Hỏi đáp tình huống tìm hiểu Luật xử lý vi phạm hành chính

Hỏi đáp tình huống tìm hiểu Luật xử lý vi phạm hành chính

Lượt xem: 17

Căn cứ pháp lý:

– Luật xử lý vi phạm
hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013.

– Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 67/2020/QH14 ngày 13/11/2020, có
hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

(Sau đây gọi chung là
Luật Xử lý vi phạm hành chính)

 

Tình huống 1: Những đối tượng nào bị xử phạt vi
phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính?

Trả lời: Theo Điều 5
của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
được quy định như sau:

1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi
phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị
xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Người
thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị
xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời
hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị
Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;

b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm
hành chính do mình gây ra;

c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong
phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch
Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác.

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân
được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.

Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với
người nước ngoài.

 

Tình huống 2: Theo Luật xử lý vi phạm hành
chính  thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 6
của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
được quy định như sau:

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như
sau:

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các
trường hợp sau đây:

Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh
bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm
nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng
nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất
bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán
hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm
hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;

b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:

Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được
tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời
hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức[7] do cơ quan tiến hành tố tụng
chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản
này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b
khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi
trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như
sau:

a) Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản
1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại
khoản 2 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các
hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày
cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 90 của
Luật này;

b) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là
01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện một trong các hành vi
vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 92 của Luật này;

c) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi
phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này;

d) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy
định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này;

đ) Trong thời hạn được quy định tại các điểm a, b, c và d
khoản này mà cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý
hành chính thì thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn
tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

 

Tình huống 3: Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi
phạm hành chính, cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm
hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 7,
Điều 8 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn được coi là chưa bị xử lý
vi phạm hành chính, cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trogn xử lý vi
phạm hành chính được quy định như sau:

“Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi
phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu
trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo
hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc
từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không
tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu
trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp
xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp
dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp
dụng biện pháp xử lý hành chính.

Điều 8. Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu
trong xử lý vi phạm hành chính

1. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành
chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật
này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.

2. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước
đến 06 giờ ngày hôm sau.”

 

Tình huống 4: Theo Luật xử lý vi phạm hành chính, các tình tiết giảm
nhẹ, tăng nặng được quy định như thế nào? 

Trả lời: Theo Điều 9, Điều 10 Luật xử lý vi
phạm hành chính quy định về các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tang nặng như
sau:

Điều
9. Tình tiết giảm nhẹ

Những tình tiết sau
đây là tình tiết giảm nhẹ:

1. Người vi phạm hành
chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện
khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

2. Người vi phạm hành
chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức
năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

3. Vi phạm hành chính
trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người
khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình
thế cấp thiết;

4. Vi phạm hành chính
do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

5. Người vi phạm hành
chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn
chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

6. Vi phạm hành chính
vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

7. Vi phạm hành chính
do trình độ lạc hậu;

8. Những tình tiết
giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Điều 10. Tình
tiết tăng nặng

1. Những tình tiết
sau đây là tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm hành chính
có tổ chức;

b) Vi phạm hành chính
nhiều lần; tái phạm;

c) Xúi giục, lôi kéo,
sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về
vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

d) Sử dụng người biết
rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;

đ) Lăng mạ, phỉ báng
người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;

e) Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để vi phạm hành chính;

g) Lợi dụng hoàn cảnh
chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác
của xã hội để vi phạm hành chính;

h) Vi phạm trong thời
gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định
áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;

i) Tiếp tục thực hiện
hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành
vi đó;

k) Sau khi vi phạm đã
có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;

l) Vi phạm hành chính
có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;

m) Vi phạm hành chính
đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

2. Tình tiết quy định
tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không
được coi là tình tiết tăng nặng.”

Tình huống 5: Theo Luật xử lý vi phạm hành chính,
các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng được quy định như thế nào? 

Trả lời: Theo Điều 21 Luật xử lý vi phạm
hành chính quy định về các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng như sau:

1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có
thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được
sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính);

đ) Trục xuất.

