Housekeeping Là Gì? Khám Phá Vai Trò, Công Việc Housekeeping – Chefjob.vn

Trong kinh doanh khách sạn, chất lượng Dịch vụ được đảm bảo, mang lại cảm giác hài lòng cho khách lưu trú một phần lớn nhờ công sức của bộ phận Housekeeping. Vậy Housekeeping là gì? Nhiệm vụ của bộ phận Buồng trong khách sạn như thế nào? Cùng Chefjob.vn đi tìm câu trả lời chính xác nhất nhé.

Housekeeping là bộ phận quan trọng trong khách sạn, chịu trách nhiệm mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái nhất cho khách khi lưu trú tại phòng ở khách sạn. Đã là nhân sự ngành này, bạn cần nắm rõ công việc Housekeeping là gì, từ đó xác định mối liên hệ với các bộ phận khác trong khách sạn để có sự phân công công việc cho phù hợp.

boọ phận housekeepingboọ phận housekeepingHousekeeping chỉ bộ phận làm phòng khách sạn – Ảnh: Internet

Housekeeping chỉ bộ phận làm phòng khách sạn – Ảnh: Internet

Housekeeping là gì?

Housekeeping là thuật ngữ chỉ bộ phận chịu trách nhiệm lau dọn, vệ sinh phòng ở trong khách sạn. Housekeeping đảm bảo phòng ốc luôn sạch đẹp trước khi khách đến và sau khi khách trả phòng. Nhiệm vụ quan trọng của Housekeeping là duy trì tiêu chuẩn phòng lưu trú của khách sạn. Trong công việc, Housekeeping thường xuyên phối hợp với bộ phận Tiền sảnh để liên tục cập nhật tình trạng phòng.

Công việc của nhân viên Buồng phòng khách sạn

  • Công việc chính của nhân viên Buồng phòng là dọn phòng trước, trong và sau thời gian lưu trú của khách hàng, thời gian dọn mỗi phòng thông thường từ 15 – 20 phút.
  • Tuân thủ đúng cách trải ga giường khách sạn, đảm bảo tươm tất và thẳng nếp, làm sạch giường, thay chăn ga, gối đệm mới.
  • Lau sạch mọi ngóc ngách trong phòng, bao gồm cả cửa chính, cửa sổ, bàn ghế…
  • Lau rửa sàn nhà, tẩy đi các vết bẩn, ố trên sàn, hút bụi sàn nhà, ghế sô-pha trong phòng…
  • Lau sạch phòng vệ sinh, bao gồm: Vòi nước, bồn tắm, gương soi, bồn rửa mặt…
  • Thay toàn bộ khăn tắm mới, các vật dụng cần thiết khác nếu đã bỏ đi hoặc cần thay thế.
  • Rửa sạch các cốc nước trong phòng, đổ đầu lọc trong gạt tàn (nếu có).
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị: Tivi, tủ lạnh, máy lạnh… và báo về cấp trên nếu có sự cố.
  • Đối với khách check-out, nhân viên Housekeeping kiểm tra khách có để quên đồ không, đồng thời kiểm tra tình trạng thiết bị/ vật dụng khác, báo về bộ phận Tiền sảnh để có hướng giải quyết.

Cách xử lý các tình huống trong Housekeeping

Khách làm hư hỏng tài sản trong phòng khách sạn

  • Mời những nhân viên có trách nhiệm đến để xem xét.
  • Bảo lưu và lập biên bản.
  • Báo cáo cho quản lý để đưa ra cách giải quyết.

nhan vien housekeepingnhan vien housekeeping
Trong lúc làm việc, nhân viên housekeeping nên cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh làm hư hỏng đồ của khách – Ảnh: Internet

Nhân viên Buồng phòng làm hư hỏng đồ vật của khách

  • Báo cáo với cấp trên về sự việc.
  • Chủ động xin lỗi cũng như sẵn sàng bồi thường cho khách.
  • Xin ý kiến khách, khi khách yêu cầu bồi thường thì căn cứ tình hình cụ thể mà giải quyết.
  • Nếu là vật quý thì phải có mặt lãnh đạo trong Ban giám đốc để thừa nhận khuyết điểm của mình.

Nhân viên Buồng phòng nhặt được đồ vật khách để quên

  • Cho đồ vào túi niêm phong.
  • Lập biên bản ghi rõ thời gian, số phòng, tình trạng đồ khi nhặt được…
  • Báo cho Quản lý Buồng phòng tình hình để xử lý.

Quần áo của khách gửi đi giặt bị hư hỏng

  • Xin lỗi khách.
  • Tìm phiếu ghi giặt.
  • Xác nhận nguyên nhân: Nếu quần áo trước khi giặt đã có chỗ hư hỏng thì trình phiếu cho khách xem và giải thích thêm. Nếu điều đó xảy ra trong quá trình giặt thì nhân viên Buồng phòng căn cứ mức độ thiệt hại để bồi thường.

Khách báo mất tài sản trong phòng

  • Chia sẻ, trấn an khách.
  • Hỏi khách đã để món đồ đó lần cuối ở đâu để xác định nơi mất.
  • Giúp khách tìm món đồ bị mất trong phòng.
  • Nếu không tìm được thì báo nhân viên an ninh và Trưởng bộ phận/ Giám sát buồng biết để tìm cách giải quyết

3 nguyên tắc dọn phòng cơ bản của Housekeeping

Nguyên tắc làm sạch

Công việc chính của nhân viên Housekeeping chính là làm sạch phòng ở khách sạn, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi của khách đạt tiêu chuẩn chất lượng. Quy trình làm sạch phòng cần bắt đầu theo thứ tự: Xa – gần, cao – thấp, trước – sau, chồng lấp, tuần tự.

Nguyên tắc an toàn khi sử dụng hóa chất

Các hóa chất tẩy rửa là “bạn đồng hành” không thể thiếu với mỗi nhân viên Housekeeping và bạn cần sử dụng đúng cách, tránh tình trạng để mùi hóa chất nồng nặc trong phòng hay hư hỏng đồ đạc. Khi sử dụng hóa chất, bạn cần nhận diện tên gọi, công dụng cụ thể của chúng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất độc hại. Bạn tiến hành thử độ an toàn với vật liệu tương thích rồi mới chính thức sử dụng, luôn nhớ trang bị phương tiện bảo hộ khi làm việc.

Nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị

Toàn bộ thiết bị trong phòng cần được sử dụng đúng tính chất công việc, đúng hướng dẫn. Nếu phát hiện có sự bất thường về các thiết bị, nhân viên Housekeeping cần báo ngay cho cấp quản lý. Có 4 nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị: An toàn kết cấu, an toàn độ cao, an toàn điện và an toàn thân thể.

Sử dụng hóa chất an toàn là nguyên tắc quan trọng mà Housekeeping cần nắm – Ảnh: Internet

Housekeeping không chỉ mang đến thời gian trải nghiệm tuyệt vời cho khách lưu trú mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định tiêu chuẩn của khách sạn. Đối với nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn, bạn còn có lộ trình thăng tiến rõ ràng từ những vị trí như Housekeeping. Vì vậy, hãy nhanh chóng tìm hiểu quy trình dọn phòng khách sạn để làm tốt công việc của mình nhé.

Tin liên quan

Có Nên Làm Buồng Phòng Không? 3 Yếu Tố Cơ Bản Giúp Bạn Giải Đáp

Quy Trình Đổi Phòng Khách Sạn Mà Housekeeping Cần Nắm Rõ