HRBP là gì? Tìm hiểu vai trò và công việc thường ngày của HBRP

Mô hình đối tác chiến lược nhân sự, hay còn gọi là HRBP giúp đẩy mạnh vai trò của nhân sự trong doanh nghiệp. Họ trở thành đối tác với phòng ban khác trong việc thực hiện các chiến dịch nhân sự mà doanh nghiệp đã đề ra.

Bài viết này sẽ đề cập chi tiết nhất cho các HR về mô hình đối tác chiến lược nhân sự. Từ đó phát huy vai trò nhân sự trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Mô hình đối tác chiến lược nhân sựMô hình đối tác chiến lược nhân sự

1. HRBP là gì? 

HRBP là Human Resource Business Partner, hay hiểu tiếng Việt là Nhân sự – Đối tác kinh doanh hoặc gọi là Đối tác nhân sự.

Không giống như bộ phận nhân sự truyền thống, HRBP sẽ không tập trung vào việc quản trị, tuân thủ hay đào tạo, xử lý vấn đề phúc lợi của nhân viên. HRBP được kỳ vọng là sẽ phối hợp chặt chẽ cùng lãnh đạo cấp cao để thấy được bức tranh tổng thể doanh nghiệp. 

HRBP là Human Resource Business Partner - Đối tác nhân sựHRBP là Human Resource Business Partner - Đối tác nhân sự

Có thể nói, HRBP sẽ thường xuyên tham gia vào những buổi trao đổi về sứ mệnh, tương lai của doanh nghiệp, chiến lược tổng thể của công ty. Ý hiện của họ là cơ sở để lãnh đạo cấp cao đưa ra những chiến lược phù hợp nhất cho công ty.

Mô hình đối tác nhân sự hiện đang rất phổ biến ở trên thế giới cũng như Việt Nam, đặc biệt là khi nước ta đang có rất nhiều doanh nghiệp cỡ vừa và lớn.

2. Tại sao doanh nghiệp bạn cần có vị trí HRBP?

Như đã nói ở trên, HRBP sẽ không chỉ đơn giản là làm những công việc hành chính, tính lương,… thông thường. Họ đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng đối với sự phát triển của công ty.

Những lý do doanh nghiệp nên có 1 vị trí HRBP gồm:

  • HRBP giúp lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược để kinh doanh hiệu quả hơn.

  • Đóng vai trò như một chuyên gia quản lý nhân sự để cân đối hiệu suất – chi phí và lợi nhuận cho tổ chức.

  • HRBP tham vấn cho người lao động, là tiếng nói của nhân viên, khuyến khích người lao động phát huy tối đa năng lực.

  • Quản lý sự thay đổi để đảm bảo các cải tiến trong doanh nghiệp, định hình văn hóa của tổ chức và nâng cao năng lực chuyển hóa của công ty.

Có thể nói, HRBP được trao quyền đảm nhận vai trò chiến lược, có thể tạo ra sự khác biệt trong doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tổ chức.

HRBP đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lượcHRBP đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược

3. Vai trò và nhiệm vụ chính của HRBP

Với vai trò là Strategic Partner – Đối tác chiến lược:

  • Mô hình điều chỉnh chiến lược nhân sự để đáp ứng cho nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp.

  • Phát triển và kế thừa hệ thống lãnh đạo

  • Nhận diện được thước đo quan trọng của nhân sự. Những chiến lược kinh doanh mới mà doanh nghiệp hướng đến. Những vấn đề về con người trước khi nó có sự ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

  • Ưu tiên cho những nhu cầu liên quan đến nhân sự trước.

  • Tái cấu trúc theo các mục tiêu hay các chiến lược đã đề ra.

  • Thấu hiểu nhu cầu của các nhân sự đối với doanh nghiệp, giúp họ phát huy được thế mạnh.

Với vai trò là Operations Manager – Quản lý hoạt động:

  • Mô hình giúp cho người quản lý, HR, doanh nghiệp đánh giá được thái độ và năng suất làm việc của nhân viên.

  • Truyền đạt những văn hóa làm việc trong doanh nghiệp đến với người lao động; chính sách và quy trình hoạt động.

  • Đảm bảo các chương trình tuyển dụng, đào tạo, định hướng nhân sự, phát triển theo văn hóa doanh nghiệp

  • Hỗ trợ nhân viên cập nhật được những sáng kiến mà ban lãnh đạo đề ra để cải thiện hiệu suất.

Với vai trò là Emergency Responder – Phản ứng khẩn cấp:

  • Trong HRBP cũng sẽ giúp cho các HR chuẩn bị được những cách xử lý tình huống khác nhau.