2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản
1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.

Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1
Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử
phạt chính.

3. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt
chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.

Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt
chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.”

Tình huống 6: Theo Luật xử lý vi phạm hành chính,
các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng được quy định như thế
nào? 

Trả lời: Theo Điều 28 Luật xử lý vi phạm
hành chính quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng như
sau:

1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có
giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường, lây lan dịch bệnh;

d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;

đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe
con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm
lẫn;

g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng
hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất
lượng;

i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp
luật;

k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy
định.

2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng
hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một
hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.

 

Tình huống 7: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch nhân
dân được quy định như thế nào? 

Trả lời: Theo Điều 38 Luật xử lý vi phạm
hành chính quy định về thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh
vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh
vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000
đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng
quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
khoản 1 Điều 28 của Luật này.

 

Tình huống 8: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
của Công an nhân dân được quy định như thế nào? 

Trả lời: Theo Điều 39 Luật xử lý vi phạm
hành chính quy định về thẩm quyền của Công an nhân dân như sau:

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.

2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm,
Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 3% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an
cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu
đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị
không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c
và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An
ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông;
Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử
dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng
phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều
tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham
nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy,
Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ –
đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát
đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng
phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát
phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử
dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh
kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát
cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị
không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c,
đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt
trục xuất;

e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c,
đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

 

Tình huống 9: Khi xử phạt vi phạm
hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính thì trường hợp nào không phải lập
biên bản? trường hợp nào phải lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính? 

Trả lời: Theo Điều 56, Điều 57 Luật xử lý
vi phạm hành chính quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, xử
phạt hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt hành chính như sau:

“Điều 56. Xử phạt vi phạm
hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng
trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá
nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương
tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày,
tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa
chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và
tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra
quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp
phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với
hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc
trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người
có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm
biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy
tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”

Tình huống 10: Việc lập biên bản vi phạm hành chính
được Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như thế nào? 

Trả lời: Theo Điều 58 Luật xử lý vi phạm
hành chính quy định về lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

1. Khi phát
hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm
quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ
trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật
này.

Vi phạm hành
chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền
trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến
sân bay, bến cảng, nhà ga.

2. Biên bản vi
phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường
hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm
quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

3. Biên bản vi
phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời gian,
địa điểm lập biên bản;

b) Thông tin
về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan;

c) Thời gian,
địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;

d) Lời khai
của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị
thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;

đ) Biện pháp
ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;

e) Quyền và
thời hạn giải trình.

4. Biên bản vi
phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên
bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản
được lập theo quy định tại khoản 7 Điều này.

Trường hợp
người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải
có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất
01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên
bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người
chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

5. Biên bản vi
phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người
lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có
thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp
biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

6. Trường hợp
biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác
các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thì phải tiến hành xác
minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của
Luật này để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ
việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là
tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử
phạt.

7. Biên bản vi
phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường
hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng
điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

8. Biên bản vi
phạm hành chính phải được lập đúng nội dung, hình thức, thủ tục theo quy định
của Luật này và là căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường
hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56,
khoản 2 Điều 63 của Luật này và trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Tình huống 11: Luật xử lý vi phạm hành chính quy
định về xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính như thế nào? 

Trả lời: Theo Điều 59 Luật xử lý vi phạm
hành chính quy định về xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính như
sau:

1. Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong
trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các
tình tiết sau đây:

a) Có hay không có vi phạm hành chính;

b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi,
nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;

c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

d) Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;

đ) Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;

e) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử
phạt.

Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm
quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực
hiện theo quy định của pháp luật về giám định.

2. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải
được thể hiện bằng văn bản.

Tình huống 12: Những trường hợp nào áp dụng thủ tục
giải trình và thời hạn giải trình được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành
chính như thế nào?  

Trả lời: Theo Điều 61 Luật xử lý vi phạm
hành chính quy định về giải trình như sau:

1. Đối với
hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn hoặc quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi
đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối
với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc
bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm
quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính để ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không
yêu cầu giải trình.

2. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi
phạm hành chính.

Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm
quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của
cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc gia hạn của người có thẩm quyền xử phạt phải
bằng văn bản.

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho
người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.

3. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ
ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người
vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời
hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.

Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và
có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý, tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi
phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng
đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện
hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ
ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều trang thì các bên phải
ký vào từng trang biên bản. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm
hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp
của họ 01 bản.

4. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu cầu
giải trình nhưng trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều
này lại có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm.

 

Tình huống 13: Những trường hợp
nào không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 65 Luật xử
lý vi phạm hành chính quy định về Những trường hợp không ra quyết định xử phạt
vi phạm hành chính quy định:

1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những
trường hợp sau đây:

a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;

b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;

c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6
hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản
1 Điều 66 của Luật này;

d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành
chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;

đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại
Điều 62 của Luật này.

2. Đối
với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có
thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra
quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu
hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch
thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi
phạm hành chính đó.

Quyết định
phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp
dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.

Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử
phạt vi phạm hành chính.

Tình huống 14: Thời hạn ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 66 Luật xử
lý vi phạm hành chính quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính quy định:

1. Thời hạn ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Đối với vụ
việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn
ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành
chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử
phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập
biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của
Luật này;

b) Đối với vụ
việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết
có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử
phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;

c) Đối với vụ
việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng,
có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng
cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi
phạm hành chính.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ
chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử
phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tình huống 15: Theo Luật xử lý vi
phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính gồm những nội dung nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 68 Luật xử
lý vi phạm hành chính quy định về nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành
chính quy định:

1. Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Địa danh, ngày, tháng,
năm ra quyết định;

b) Căn cứ pháp lý để ban
hành quyết định;

c) Biên bản vi phạm hành
chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc
biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);

d) Họ, tên, chức vụ của người
ra quyết định;

đ) Họ, tên, địa chỉ, nghề
nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ và họ tên, chức vụ của người đại diện
theo pháp luật của tổ chức vi phạm;

e) Hành vi vi phạm hành
chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

g) Điều, khoản của văn bản
pháp luật được áp dụng;

h) Hình thức xử phạt chính;
hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);

i) Quyền khiếu nại, khởi kiện
đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

k) Hiệu lực của quyết định,
thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;

l) Họ tên, chữ ký của người
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

m) Trách nhiệm thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ
chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.

2. Thời hạn thi hành quyết
định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử
phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

3. Trường hợp ban hành một
quyết định xử phạt vi phạm hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức cùng
thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành
vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành vi
vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ
thể, rõ ràng.

Tình huống 16: Cá nhân đang sinh sống ở huyện Vụ Bản nhưng bị xử phạt vi
phạm hành chính ở huyện Hải Hậu, có được chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đến huyện Vụ Bản để thi hành ko?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 71 Luật xử
lý vi phạm hành chính quy định về chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành
như sau:

            1. Trong trường hợp cá
nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú,
đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định
xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng
cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá
nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử
phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.

          2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa
bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện
khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện
chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được
chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức
thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp
thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thi hành.

          3. Cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có
trách nhiệm chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ quan tiếp
nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (nếu có) được chuyển đến cơ
quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành, trừ trường hợp tang vật là động
vật, thực vật sống, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, khó bảo quản theo quy
định của pháp luật và một số loại tài sản khác do Chính phủ quy định.

Cá nhân, tổ chức vi phạm phải trả chi phí chuyển hồ sơ, tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính.

           

Tình huống 17: Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán
thuốc giả, có bị công khai quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên các
phương tiện thông tin đại chúng ko?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 72 Luật xử
lý vi phạm hành chính quy định công bố công khai trên các phương tiện thông tin
đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính như
sau:

          1. Trường hợp vi phạm hành chính về an
toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao
động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng
khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn
hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt.

