Hướng dẫn cách chụp ảnh thể thao đơn giản mà đẹp – Thiết bị quay phim

Trong khi đang chơi thể thao, những động tác của các vận động viên diễn ra rất nhanh. Thường chỉ diễn ra trong một cái chớp mắt. Vì vậy, việc chụp ảnh thể thao thật sự là một thách thức lớn với những nhiếp ảnh gia. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách chụp ảnh thể thao đẹp. hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Hướng dẫn cách chụp ảnh thể thao đơn giản mà đẹp

Setup thiết bị sử dụng để chụp ảnh

Đối với một nhiếp ảnh gia, suốt ngày làm việc với chiếc máy ảnh, thì việc tất yếu của họ là phải hiểu rõ máy ảnh của mình. Trong bất kỳ thể loại nhiếp ảnh nào, việc hiểu rõ và thiết lập các thông số máy ảnh phù hợp luôn là điều quan trọng nhất. Đặc biệt là khi bạn chụp thể loại có đối tượng di chuyển với tốc độ cao như chụp ảnh thể thao. Bạn bắt buộc phải nắm rõ phần menu cài đặt của máy ảnh trong lòng bàn tay. Và việc thiết lập các thông số và thay ống kính phải thành thạo như một bản năng. Cách tốt nhất để bạn thành thạo được kỹ năng này chính là phải sử dụng máy ảnh thật nhiều. Càng nhiều càng tốt.

Lựa chọn ống kính chụp phù hợp

Khi bạn chụp ảnh những môn thể thao di chuyển xa và rộng như đua xe, đua ngựa, bóng đá,… Và phải chụp ảnh ở xa thì bạn bắt buộc phải sử dụng ống kính tele. Nên sử dụng những ống kính zoom có khẩu độ lớn để thay đổi tiêu cự một cách dễ dàng. Ống kính bạn lựa chọn phải có khả năng chụp được trong điều kiện thiếu sáng mà tốc độ màn trập vẫn nhanh.

Khi mới bắt đầu tiếp xúc với thể loại này, bạn nên sử dụng ống kính có khẩu độ f/2.8 (70 – 200 mm) hay f/4. Loại ống kính này có trọng lượng nhẹ, dễ dàng mua được ở tất cả những nhà sản xuất. Và giá của loại ống kính này cũng tương đối rẻ. Ống kính có khẩu độ lớn giúp máy ảnh đón nhiều ánh sáng nhất có thể là chụp rõ trong điều kiện thiếu sáng. Nó còn giúp bạn đóng băng được hành động của đối tượng và chụp nhanh hơn.

Lựa chọn ống kính phù hợpLựa chọn ống kính phù hợp

Chọn chế độ lấy nét tự động

Chế độ lấy nét tự động của máy ảnh rất quan trọng đối với thể loại nhiếp ảnh thể thao. Bạn hãy chuyển sang chế độ lấy nét tự động để chụp được những bức ảnh sắc nét hơn. Bạn nên đặt ở chế độ lấy nét liên tục, máy ảnh sẽ tự điều chỉnh lấy nét liên tục. Còn bạn chỉ cần theo dõi đối tượng một cách chính xác theo mỗi hành động. Phải đảm bảo đối tượng của bạn luôn nằm trong vùng lấy nét. Máy ảnh sẽ đoán và tập trung vào nơi mà nó nghĩ rằng đối tượng sẽ di chuyển qua.

Thiết lập tốc độ màn trập phù hợp

Để đóng băng được chuyển động của các đối tượng thì việc sử dụng tốc độ màn trập chính xác là chìa khóa quan trọng. Nếu tốc độ màn trập quá chậm, bức ảnh mà bạn chụp được sẽ bị nhòe.

Để đóng băng được chuyển động của các vận động viên, bạn nên thiết lập tốc độ màn trập nhanh. Ít nhất phải là 1/400 giây. Đối với những môn thể thao có chuyển động nhanh, bạn cần thiết lập tốc độ màn trập nhanh hơn nữa. Ví dụ, để chụp một vận động viên đang thực hiện môn nhảy cầu, tốc độ màn trập ít nhất phải là 1/1600 giây. Hay để đóng băng những giọt nước bắn lên, tốc độ màn trập bạn phải sử dụng là 1/2000 giây.

Ngược lại, sử dụng tốc độ màn trập chậm sẽ tạo được cảm giác chuyển động cho bức ảnh của bạn. Tốc độ màn trập chậm như 1 giây được sử dụng để minh họa những chuyển động của đối tượng. Bức ảnh của bạn sẽ xuất hiện những vệt sáng của chuyển động và vẫn giữ lại được những chi tiết.

Thiết lập tốc độ màn trập phù hợpThiết lập tốc độ màn trập phù hợp

Theo dõi độ nhạy sáng ISO

Trong môi trường có ánh sáng mặt trời, ban ngày, bạn nên sử dụng ISO 400 hoặc là thấp hơn. Còn đối với môi trường nhiều mây hay ở trong nhà, bạn nên sử dụng ISO 800 – 1200. Bạn hãy lưu ý không nên sử dụng ISO cao hơn 1200. Vì độ nhạy sáng này rất dễ khiến ảnh xuất hiện hạt.