  • Phản ứng nhanh chóng với những tình huống khiếu nại, các câu hỏi từ người lao động, lãnh đạo. Đáp ứng nhu cầu các nhân sự trong doanh nghiệp.

Với vai trò là Employee Mediator – Đóng vai trò người hòa giải:

  • Mô hình HRBP với mục đích quản lý vấn đề cạnh tranh cá nhân trong tổ chức, giải quyết mẫu thuận và ứng phó với những nhu cầu cần thay đổi

  • Bên cạnh đó là giải quyết những vấn đề chính trị trong nội bộ doanh nghiệp hay những kế hoạch kinh doanh được triển khai.

4. Khác biệt giữa HR & HRBP

Có rất nhiều người lầm tưởng rằng HR và HRBP là giống nhau. Tuy nhiên 2 vị trí này có sự khác biệt rõ ràng về yêu cầu năng lực cũng như phạm vi công việc.

Nội dung
HR
HRBP

Yêu cầu năng lực

– Có kỹ năng quản lý nhân sự

– Có khả năng giao tiếp

– Đàm phán và thuyết phục tốt

– Có kỹ năng giải quyết vấn đề

– Có thể đọc vị được người đối tượng

– Có kỹ năng quản lý nhân sự

– Có khả năng giao tiếp

– Đàm phán và thuyết phục tốt

– Có kỹ năng giải quyết vấn đề

– Có thể đọc vị được người đối tượng

– Có tầm nhìn doanh nghiệp

– Biết cách lên kế hoạch, lập chiến lược kinh doanh

Phạm vi công việc

– Tuyển dụng

– Xây dựng các chính sách, quy trình và quy định công ty.

– Chấm công, tính lương và các công việc liên quan đến phúc lợi.

– Các công việc hành chính như giấy tờ nhân sự nhận việc, nghỉ việc.

– Đào tạo nhân sự.

– Kết nối với từng vị trí trong công ty để đưa ra chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh.

– Xây dựng, đào tạo nhân sự nòng cốt và nhân sự kế cận.

– Tư vấn nhân sự, sắp xếp nhân sự phù hợp với hoạt động kinh doanh, đảm bảo tối ưu chi phí, hiệu quả cao.

5. Mô tả công việc của HRBP

Nếu công ty của bạn đang cần tìm kiếm một chuyên gia HRBP thì có thể tham khảo mô tả công việc dưới đây. Tùy theo đặc thù của doanh nghiệp mà bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp.

Nhiệm vụ công việc

  • Đánh giá nhu cầu phát triển của đội ngũ, đưa ra những sáng kiến, giải pháp liên quan đến nhân sự.

  • Đề xuất những giải pháp phù hợp với mục tiêu kinh doanh cho lãnh đạo.

  • Quan sát, lắng nghe những phản hồi từ nhân sự trong công ty để có cái nhìn chính xác nhất, đồng thời tháo gỡ khó khăn nhân sự gặp phải.

  • Xây dựng các chương trình đào tạo nhân sự, đồng thời quản lý các chương trình đó.

  • Phân tích, báo cáo dữ liệu nhân sự dựa trên nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

HRBP cần phối hợp với những bộ phận khác trong doanh nghiệp để lên kế hoạchHRBP cần phối hợp với những bộ phận khác trong doanh nghiệp để lên kế hoạch

Năng lực yêu cầu

  • Hơn 5 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.

  • Có kỹ năng giải quyết vấn đề.

  • Kỹ năng quản lý dự án, phân tích, đưa ra quyết định dựa trên số liệu.

  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình.

  • Am hiểu thị trường, ngành hàng công ty kinh doanh.

  • Có khả năng tiếng Anh tốt.

Trình độ giáo dục

  • Bằng cử nhân trở lên.

  • Có bằng lĩnh vực quản trị nhân sự, quản trị doanh nghiệp… là lợi thế.

  • Có chứng nhận SHRM hoặc tương đương.

Các chế độ đãi ngộ:

  • Theo quy định của công ty.

Để được cung cấp lộ trình phát triển nghề nghiệp HRBP chuyên nghiệp, hãy tham khảo khóa học HRBP MANAGER ONLINE của Link Power – đơn vị tiên phong đào tạo HRBP tại Việt Nam. Với phương pháp học tập 70-20-20, người học có thể áp dụng kiến thức khóa học vào thực tiễn tại doanh nghiệp ngay lập tức.