          2. Nội dung công bố công khai bao gồm
cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện
pháp khắc phục hậu quả.

3. Việc công
bố công khai được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan
quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm
hành chính.

         

Tình huống 18: Cá
nhân vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn bao
lâu?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính quy
định về thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

          1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm
hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi
phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo
thời hạn đó.

          Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt
khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải
chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của
Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp
luật.

          2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra
quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định
xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong
quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ
Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.

         

Tình huống 19: Thời hiệu
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện trong thời gian
bao lâu?

          Trả lời:  Theo quy định
tại Điều 74 Luật xử lý vi
phạm hành chính quy định thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính như sau:

          1. Thời hiệu thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn
này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có
áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính,
biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

          2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức
bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ
thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

         

Tình huống 20: Trường hợp
người bị xử phạt vi phạm hành chính bị chết có phải thi hành quyết định xử phạt
không?

         

Trả lời:

Theo quy định tại
Điều 75

Luật
xử lý vi phạm hành chính quy định t

hi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử
phạt giải thể, phá sản

như
sau:

          Trường
hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì
không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
được ghi trong quyết định.

                  

Tình
huống 21: Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính 35 triệu đồng mà hoàn cảnh gia
đình khó khăn thì có được hoãn thi hành quyết định xử phạt không?

          Trả lời: Theo quy định tại
Điều 76 Luật xử
lý vi phạm hành chính quy định hoãn thi hành quyết định phạt tiền như sau:

                1. Việc hoãn thi hành
quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

          a) Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000
đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên;

          b) Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh
tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn;
tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm
họa, hỏa hoạn, dịch bệnh.

          Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về
kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai
nạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ
quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp cá nhân gặp khó khăn
về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.

          Trường hợp tổ chức đang gặp khó khăn
về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có xác nhận của
Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên
trực tiếp.

          2. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề
nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm theo văn bản xác
nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi
người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 68 của
Luật này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, người đã
ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó.

          Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử
phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.

          3. Cá
nhân, tổ chức được hoãn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ,
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định tại
khoản 6 Điều 125 của Luật này.

 

          Tình
huống 22: Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính 50 triệu đồng mà hoàn cảnh gia
đình khó khăn, có thể nộp tiền phạt nhiều lần không?

          Trả
lời:
Theo quy định tại
Điều 79 Luật xử
lý vi phạm hành chính quy định về nộp tiền phạt nhiều lần như sau:

          1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần
được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

          a) Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở
lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;

          b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh
tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó
học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đơn đề nghị
của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc
cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.

          2. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần
không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền
phạt tối đa không quá 03 lần.

Mức nộp phạt
lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.

          3. Người đã ra quyết định phạt tiền có
quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt
nhiều lần phải bằng văn bản.

         

Tình huống 23: Theo Luật
xử lý vi phạm hành chính, việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực
hiện như thế nào?

          Trả
lời:
Theo quy định tại
Điều 85 Luật xử
lý vi phạm hành chính quy định về thi hành biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

          1. Thời
hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quyết định xử phạt
vi phạm hành chính hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 của Luật này.

          2. Cá
nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục
hậu quả được ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi
chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó.

          3.
Người có thẩm quyền ra quyết định có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra
việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.

          4.
Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính theo quy định tại
khoản 2 Điều 65 của Luật này hoặc cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức bị giải
thể, phá sản mà không có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ
theo quy định tại Điều 75 của Luật này thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt
đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện các biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

          Chi phí
cho việc tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan của người có
thẩm quyền xử phạt ra quyết định thực hiện được lấy từ nguồn ngân sách dự phòng
cấp cho cơ quan đó.

          5.
Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi
trường, bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ
lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá
nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực
hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì bị cưỡng chế thực
hiện.

         

Tình huống 24: Cá nhân
không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có bị cưỡng chế
không? Các biện pháp cưỡng chế được quy định như thế nào?

          Trả
lời:
Theo quy định tại
Điều 86 Luật xử
lý vi phạm hành chính quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính như sau:

          1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng
trong các trường hợp sau đây:

          a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự
nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này;

          b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục
hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này.

