Hội nghị COP26 là gì? Và những câu hỏi liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu
Translated from Lisa Friedman’s article What Is COP26? And Other Questions About the Big U.N. Climate Summit
By Lisa Friedman, on 01-11-2021, 11:45:00
Những cuộc thảo luận về vấn đề khí hậu do Liên Hiệp Quốc tổ chức đang diễn ra ở Scotland. Sau đây là một số sự kiện chính.
Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu bắt đầu từ hôm thứ hai ở Glasgow được đánh giá là khoảnh khắc quan trọng cho các nỗ lực giải quyết mối đe dọa biến đổi khí hậu.
Hơn 130 lãnh đạo nhà nước, chính phủ cùng hàng ngàn nhà ngoại giao đang gặp mặt trong hai tuần nay để đặt ra những mục tiêu mới cho việc cắt giảm lượng khí thải từ việc đốt than, dầu và khí đốt đang làm nóng địa cầu. Cuộc hội nghị được tổ chức hằng năm nhưng năm nay thực sự quan trọng vì các nhà khoa học nói rằng các quốc gia nếu muốn tránh khỏi những hậu quả thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu thì cần phải lập tức chuyển hướng không sử dụng nguồn nhiên liệu từ hóa thạch nữa.
Nhưng thử thách phía trước còn đầy gian truân và chông gai. Trung Quốc, Úc và Nga đã thất bại trong việc đề ra những mục tiêu mới để cắt giảm lượng khí carbon dioxide trong thập kỷ này, hoặc đã công bố những mục tiêu mà các nhà khoa học cho là yếu kém. Vào hôm thứ hai, Ấn Độ đã cam kết sẽ gia tăng đáng kể việc sử dụng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, than đá cung cấp phần lớn điện năng của Ấn Độ vẫn sẽ là một phần lớn trong cơ cấu năng lượng của quốc gia này trong thập kỷ tới. Brazil tuyên bố rằng tới năm 2030 sẽ cắt giảm 50% lượng khí thải, nhưng nhiều nhà quan sát hoài nghi liệu tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro sẽ giữ lời cam kết đó.
Trong khi đó, chỉ có một vài nước giàu phân bổ tiền để giúp các nước nghèo và dễ bị tổn thương đang đối phó với các tác động của thảm họa khí hậu dù họ không phải là tác nhân chính gây ra.
Hai yếu tố này làm lung lay khả năng thành công của hội nghị được gọi là COP26 này.
Đây là những điều cần phải biết:
COP26 tổ chức khi nào?
COP26 tổ chức ở đâu?
COP26 là gì?
Ai đang tham dự COP26?
Mục tiêu 1.5 độ C là gì?
“Net zero”, phát thải ròng bằng “0” là gì?
Chuyện gì đã xảy ra sau khi cuộc hội nghị COP lần thứ nhất?
COP26 tổ chức khi nào?
Cuộc hội nghị đang diễn ra và kết thúc vào ngày 12 tháng 11.
COP26 tổ chức ở đâu?
Các cuộc gặp mặt đang được tổ chức tại trung tâm SEC (Scottish Event Campus), trung tâm triển lãm lớn nhất ở Glasgow. Nhiều bài phát biều đang được phát trực tiếp và có thể xem trực tuyến. Ngoài ra hơn 21000 người tham gia các đàm thoại chính thức và sự kiện bên lề, những diễu hành lớn dự kiến sẽ diễn ra quanh thành phố. Greta Thunberg đã gia nhập nhiều người biểu tình vào hôm Thứ hai, và đơn kiến nghị trực tuyến do cô ấy khởi xướng đã nhanh chóng thu hút hơn một triệu chữ ký. Thứ bảy ngày 6 tháng 11 được đánh dấu là Ngày Toàn Cầu vì Công Lý Khí Hậu, và các nhóm vận động mong đợi khoảng 100000 người biểu tình.
COP26 là tổ chức gì?
COP viết tắt cho Conference of the Parties (Hội nghị Các Bên). Theo cách nói ngoại giao, “các bên” là 197 quốc gia đã đồng ý với Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại một cuộc họp vào năm 1992. Năm đó, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã phê chuẩn hiệp ước nhằm chống lại “sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thống khí hậu” và ổn định lại mức phát thải khí nhà kính trong khí quyển.
Đây là lần thứ 26 các nước đã tụ họp lại theo công ước (Chính vì thế được gọi là hội nghị COP26).