6. Mức lương vị trí HRBP tại thị trường Việt Nam 

Theo Glassdoor (Toàn cầu), so sánh với các vị trí nhân sự cao cấp khác, mức lương của HRBP manager nhỉnh hơn. Với tính chất và trọng trách công việc nặng nề hơn so với các vị trí nhân sự khác làm việc trong doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Vị trí
Mức lương theo năm
Mức lương theo tháng

Đối tác nhân sự HRBP

$92.956

$7,747

Giám đốc nhân sự

$103,310

$8,609

Quản lý nhân sự

$82,454

$6,871

Nhân viên nhân sự

$61,386

$5,115

Có thể thấy, đây là mức thu nhập dành cho chuyên gia không hề nhỏ. Tuy nhiên HRBP manager có trọng trách rất lớn để kết nối với các phòng ban và đưa ra chiến lược nhân sự tốt nhất!

7. HRBP và xu hướng chuyển đổi chức năng nhân sự trong tương lai

Khi HR trở thành đối tác kinh doanh thì bộ phận nhân sự sẽ không còn cứng nhắc và tạo ra chi phí nữa. Thay vào đó, đây chính là cơ hội để tăng lợi nhuận cho công ty. Tương lai, HRBP sẽ trở thành cầu nối giữa bộ phận nhân sự, ban điều hành, quản lý cấp cao và nhân viên trong công ty.

Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh của công nghệ số, các HR có thể giảm nhẹ được những tác vụ hành chính thông qua các phần mềm quản lý, có thời gian để đảm nhiệm các công việc như một HRBP. Đây chính là cơ hội để HR có thể “nâng cấp” bản thân và tiến gần hơn vị trí của HRBP.

Một trong những ứng dụng quản lý nhân sự được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là MISA AMIS HRM.

AMIS HRM là phần mềm nằm trong AMIS Platform của MISA. Giải pháp này giúp việc quản trị nhân sự thông minh và hiệu quả hơn, tối ưu quy trình làm việc của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp.

MISA AMIS HRM - Giải pháp quản trị nhân sự trong thời đại 4.0MISA AMIS HRM - Giải pháp quản trị nhân sự trong thời đại 4.0

Các tính năng của AMIS HRM

  • Tuyển dụng: Thu hút và sàng lọc ứng viên từ nhiều nguồn khác nhau, tạo ra sự chuyên nghiệp trong quy trình tuyển dụng, nâng cao thương hiệu tuyển dụng.

  • Quản lý thông tin nhân sự: Các dữ liệu được số hóa, quản lý tập trung tất cả các thủ tục nhân sự, giảm tối đa việc dùng giấy tờ.

  • Quản lý phúc lợi, đãi ngộ: Chấm công tự động, tính lương linh hoạt, đầy đủ thủ tục về BHXH, thuế TNCN theo quy định.

  • Đánh giá nhân sự: Xây dựng được khung năng lực và đánh giá nhân sự khách quan, đây là căn cứ để hoạch định và xây dựng được chế độ đãi ngộ cho nhân viên.
  • Đào tạo và phát triển: Lên kế hoạch đào, phát triển online, offline, quản lý công tác học và thi của nhân viên.

Vì sao doanh nghiệp nên dùng AMIS HRM?

  • Các nghiệp vụ của HR được tự động hóa, hạn chế tối đa những thao tác thủ công.

  • Đồng bộ toàn bộ dữ liệu giữa các ứng dụng, tiết kiệm thời gian, công sức nhập liệu.

  • Quản lý trên mọi thiết bị, ngay cả khi bạn không đến công ty.

  • Công nghệ tiên tiến với máy học scan, ứng dụng AI, trợ lý ảo báo cáo chi tiết.

  • Báo cáo khoa học, trực quan giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể nhất.

  • Dữ liệu lưu trữ trên Cloud, có phân quyền sử dụng, khả năng bảo mật tốt.

Để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của AMIS HRM và trải nghiệm dùng thử sản phẩm, doanh nghiệp có thể đăng ký dưới đây.

Dùng ngay miễn phí

8. Tạm kết

Với mô hình HRBP, một nhân sự giỏi, một người quản lý tốt có vai trò rất lớn cho sự phát triển hệ thống. Thành công của kinh doanh cần được xây dựng và phát triển bền vững dựa trên nguồn lực con người, chính sách, chiến lược đào tạo. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp, anh chị sẽ có thêm kiến thức để tự tin thực hiện được những nhiệm vụ chiến lược đã đề ra trong doanh nghiệp.

 2,225 

Đánh giá bài viết

[Tổng số:

3

Trung bình:

5

]