          2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

          a) Khấu trừ một phần lương hoặc một
phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;

          b) Kê biên tài sản có giá trị tương
ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

          c) Thu tiền, tài sản khác của đối
tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân,
tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình
tẩu tán tài sản.

          d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

          3. Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

         

Tình huống 25: Theo Luật
xử lý vi phạm hành chính, Quyết định cưỡng chế được thực hiện như thế nào?

          Trả
lời:
Theo quy định tại
Điều 88 Luật xử
lý vi phạm hành chính quy định về thi hành quyết định cưỡng chế như sau:

          1. Trong thời hạn 02 ngày làm
việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính, người ra quyết định phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức bị
cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân, tổ chức có
liên quan.

          Người ra quyết định cưỡng chế tổ chức
thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.

          Việc gửi quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên
quan được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật này.

          Quyết định cưỡng chế phải được thi
hành ngay khi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế.

          2. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết
định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu
mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

          2a. Thời hiệu thi hành quyết định
cưỡng chế được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm
dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại
khoản 1 Điều 74 của Luật này; quá thời hạn này thì không thi hành quyết định cưỡng
chế đó, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả đó.

          3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế:

          a) Cá nhân, tổ chức liên quan có nghĩa
vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển khai các biện
pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế;

          b) Lực lượng Cảnh sát nhân dân có
trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng
chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ
quan nhà nước khác khi được yêu cầu;

          c) Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà
nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành
mở tài khoản có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế trong thời hạn 02
ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền
cưỡng chế; tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản tương đương với số tiền
mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp hoặc phong tỏa toàn bộ số tiền trong
tài khoản trong trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá
nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp; thực hiện việc trích chuyển số tiền phải
nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong thời
hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà
nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ
chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý
của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.

          Chính phủ quy định chi tiết điểm này.

          Tình
huống 26: Những đối tượng nào bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn?

          Trả
lời:
Theo quy định tại
Điều 90 Luật xử
lý vi phạm hành chính quy định về đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn như sau:

          1.
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội
phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.

          2.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội
phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.

          3.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và
bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06
tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản,
đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.

          4.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và
bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06
tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép
tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự
công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không
phải là tội phạm.

          5.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập
biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về
hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

          6.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập
biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về
một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản,
hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công
cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
nhưng không phải là tội phạm.

          7.
Người quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi
quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho
cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời
gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

          Người
từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn
định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái
phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý.

         

Tình huống 27: Thời hạn
áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là bao lâu?

          Trả
lời:
Theo quy định tại
Điều 91 Luật xử
lý vi phạm hành chính quy định về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:

                1. Đưa vào trường giáo
dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm
pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa,
học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.

          2. Thời
hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.

         

Tình huống 28: Những đối
tượng nào bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?     

          Trả
lời:
Theo quy định tại
Điều 92 Luật xử
lý vi phạm hành chính quy định về đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng như sau:

          1.
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.

          2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm
quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.

          3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của
Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

          4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là
tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

          5. Không áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

          a) Người không có năng lực trách nhiệm
hành chính;

          b) Người đang mang thai có chứng nhận
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;

          c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang
nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú
xác nhận.

         

Tình huống 29: Những đối
tượng nào bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?  

          Trả
lời:
Theo quy định tại
Điều 96 Luật xử
lý vi phạm hành chính quy định về đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc như sau:

          1. Người nghiện ma túy từ đủ 18
tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.

          2. Không áp dụng biện pháp đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

          a) Người không có năng lực trách nhiệm
hành chính;

          b) Người đang mang thai có chứng nhận
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;

          c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang
nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú
xác nhận.

           

Tình huống 30: Những
người nào có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính?

          Trả
lời:
Theo quy định tại Điều
105 Luật xử lý vi
phạm hành chính quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính như sau:

          1. Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn.

          2. Tòa
án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc.