được rằng, hiện giờ bạn đang thấy rất mệt mỏi, áp lực và có phần tủi thân vì vừa mới sinh nhưng gia đình lại xảy ra mâu thuẫn.

Có thể thấy rằng hai bạn đang ở giai đoạn đầu của hôn nhân, giờ lại mới có thêm một cháu nữa, bạn bắt đầu làm quen với việc làm mẹ nên có nhiều căng thẳng, áp lực cũng là điều dễ hiểu. Như bạn đã chia sẻ thì bạn mới sinh được ba tháng, con bạn còn rất nhỏ, bạn lại thường xuyên đau đầu, mất ngủ. Bạn nghĩ sao về việc đi khám hoặc gặp chuyên gia tư vấn để phòng tránh trầm cảm sau sinh. Trước khi đề cập đến vấn đề mối quan hệ trong gia đình bạn, tôi nghĩ bạn nên cố gắng lấy lại sức khỏe thể chất và tinh thần, chỉ khi nào cơ thể khỏe mạnh bạn mới có thể có suy nghĩ sáng suốt để giải quyết vấn đề của mình. Hơn nữa, bạn cũng cần giữ sức khỏe tốt để chăm con.

Về vấn đề mâu thuẫn gia đình bạn, có lẽ mỗi thành viên ai cũng có những lí do của riêng mình. Tôi không thể khẳng định ai đúng ai sai. Tuy nhiên, nhận ra lỗi lầm của người khác thì dễ, nhưng chúng ta có thể vô tình có lỗi hoặc sai lầm mà chúng ta không biết. Vì vậy, bạn hãy thử bình tĩnh xem xét lại cách cư xử hay thái độ của mình từ trước đến giờ xem có những sai sót gì không để có thể thay đổi cho phù hợp. Bạn à, có thể mỗi thành viên trong gia đình bạn đều có những điều cần phải điều chỉnh nhưng thay đổi bản thân mình bao giờ cũng dễ hơn thay đổi người khác, bởi vậy nếu thấy mình có lỗi gì, bạn hãy suy nghĩ về việc chủ động thay đổi trước. Khi nhận thấy thiện chí của bạn, có thể chồng và mẹ chồng cũng sẽ có thái độ tích cực hơn.

Về quan hệ với mẹ chồng, có thể khoảng cách thế hệ, sự khác nhau về quan niệm về cách sống sẽ khiến hai người dễ xảy ra mâu thuẫn hơn. Người cao tuổi cũng thường kĩ tính hơn. Tuy nhiên, cả bạn và mẹ chồng bạn đều là phụ nữ và đều là những người làm mẹ. Như bạn cũng chia sẻ thì mối quan hệ giữa bạn với mẹ chồng cũng chưa căng thẳng đến mức không thể nói chuyện. Có lẽ khi bà đồng ý lên chăm cháu thì bà cũng có sự yêu quý cháu nhỏ và có lẽ mẹ chồng bạn cũng không muốn hai bạn li hôn. Bởi vậy, bạn hãy suy nghĩ về việc gần gũi hơn với bà và tìm, tập trung nhìn vào những điểm tích cực của mẹ chồng bạn nhé. Bạn có thể nói chuyện với bà về việc chồng bạn muốn li hôn, như vậy vừa có thể hóa giải được mâu thuẫn với mẹ chồng vừa có thể cải thiện mối quan hệ với chồng bạn.

Trong đời sống vợ chồng, việc cùng hợp tác, chia sẻ chung sống lâu dài với nhau mới khó còn chia tay là rất dễ dàng, tuy nhiên con bạn còn rất nhỏ. Cả hai vợ chồng cần suy nghĩ thật cặn kẽ và chỉ đưa ra quyết định khi có sự bình tĩnh. Nếu sau khi cả hai đã cố gắng hết sức mà vẫn không tìm được tiếng nói chung thì nghĩ đến việc chia tay vẫn chưa muộn, còn hiện giờ còn nước còn tát.

Hi vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn bình tĩnh và sáng suốt hơn.

Chúc bạn mọi điều tốt lành!

(Bài viết chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo. Quý khách tuyệt đối không được coi là ý kiến tư vấn cuối cùng của các chuyên gia tâm lí để áp dụng trên thực tế. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài: 1900.6162 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn.)