Hướng dẫn cách chăm sóc và cách trồng cây chôm chôm

Quy trình thực hiện cách trồng cây chôm chôm không quá phức tạp và khá đơn giản. Vấn đề bà con cần phải quan tâm đó là quá trình chăm sóc để cây chôm chôm cho quả đạt năng suất cao. Hãy cùng với VNFarm tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây chôm chôm trong bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu cây chôm chôm


Tìm hiểu về cây chôm chôm

1.1. Cây chôm chôm là cây gì?

Cây chôm chôm được trồng rất phổ biến ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Diện tích trồng cây ăn trái, đặc biệt là cây chôm chôm ngày càng tăng cao trong những năm gần đây. Chôm chôm được xem là loại cây trái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con nông dân. Một số giống chôm chôm nổi tiếng và được trồng nhiều ở nước ta: Chôm chôm nhãn, chôm chôm thái, chôm chôm tróc,…

1.2. Cây chôm chôm bao lâu có trái?

Cây chôm chôm sẽ có trái lần đầu tiên sau 4 đến 5 trồng cây, từ vụ thứ 2 mỗi cây chôm chôm sẽ cho năng suất bình quân là 2 tạ/ cây. Cây chôm chôm có thể thu hoạch trong nhiều năm liên tiếp.

1.3. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cây chôm chôm


Giá trị dinh dưỡng trên cây chôm chôm

Giá trị dinh dưỡng

Chôm chôm chứa nhiều vitamin C, chất béo, đồng, canxi, sắt,…có lợi cho sức khỏe con người. Ngoài dùng để ăn tươi, có nhiều hình thức để đóng hộp quả chôm chôm phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Ngoài quả ra thì hạt chôm chôm cũng có công dụng sản xuất dầu ăn và xà phòng do có thành phần dầu cao. Ngoài ra cây và rễ chôm chôm có thể được sử dụng để sản xuất màu và dược phẩm. Sử dụng một lượng chôm chôm vừa đủ có thể hỗ trợ phòng ngừa các bệnh cao huyết áp, tăng đường huyết,…

Giá trị kinh tế

Chôm chôm được cung cấp cho thị trường với giá cao. Người dân thu được lợi nhuận lớn từ quả chôm chôm. Ngoài ra những vườn chôm chôm đạt chuẩn còn được xuất khẩu sang thị trường của các nước khác trên thế giới. 

1.4. Điều kiện trồng cây chôm chôm


Điều kiện thích hợp để trồng cây chôm chôm

Trong điều kiện môi trường hợp lý cây chôm chôm sẽ sinh trưởng và cho năng suất tối ưu:

  • Nhiệt độ thích hợp để chôm chôm phát triển tốt là khoảng 25°C;

  • Cây chôm chôm cần đủ nắng;

  • Cường độ mưa trung bình hàng năm trong khoảng 1.500 – 2.500 mm/năm;

  • Chôm chôm phát triển tốt trên đất màu mỡ, đất đỏ bazan, tầng canh tác dày và có độ pH khoảng  4,5 – 6,5.

Chi tiết các bước thực hiện cách trồng cây chôm chôm có khó không? Để biết chính xác thì hãy xem ngay bài viết bên dưới đây nhé!

2. Các bước chuẩn bị để trồng cây chôm chôm


Các bước chuẩn bị để tiến hành cách trồng cây chôm chôm

2.1. Chuẩn bị đất trồng cây chôm chôm

Đất là yếu tố ảnh hưởng lớn đến cách trồng cây chôm chôm và cả quá trình sinh trưởng của cây. Mặc dù có thể sống trên mọi loại đất nhưng nếu được trồng trên một vùng đất phù hợp cây sẽ phát triển và sinh trưởng tối ưu. Cây cho quả có năng suất và chất lượng cao phù hợp với mong đợi của bà con nông dân. 

Đất tốt là đất màu mỡ và tơi xốp, hơi pha cát. Độ pH tốt nhất cho cây chôm chôm là 6,67.

Xử lý đất:

  • Nếu đất có độ pH thấp, bà con nên tiến hành bón vôi xử lý đất trước khi trồng;

  • Tiến hành bón lót cho đất bằng phân trùn quế, phân bò hoai mục, phân gà hoặc vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ. 

  • Bón lót để xử lý các mầm bệnh có trong đất trước khi trồng 15 – 20 ngày.

2.2. Khí hậu thích hợp với cây chôm chôm

Khí hậu là một yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây chôm chôm. Trong quá trình ra hoa, cây chôm chôm phải có 3 tháng ở trong môi trường khô hạn thì cây mới cho ra quả tốt. Nếu mùa khô kéo dài quá 3 tháng, hoa chôm chôm có thể sẽ rụng và mang đến hiệu suất quả kém.