Hội nghị thượng đỉnh COP 29 được tổ chức tại trung tâm SEC (Scottish Exhibition Campus).
Trung tâm SEC ở Glasgow là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh COP26
Ai đang tham dự COP26?
Tổng thống Biden đã có mặt vào buổi sáng hôm Thứ hai. Ông ấy là một trong 130 lãnh đạo nhà nước và chính phủ đang tham gia, bao gồm thủ tướng Anh Boris Johnson và Nicola Ferguson, bộ trưởng đầu tiên của Scotland. Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, Jair Bolsonaro của Brazil và Vladimir V. Putin của Nga không tham dự.
Hàng ngàn nhà ngoại giao đến từ gần 200 quốc gia sẽ tiến hành các cuộc đàm phán suốt hai tuần, trong khi các nhà lãnh đạo về doanh nghiệp, các chuyên gia học thuật và các nhà hoạt động, bao gồm cô Thunberg, theo dõi quá trình và trong nhiều trường hợp sẽ thúc đẩy các mục tiêu tham vọng hơn .
Mục tiêu 1.5 độ C là gì?
Chủ hội nghị Anh và Liên Hợp Quốc nói rằng họ muốn “giữ hi vọng” về việc khống chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1.5 độ C hay 2.7 độ F, so với mức độ trước Cách Mạng Công Nghiệp. Các nhà khoa học cảnh báo rằng đó là một ngưỡng mức mà nếu chúng ta vượt qua thì những nguy hiểm do sự nóng nóng lên toàn cầu gây ra sẽ gia tăng một cách nghiêm trọng chẳng hạn như các đợt nắng nóng chết người, thiếu nguồn nước, thất bại mùa màng và sự sụp đổ của hệ sinh thái.
Để đạt được những mục tiêu ấy, tất cả các quốc gia đều phải cam kết cắt giảm nhanh và nhiều lượng khí thải hơn những gì họ đã làm. Đồng thời cũng có kỳ vọng rằng các nước giàu sẽ gia tăng nguồn hỗ trợ tàu chính để giúp các nước yếu thế thích ứng với tác động của sự nóng lên toàn cầu và xây dựng các nền kinh tế không dựa vào nhiên liệu hóa thạch.
Net zero, tạm dịch là phát thải ròng bằng “0”, là gì?
Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ ngày càng tồi tệ hơn cho đến khi nhân loại đạt đến mức phát thải ròng bằng “0”- thời điểm mà chúng ta không còn thải thêm các khí gây hiệu ứng nhà kính vào trong bầu khí quyển.
Trong những năm gần đây, nhiều nước và doanh nghiệp đã cam kết tiến tới “net zero” với nhiều thời hạn khác nhau. Nhưng khái niệm này có thể bị lợi dụng một cách dễ dàng.
Đó là một trong những ví dụ của thuật ngữ về khí hậu mà khó để giả mã. Chúng tôi đã giải thích từ này và 12 thuật ngữ khác.
Chuyện gì đã xảy ra sau hội nghị COP lần thứ nhất?
Hội nghị COP lần thứ nhất được tổ chức tại Berlin vào năm 1995, sau khi nhiều nước phê chuẩn công ước về khí hậu. Nó là cột mốc quan trọng và đặt nền tảng cho Nghị định thư Kyoto hai năm sau đó. Nghị định thự này đã yêu cầu các nước công nghiệp giàu cắt giảm lượng khí thải.
Tuy nhiên thỏa thuận đó có nhiều vấn đề. Trong số đó, cựu tổng thống Mỹ George W. Bush đã bác bỏ với lý do rằng công ước này không yêu cầu Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi lên cắt giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính.
Hiệp định Paris là gì?
Vào năm 2015, sau hơn hai thập kỉ tranh cãi về việc quốc gia nào chịu trách nghiệm cao nhất trong việc giải quyết biến đổi khí hậu, các nhà lãnh đạo từ gần 200 nước ký Hiệp định Paris. Hiệp định ấy được coi là một sự đột phá. Lần đầu tiên, các nước giàu và nghèo đồng ý chung tay ra sức giải quyết biến độ khí hậu mặc dù ở tốc độ khác nhau.
