Hỏi đáp

Câu trả lời:

Sổ BHXH là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH. Mỗi cá nhân sẽ có một số sổ BHXH duy nhất, nay được thay thế bằng mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT (được thay thế cho số sổ BHXH) là mã định danh ghi nhận quá trình tham gia các loại bảo hiểm và các chế độ, chính sách được hưởng trọn đời.

Khoản 2 Điều 18 Luật BHXH năm 2014 quy định quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH là được cấp và quản lý sổ BHXH.

Khoản 1 Điều 21 Luật BHXH quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ BHXH, đóng, hưởng BHXH.

Người lao động được cấp sổ BHXH trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định (khoản 1 Điều 29 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017).

Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH 2014 quy định: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ các quy định nêu trên, để đảm bảo quyền lợi của mình, đề nghị Bạn liên hệ với Công ty cũ nơi Bạn đã làm việc để được xác nhận quá trình đóng BHXH trên sổ BHXH làm căn cứ giải quyết hưởng các chế độ BHXH đồng thời nhận lại sổ BHXH. Trong trường hợp Bạn chưa lấy được sổ BHXH từ đơn vị cũ, Bạn cung cấp mã số BHXH của Bạn cho đơn vị mới để tiếp tục đóng BHXH đối với Bạn.

Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản
đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong
thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Trường hợp tại thời điểm sinh con Bạn đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì Bạn được giải quyết hưởng chế độ thai sản khi sinh con