2.3. Chuẩn bị hố trồng cây chôm chôm

Các hố trồng có kích thước 50x50x50cm, khi đào hố nên để đất sang một bên. Mỗi hố trồng sẽ bón lót khoảng 10kg phân chuồng và 200g lân. Khi bón nhớ trộn đều với đất xung quanh.

2.4. Các phương pháp nhân giống chôm chôm

Đối với cách trồng cây chôm chôm thì có 3 phương pháp nhân giống chính đó là: gieo hạt, chiết, ghép.

2.4.1. Gieo hạt chôm chôm


Gieo hạt chôm chôm 

Phương pháp này không được áp dụng ở các nhà vườn vì lâu cho trái và cây cho hoa đực nhiều, năng suất thấp. Phương pháp này chỉ được nhà vườn dùng để lấy gốc ghép.

Cách thực hiện: 

  • Sau khi tách vỏ hạt chôm chôm bà con nên gieo trực tiếp xuống đất và tưới nước cho ướt đẫm.

  • Phủ lên mặt đất một lớp rơm rạ để giữ ẩm.

  • Có thể sử dụng làm gốc ghép sau khoảng 9 – 12 tháng. Khi chọn cây làm gốc ghép nên chọn những cây thẳng và không bị nhiễm bệnh.

2.4.2. Ghép cành chôm chôm

Đây là kỹ thuật trồng chôm chôm phổ biến nhất khi nhân giống chôm chôm. Có thể sử dụng phương pháp ghép cửa sổ, ghép mắt nhỏ hoặc ghép đoạn cành.

Cách thực hiện:

  • Cắt đôi thân của gốc ghép rồi dùng dao rạch một đoạn khoảng 2cm dọc thân gốc ghép.

  • Cắt gốc chồi ghép thành hình chữ V, vừa với vết rạch trên gốc ghép.

  • Dùng dây nilon quấn chặt thân gốc ghép và chồi ghép. Không để nước thấm vào sẽ làm hư cây ghép

2.4.3. Chiết cành cây chôm chôm


Phương pháp chiết cành trên cây chôm chôm

Cả hai phương pháp chiết cành và ghép cành luôn được bà con nông dân lựa chọn sử dụng. Do khi áp dụng hai phương pháp này cây luôn giữ được đặc tính tốt từ cây mẹ, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt.

Cách thực hiện:

  • Chọn cành chiết và dùng dao khoanh tròn cành chiết. Hai đầu vết chiết cách nhau khoảng 5cm và cách gốc khoảng 20 – 25cm. 

  • Tách vỏ bằng mũi dao, sau đó dùng giá thể đắp vào vết chiết. 

  • Dùng bao nilon bọc giá thể và lấy dây quấn thật chặt. Không để nước thấm vào làm thối vết chiếc.

  • Viết chiết sẽ ra rễ sau 3 – 4 tháng sau khi chiết. Khi đó có thể chuyển cành chiết sang bầu.

  • Sau 5 – 6 tháng có thể lấy cành chiết đem trồng.

2.5. Thời vụ và mật độ trồng thích hợp để trồng cây chôm chôm


Mật độ và thời vụ để trồng cây chôm chôm

2.5.1. Thời vụ trồng cây

Tùy điều kiện môi trường ở những vùng khác nhau sẽ có thời vụ trồng khác nhau:

  • Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: trồng chôm chôm vào mùa mưa hoặc cuối mùa mưa;

  • Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên: trồng chôm chôm từ tháng 6 – 7 dương lịch;

  • Vùng Duyên Hải Nam trung bộ: trồng chôm chôm từ tháng 8 – 9 dương lịch .

2.5.2. Mật độ trồng cây

Có thể trồng theo mật độ 250 cây/ha, khoảng cách giữa các cây là 6,5 x 6,0m. Phải đảm bảo khoảng cách trồng giữa các cây không quá gần nếu muốn trồng nhiều cây chôm chôm.

3. Hướng dẫn cách trồng cây chôm chôm tại vườn đúng kỹ thuật


Cách trồng cây chôm chôm 

Chi tiết các bước thực hiện kỹ thuật trồng cây chôm chôm

  • Đào một lỗ nhỏ ở giữa hố trồng, đảm bảo chiều sâu của lỗ sẽ lớn hơn chiều cao của bầu cây chôm chôm từ 2 đến 3cm.

  • Dùng dao rạch để bóc túi nilon quanh bầu cây chôm chôm, cắt bỏ rễ cái và đặt cây vào hố.

  • Quá trình lấp đất thì cần chú ý nén chặt đất xung quanh cây chôm chôm để cố định cây, giảm nguy cơ bị gió làm lung lay gốc. Lưu ý không trồng âm vào khu vực thân cây.

  • Làm bồn cho cây chôm chôm với đường kính khoảng từ 1 đến 1.2m để hạn chế nước chảy ra ngoài khi tưới cây.