Hoa Kỳ đã từng rút lui khỏi Hiệp định Paris dưới thời cựu tổng thống Donald J. Trump nhưng đã quay trở lại vào tháng hai năm nay. Vào Thứ hai, sau khi phát biểu trước toàn thể hội nghị, trong một phiên họp nhỏ với các nhà lãnh đạo thế giới, tổng thống Mỹ Biden, đã nhắc đến hành động của ông Trump trước đó.
“Có lẽ tôi không nên xin lỗi, nhưng tôi thực sự xin lỗi về việc Hoa Kỳ quyết dưới chính quyền trước đã rút lui khỏi hiệp định Paris và đẩy chúng ta vào một vị thế không thuận lợi”, ông nói.
Tổng thống Obama phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu năm 2015 tại Paris
Trong khi các nhà lãnh đạo đưa ra những lời hứa lớn ở Paris, các quốc gia vẫn chưa làm đủ để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất do biến đổi khí hậu gây ra, điều đưa chúng ta đến COP26 ở Glasgow, nơi các nhà lãnh đạo chịu áp lực đặt ra những mục tiêu tham vọng hơn.
Điều gì đang đe dọa đến hội nghị COP26?
Các nhà khoa học cho biết, cứ mỗi một phần nhỏ của nhiệt độ tăng lên, thế giới sẽ chứng kiến nhiều đợt nắng nóng và hạn hán gay gắt hơn , cũng như nhiều trận lũ lụt và cháy rừng chết người hơn. Con người đã làm nóng hành tinh khoảng 1,1 độ C, hay 2 độ F kể từ thế kỷ 19.
Các quốc gia có dưới 10 năm để cắt giảm lượng khí thải để giữ cho Trái đất nóng lên dưới 1.5 độ C. Vì vậy nếu các nhà lãnh đạo không cam kết thực hiện những bước đi táo bạo ngay bây giờ, khi đang có nhiều sự chú ý toàn cầu đang tập trung vào Glasgow, nhiều người lo sợ thế giới sẽ hướng tới mức độ ấm lên nguy hiểm.
Tổng thống Mỹ Biden đã nói rằng trong thập kỷ tới Hoa Kỳ sẽ giảm lượng khí thải 50 đến 52 phần trăm thấp hơn so với mức độ khí thải vào năm 2005. Tuy nhiên hiện giờ ít chính sách được đặt để thực hiện điều đó. Liên minh châu Âu cũng đưa ra những hứa hẹn mới là vào năm 2030 sẽ cắt giảm lượng khí thải của họ xuống gần 50% so với mức năm 2005. Nhưng Trung Quốc, giờ là nước gây ô nhiễm khí hậu cao nhất thế giới vẫn chưa thay đổi kế hoạch của họ là đạt mức phát thải cao nhất “trước” năm 2030 – một mục tiêu mà các nhà khoa học cho rằng là không đủ để giữ mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở 1,5 độ.
Liệu có nhiều quốc gia tham gia hơn, và liệu Hoa Kỳ có thực sự thực hiện tốt lời hứa của mình hay không, sẽ quyết định tương lai của Trái Đất.
Những biện pháp y tế nào đang được sử dụng để phòng chống Covid tại hội nghị COP26?
Năm ngoái hội nghị thượng đỉnh thường niên đã bị trì hoãn do đại dịch. Mặc dù các nhà tổ chức môi trường đã kêu gọi trì hoãn cuộc hội nghị lần nữa, các nhà tổ chức đã cam kết sẽ tổ chức trực tiếp năm nay. Chủ hội nghị, nước Anh đề nghị giúp những đại biểu nào cần tiêm vắc-xin Covid-19 nhưng không bắt buộc những người tham dự phải tiêm phòng.
Tuy nhiên, bất kỳ ai bước vào hội nghị chính, được gọi là Blue Zone, phải tự xét nghiệm Covid-19 nhanh và trình kết quả âm tính.
Giải thích hội nghị COP26 cho trẻ em:
Khoa học về biến đổi khí hậu là rất phức tạp, việc suy nghĩ về hậu quả của nó cũng như cách khắc phục vấn đề có thể là choáng ngợp quá mức. Giải thích các yếu tố thông qua trò chơi cho trẻ em là cực kỳ khó khăn. Để giúp khởi đầu cuộc trò chuyện, The New York Times đã tổng hợp một hướng dẫn về biến đổi khí hậu cho trẻ em như một phần trong tập san Ngày Trái đất năm nay.
Người dịch: Tri Duc Than
Biên tập: Le Tran