Nếu máy ảnh của bạn có chế độ Auto ISO thì hãy sử dụng nó. Chế độ này giúp máy ảnh phát hiện những thay đổi của ánh sáng và tự động điều chỉnh ISO phù hợp. Giúp bạn dễ dàng chụp được toàn bộ hành động của đối tượng khi môi trường có cả khu vực có ánh mặt trời và bóng râm liên tục nhau.

Sử dụng chân máy

Chụp ảnh thể thao rất lâu nên bạn sẽ rất mỏi tay. Và đặc biệt, chuyển động của các đối tượng rất nhanh nên khi chụp sẽ dễ bị rung. Để bức ảnh của bạn không bị mờ, bạn hãy cố định máy ảnh bằng chân máy. Bạn nên chọn loại chân máy gọn nhẹ để giúp di chuyển xung quanh dễ dàng, linh hoạt và không bị va vấp.

Sử dụng chân máySử dụng chân máy

Tìm nguồn cảm hứng

Trước khi cầm máy đi chụp, bạn nên tìm trước những ý tưởng cho mình và chuẩn bị để đỡ mất thời gian. Những ý tưởng đó có thể được tìm thấy trong cuốn tạp chí, xem trên mạng hay tham khảo những nhiếp ảnh gia khác chụp. Bạn đừng hiểu nhầm việc tìm ý tưởng và việc đạo nhái người khác. Việc này chỉ đơn giản là tham khảo bức ảnh của người khác, chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu. Từ đó tự đưa ra ý tưởng của mình và tránh những điểm yếu mà người khác phạm phải.

Hiểu rõ môn thể thao muốn chụp

Bạn phải nghiên cứu kỹ luật chơi và các quy tắc của môn thể thao muốn chụp. Từ đó bạn sẽ phần nào hình dung được những bức ảnh mà mình có thể chụp và lên được kế hoạch chuẩn xác nhất. Bạn sẽ biết được thời điểm nào nên nhấn chụp, dự đoán trước được động tác của đối tượng. Bạn càng hiểu rõ về môn thể thao đó thì hình ảnh của bạn sẽ càng tốt. Nếu có thể, bạn hãy tự mình trải nghiệm môn đó trước để có được cảm nhận hoàn hảo nhất.

Hiểu rõ môn thể thao muốn chụpHiểu rõ môn thể thao muốn chụp

Chọn vị trí chụp tốt

Bạn hãy đến địa điểm chụp sớm và dựa vào kiến thức đã có về môn thể thao để chọn vị trí đặt máy hoàn hảo. Việc đến sớm sẽ giúp bạn có được vị trí không bị những cản trở ngoài ý muốn. Bạn nên đặt máy ảnh ngang hàng với với đối tượng muốn chụp để có góc chụp đẹp nhất.

Thực hành chụp ảnh

Nhiếp ảnh là một loại hình dựa vào kinh nghiệm của bản thân người chụp rất nhiều. Vì vậy bạn cần tập luyện thường xuyên, nhất là với loại hình nhiếp ảnh thể thao này. Bạn hãy thực hành cho đến khi nào đã hoàn toàn tự tin vào khả năng của mình.

Thực hành chụp ảnhThực hành chụp ảnh

Chụp lại những tương tác và cảm xúc

Trong thể thao, những cảm xúc chiến thắng, thất vọng, tương tác giữa những vận động viên là những khoảnh khắc đắt giá. Nó sẽ thể hiện một câu chuyện đầy đủ thông qua bức ảnh bạn chụp được. Lúc khởi động của các vận động viên và những người ở lại khán đài sau khi kết thúc sự kiện của là thời điểm chụp đặc sắc. Bạn cần phải bắt được những biểu hiện trước, trong và sau sự kiện của mọi người. Bạn cũng đừng quá tập trung chụp những vận động viên đang thi đấu. Hãy hướng máy ảnh sang phía khán đài để chụp. Nơi có các huấn luyện viên, gia đình của vận động viên và cả những người hâm mộ nữa. Thường thì nguồn năng lượng lớn nhất trong suốt sự kiện chính là tại những vị trí này.

Không xem lại những bức ảnh đã chụp

Thể loại nhiếp ảnh thể thao rất khác với những thể loại khác như chụp ảnh chân dung hay chụp ngoài trời. Nếu bạn xem lại những bức ảnh mình vừa chụp xong ngay tại vị trí chụp thì bạn rất dễ bỏ lỡ những khoảnh khắc đắt giá tiếp theo. Có rất nhiều người, thậm chí là các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng mắc phải lỗi này.

Không xem lại những bức ảnh đã chụpKhông xem lại những bức ảnh đã chụp

Một lưu ý nhỏ khi chụp ảnh thể thao

Bạn đừng đứng cản tầm nhìn của khán giả trên khán đài. Họ đến đó là để theo dõi trận đấu và cổ vũ cho những vận động viên họ yêu mến. Vì vậy đừng phạm phải điều bất lịch sự cơ bản này. Nếu bắt buộc phải đứng chắn mới chụp được ảnh thì hãy xin lỗi họ trước để tránh những mâu thuẫn đáng tiếc.

Thiết Bị Quay Phim :

Mời bạn tham khảo một số mẫu sản phẩm đang được bán chạy tại

Liên kết:Xổ số miền Bắc