  • Cắm cọc buộc thân cây chôm chôm vào cọc để tránh gió làm lây gốc.

  • Thời gian đầu có thể tiến hành trồng xen canh một số loại rau ở dưới gốc để giữ ẩm, đồng thời tránh để cỏ dại mọc um tùm.

Đây là chi tiết cách trồng chôm chôm được VNFarm tổng hợp từ bà con nhà vườn có nhiều năm kinh nghiệm trồng cây chôm chôm.

4. Hướng dẫn cách chăm sóc cây chôm chôm

Cần thực hiện tốt ngay từ cách trồng cây chôm chôm để quá trình chăm sóc chôm chôm sau này sẽ đơn giản, dễ dàng hơn. Chi tiết cách chăm sóc cây chôm chôm như sau:


Cách chăm sóc cho cây chôm chôm

4.1. Tưới nước cho cây chôm chôm

Sau khi trồng cần lưu ý tưới nước cho cây chôm chôm. Đây là một trong những cách trồng cây chôm chôm mà bà con cần lưu ý:

  • Nếu trồng cây chôm chôm vào đầu mùa mưa không cần tưới quá nhiều. Đối với những vườn chôm chôm trồng vào mùa khô cần phải lưu ý tưới nước thường xuyên. 

  • Khi tưới nước cho cây cần chú ý tránh tươi quá nhiều gây ngập úng, gây ra tình trạng đóng váng trên cây chôm chôm. Việc tưới quá nhiều nước còn dẫn đến hiện trạng rễ cây bị thối hóa. Quá trình sinh trưởng và phát triển sau này của cây chôm chôm sẽ bị hạn chế. 

  • Do đó, khi tưới nước cho cây chôm chôm cần lưu ý lượng nước và thời điểm tưới thật phù hợp.

4.2. Bón phân cho cây chôm chôm

Bón phân sẽ kích thích quá trình sinh trưởng và giúp cây chôm chôm ra nhiều quả to và là bước không thể thiếu trong cách chăm sóc cây chôm chôm. Tùy vào từng giống cây và tình trạng đất mà tiến hành bón thêm phân bón cho phù hợp.

  • Năm đầu: Tiến hành bón cho mỗi gốc 100g NPK 15:15:15 sau khi trồng được hơn 1 tháng;

  • Năm thứ 2: Tiến hành bón cho mỗi gốc 100g N và 50g K2O hoặc 200g urê và 80g KCl. Nên bón 2 lần trong năm.

  • Những năm sau: Tăng lượng phân bón thêm 10% mỗi năm.

4.3. Kiểm soát côn trùng gây hại trên cây chôm chôm


Sâu bệnh hại thường có ở cây chôm chôm

Xem thêm:

Điều kiện côn trùng gây hại phát triển

Trong mùa mưa, sâu bệnh gây hại phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Những cây chôm chôm bị sâu bệnh hại tấn công thường có năng suất bị giảm đi trầm trọng. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của trái sau khi thu hoạch. 

Biện pháp phòng trừ

Việc phát hiện kịp thời và sử dụng các biện pháp phòng trừ là điều cần thiết. Bảo vệ cây chôm chôm khỏi bệnh dịch sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Một trong những 

cách chăm sóc cây chôm chôm để có được năng suất thu hoạch cao:

  • Nhổ cỏ xung quanh gốc cây để phá hủy môi trường sống của côn trùng gây hại;

  • Thăm vườn mỗi ngày để phát hiện sâu bệnh nhanh chóng;

  • Sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ để tiêu diệt sâu hại trên cây.

  • Thực hiện cắt tỉa, loại bỏ những cành lá bị sâu hại, những cành bị khô.

5. Thu hoạch chôm chôm


Thời gian thu hoạch chôm chôm

Khoảng 4 tháng sau khi cây chôm chôm ra hoa là bà con có thể tiến hành thu hoạch. Tuy nhiên thời điểm thu hoạch của các giống chôm chôm khác nhau sẽ hoàn khác nhau. Khi thu hoạch nên lựa chọn những quả chôm chôm có màu vàng hoặc đỏ sẫm. Để thu hoạch những trái chôm chôm đồng đều và có mẫu mã đẹp thì nên chia thành nhiều đợt để thu hoạch.

 Việc chia thành nhiều đợt còn giúp cho cây trồng tránh được sự tấn công của các loài côn trùng gây hại.

Với cách trồng cây chôm chômVNFarm chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng có thể giúp bạn tạo trồng được một vườn chôm chôm trĩu quả. Điều bạn cần phải quan tâm đó là quá trình chăm sóc cây để cây phát triển tốt. Cây chôm chôm được chăm sóc tốt sẽ sinh trưởng tốt và cho quả có chất lượng và năng suất cao.