Hỏi đáp CSTC

Thưa BTC,

Tôi muốn giải đáp về nghiệp vụ hạch toán kế toán liên quan đến lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…

Căn cứ điểm 3.3, khoản 3, Điều 57 Thông tư 200/2014 thì:
“3.3 Kế toán BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
– Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, ghi:
Nợ các TK 622, 623,627, 641, 642 (số tính vào chi phí SXKD)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (số trừ vào lương người lao động)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386).”

Căn cứ mức đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ hiện hành thì người sử dụng lao động chịu 21,5% BHXH, BHYT, BHTN và người lao động chịu 10,5% BHXH, BHYT, BHTN. Có nghĩa là, với mức lương 5.000.000 đồng ở bộ phận quản lý căn cứ điểm 3.3, khoản 3, Điều 57 Thông tư 200/2014 trên sẽ hạch toán như sau:
Nợ TK 642 1.075.000 đồng (21,5%)
Nợ TK 334 525.000 đồng (10,5%)
Có TK 338 1.600.000 đồng

Sau đây là trường hợp cụ thể ở công ty tôi:
– Giám đốc không nhận lương (trong năm khó khăn của công ty), giả sử lương là 5.000.000 đồng
– 10,5% BHXH, BHYT, BHTN mà người lao động chịu sẽ do công ty đóng như 1 khoản chi phí của công ty.
Công ty tôi hạch toán như sau:
Nợ TK 642 1.075.000 đồng
Nợ TK 811 525.000 đồng
Có TK 338 1.600.000 đồng

Như vậy, công ty xem khoản 525.000 đồng này như 1 khoản chi phí khác và hạch toán vào tài khoản 811 như trên có đúng không?

01/07/2019