✅ HRBP là gì? Vai trò của HRBP đối với một doanh nghiệp – Tanca
Ngày cập nhật 08/06/2022
HRBP là gì mà đang trở thành một trong những bộ phận quản trị quan trọng nhất trong doanh nghiệp? Nhiều doanh nghiệp cũng đang tăng cường chú trọng đầu tư vào bộ phận này trong chiến lược kinh doanh tổng thể. Hãy cùng Tanca tìm hiểu HRBP là gì? Và bộ phận đang giúp các doanh nghiệp phát triển như thế nào qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
HRBP là công việc gì?
1. HRBP là gì?
1.1. Nguồn gốc và sự ra đời của HRBP
Mô hình nhân sự HRBP lần đầu tiên được đề xuất bởi Dave Ulrich vào thập niên 1990. Theo Ulrich cho biết, bộ phận nhân sự vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp. Bởi họ có thể thay đổi và định hình hướng đi cho toàn bộ doanh nghiệp.
Cùng với thời gian, bộ phận này ngày càng được ứng dụng nhiều trong các doanh nghiệp. Hầu hết các chức vụ, vị trí cao của bộ phận nhân sự sẽ thực hiện luôn công tác của HRBP. Vậy HRBP là gì?
1.2. Khái niệm HRBP
HRBP (Human Resource Business Partner) là Đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh. Ở vị trí này, HRBP có kinh nghiệm làm việc trực tiếp với lãnh đạo cấp cao để tổ chức và phát triển chương trình nhân sự, điều này hỗ trợ chặt chẽ cho các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Thay vì làm các công việc nhân sự nội bộ truyền thống như trước đây (đào tạo, phúc lợi cho nhân viên…), HRBP sẽ làm việc chặt chẽ cùng với ban lãnh đạo cấp cao để đưa ra được bức tranh toàn cảnh các vấn đề kinh doanh trong doanh nghiệp, họ phải thường xuyên tham gia các buổi họp để đánh giá kế hoạch, mục tiêu, đưa ra được tầm nhìn chiến lược tổng thể của doanh nghiệp.
Đặt đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh liên hệ chặt chẽ với ban lãnh đạo điều hành làm cho bộ phận trở thành một phần của chiến lược kinh doanh. Cùng với thời gian, mô hình HRBP ngày càng trở nên phổ biến trong các tổ chức doanh nghiệp.
2. Vai trò của HRBP đối với một doanh nghiệp
Vai trò của HRBP là đảm bảo chính sách và thủ tục nguồn nhân lực trong toàn doanh nghiệp nhằm phù hợp với nhu cầu, mục tiêu và định hướng của lãnh đạo. Ít tập trung vào các công việc như quản trị, tuân thủ và quản lý…
Thay vì thực hiện các khóa đào tạo hàng ngày hoặc xử lý chính sách, tin tuyển dụng, thì đối tác kinh doanh nhân sự làm việc với bức tranh toàn cảnh. Các vai trò của vị trí này cụ thể như sau:
-
Làm việc với ban lãnh đạo điều hành để xác định nhu cầu kinh doanh và cộng tác với bộ phận nhân sự (bao gồm cả nhà tuyển dụng bên ngoài) để giúp đáp ứng những nhu cầu này.
-
So sánh các mục tiêu kinh doanh với cấu trúc hiện tại của các đơn vị kinh doanh và phân bổ nhân sự hợp lý.
-
Dẫn dắt quy trình tuyển dụng cho các vị trí ưu tiên cao, từ viết mô tả công việc đến sàng lọc và phỏng vấn các ứng viên.
-
Theo dõi ngân sách nhân sự và ủng hộ việc phân bổ lại ngân sách tiền lương cho các vị trí hoặc bộ phận có mức độ ưu tiên cao khi cần thiết.
Về bản chất, HRBP là người cố vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến nhân sự. Điều quan trọng đối với các cá nhân trong vai trò này là phải hiểu đầy đủ các mục tiêu chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Đồng thời giải thích vai trò mà bộ phận Nhân sự có thể thực hiện trong việc giúp doanh nghiệp được những kết quả tốt và thúc đẩy giá trị cho doanh nghiệp.
Có thể thấy rằng, HRBP có một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, được trao quyền đảm nhận vai trò chiến lược có thể tạo ra sự khác biệt trong toàn bộ doanh nghiệp.
Theo dữ liệu của Gartner, HRBP có hiệu suất cao có thể cải thiện hiệu suất của nhân viên lên đến 22%, giữ chân nhân viên lên đến 24%, doanh thu lên đến 7% và lợi nhuận lên đến 9%. Vì vậy, sử dụng mô hình HRBP thật sự cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay.
Vai trò của HRBP trong doanh nghiệp
3. Phân biệt mô hình HRBP và HR truyền thống
HR là một bộ phận chỉ tập trung vào các nhiệm vụ hành chính và các vấn đề tuân thủ liên quan đến việc tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân viên. Trong khi đó, HRBP có một vai trò khác là đánh giá kế hoạch tổng thể dài hạn cho doanh nghiệp.
HR thường làm việc liên quan đến các đơn vị riêng lẻ và nhỏ trong một doanh nghiệp. Họ làm việc với các nhà quản lý bộ phận để phát triển một kế hoạch tuyển dụng đúng người với các kỹ năng cần thiết đặc biệt cho việc mở rộng nhân sự trong lĩnh vực đó.
Nhưng với HRBP, họ sẽ có ý tưởng tốt hơn về kế hoạch tuyển dụng cụ thể, định hướng sử dụng nhân sự trong doanh nghiệp. Công việc của họ liên quan trực tiếp đến thành công trong kinh doanh hiện tại và tương lai. Họ ít quan tâm hơn đến các vấn đề quản trị và tuân thủ, chú trọng nhiều hơn về cách một kế hoạch chiến lược để tuyển dụng và giữ chân nhân viên hiệu quả của một đơn vị kinh doanh.
Nói tóm lại, thay vì là một vị trí hỗ trợ hành chính về các vấn đề của nhân viên, HRBP là một vị trí nguồn lực chiến lược và hoạt động dài hạn.
Điều quan trọng cần lưu ý là ranh giới giữa HR và HRBP có thể tùy thuộc vào doanh nghiệp. Không phải tất cả các doanh nghiệp đều phân biệt riêng lẻ vai trò của hai mô hình này.
4. Mô tả công việc của một HRBP
Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, bộ phận này có thể chịu trách nhiệm trong nhiều công việc. Tuy nhiên, các công việc chính của họ như sau:
4.1. Lập kế hoạch chiến lược
Một HRBP tốt cần có khả năng sắp xếp kế hoạch làm việc tốt, bằng cách tập trung vào lực lượng lao động hiện có trong doanh nghiệp và đội ngũ nhân sự trong tương lai. Các công việc mà họ sẽ cần phải thực hiện bao gồm:
-
Đào tạo lại kỹ năng và nâng cao kỹ năng: Xác định nhu cầu đào tạo và hỗ trợ chức năng L&D (Learning & Development – Học tập và phát triển) trong việc điều chỉnh các chương trình đào tạo với các mục tiêu kinh doanh.
-
Lập kế hoạch lực lượng lao động chiến lược: Đảm bảo lực lượng lao động của công ty có quy mô, hình dạng, chi phí phù hợp cho tương lai.
-
Lập kế hoạch kế nhiệm: Lựa chọn và phát triển các tài năng chủ chốt để tạo điều kiện cho các tài năng đảm nhiệm các vai trò quan trọng.
4.2. Tư vấn cho lãnh đạo về vấn đề nhân sự
Một HRBP phải hiểu rõ về những thách thức hiện tại và tương lai ảnh hưởng đến những người trong tổ chức của họ. Đây là cách họ có thể cung cấp lời khuyên và huấn luyện hiệu quả cho các bên liên quan chính.
Tuy nhiên, HRBP chỉ nên là cố vấn chứ không phải là người lo mọi việc. Công việc của họ là trao quyền cho lãnh đạo để giải quyết mọi vấn đề của mọi người trong tổ chức.
Dưới đây là một số trách nhiệm cụ thể:
-
Tiến hành các cuộc họp hàng tuần hoặc hai tuần một lần với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và đưa ra lời khuyên về nhân sự khi cần thiết.
-
Cập nhật các luật và quy định về việc làm cũng như các yêu cầu pháp lý khác liên quan đến quản lý con người, để giúp các nhà lãnh đạo đảm bảo tuân thủ.
-
Cung cấp hướng dẫn về việc tạo và thực hiện các quy trình và chính sách nhân sự.
Công việc của chuyên viên HRBP
4.3. Xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh
Chuyên viên HRBP giúp tổ chức của họ giành được khách hàng, thu hút và giữ chân những nhân tài giỏi nhất. Họ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng doanh nghiệp của họ có thể lập chiến lược, đào tạo và thích ứng để phát triển sản phẩm tốt nhất.
-
Thực hiện hướng dẫn quản lý hiệu suất hàng ngày cho các nhà quản lý (ví dụ: cố vấn, lập kế hoạch nghề nghiệp, huấn luyện, v.v.)
-
Giúp các nhà quản lý đối phó với các vấn đề liên quan đến tổ chức, con người.
-
Tối ưu hóa thiết kế tổ chức để tăng năng suất và cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp.
-
Phối hợp với các thành viên khác trong nhóm nhân sự để thực hiện các chiến lược tuyển dụng sáng tạo và toàn diện.
-
Thực hiện các biện pháp kỷ luật và khen thưởng ghi nhận để tăng kết quả cuối cùng và sự tham gia của nhân viên.
Đọc thêm: Những điều nhà quản lý cần biết để giao việc đúng cách cho nhân viên
4.4. Duy trì văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ
Giúp xây dựng và duy trì văn hóa tổ chức mạnh mẽ, cũng như liên tục cải thiện trải nghiệm của nhân viên là trách nhiệm cốt lõi của các chuyên viên HRBP.
Các công ty thường sẽ yêu cầu bộ phận này thực hiện công việc sau:
-
Cung cấp lời khuyên và đề xuất các sáng kiến liên quan đến văn hóa doanh nghiệp.
-
Thực hiện các can thiệp về sức khỏe, sự đa dạng và hòa nhập của nhân viên, hoặc quản lý nhân tài.
-
Phối hợp với quản lý và nhân sự để giải quyết các xung đột và giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ tích cực của nhân viên, duy trì một môi trường làm việc tốt, xây dựng tinh thần tích cực trong doanh nghiệp.
5. Chuyên viên HRBP giỏi cần những năng lực gì và có mức lương thế nào?
5.1. Chuyên viên HRBP cần những năng lực gì?
Để trở thành chuyên viên HRBP chuyên nghiệp, bạn cần có những kỹ năng và năng lực nhất định. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê một số năng lực một chuyên viên HRBP cần có:
5.1.1. Năng lực tổ chức
Các kỹ năng tổ chức như quản lý thời gian và kỷ luật bản thân rất quan trọng đối với một chuyên viên HRBP. Để một sáng kiến đạt được kết quả tối ưu nhất, người ta cần lên lịch cẩn thận và thực hiện kịp thời các bước, các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.
Ngoài ra, kỹ năng tổ chức sẽ giúp phối hợp các tính cách trong một doanh nghiệp để thực hiện một số hành động nhất định.
5.1.2. Năng lực giao tiếp, đồng cảm
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp tốt đối với bất kỳ vai trò nào trong tuyển dụng nhân sự, và đặc biệt là chuyên viên HRBP. Vì nguồn nhân lực là một bộ phận “con người”, các chuyên gia nhân sự cần phải là người biết lắng nghe, giao tiếp và đồng cảm.
HRBP tượng trưng cho cầu nối giữa tổ chức và nhân viên của tổ chức. Do đó, các chuyên gia trong vai trò này phải có khả năng diễn giải và đàm phán một cách thuyết phục với cả giám đốc điều hành cấp C và nhân viên tuyển dụng, cũng như phối hợp thành công các hành động của nhân sự chủ chốt khác nhau để tránh thiếu sự liên kết trong một nhóm.
5.1.3. Có năng lực tư duy về mô hình kinh doanh, chuỗi giá trị BU
Ngoài kiến thức về cách thức hoạt động của doanh nghiệp thì HRBP cần phải có tư duy về mô hình, chuỗi giá trị BU (đơn vị kinh doanh) mà mình là đối tác. Hơn nữa, vì các chuyên gia trong vai trò này thường giải quyết vấn đề về quản lý nhân sự, khi đáp ứng được năng lực này sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh và kịp thời đáp ứng nhu cầu nhân sự.
5.1.4. Có tư duy chiến lược
Tư duy chiến lược là điều quan trọng hàng đầu đối với chuyên viên HRBP. Họ thường phải làm việc với ban lãnh đạo cấp cao và là người đồng sáng tạo ra các quyết định hình thành nên sự thành công trong kinh doanh của công ty.
5.2. Chuyên viên HRBP có mức lương như thế nào?
Nói đến mức lương của HRBP, vị trí này có yêu cầu công việc rất “nặng” đòi hỏi kiến thức nền tảng và kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ hiệu quả,… Bù lại, mức lương cũng rất xứng đáng với công sức bỏ ra. Trung bình, mức lương của HRBP dao động từ 1000 đến 1700 USD/tháng. Các số liệu cụ thể phụ thuộc vào công ty, năng lực và kinh nghiệm của bạn.
Mức lương chuyên viên HRBP thường rất cao
Đọc thêm: Những kỹ năng chuyên môn cần có để trở thành một nhân sự giỏi
6. Kết luận
Vai trò của một chuyên viên HRBP rất đa dạng và đầy thách thức. Hiểu rõ về bản chất và mô tả công việc của mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả và ngày phát triển bộ phận quản trị nhân sự. Hy vọng qua những thông tin bài viết mà Tanca đã chia sẻ, sẽ phần nào giúp bạn đọc thu nạp được những kiến thức quản trị hay nhất!
>>>Đọc thêm:
Phần mềm HRM là gì? TOP 4 điều cần biết
Tư vấn chọn phần mềm quản lý công việc hiệu quả cho doanh nghiệp
Tuyển dụng nhân sự cấp cao: cần cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng