Học chứng chỉ thăng hạng giáo viên

HỌC CHỨNG CHỈ THĂNG HẠNG GIÁO VIÊN

Kể từ khi các Thông tư 20, 21, 22, 23 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ ban hành năm 2015 quy đinh về mã số, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên ở các cấp bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT được ban hành. Một sự chuyển biến lớn đã thay đổi trong ngành giáo dục.

1. Chứng chỉ thăng hạng

Nếu như nhiều năm về trước, để đánh giá trình độ chuyên môn cũng như khả năng đào tạo, quản lý của giáo viên chỉ cần dựa vào các bằng cấp như bằng đại học, bằng tốt nghiệp chuyên ngành giảng giải và một số loại bằng kỹ năng đi kèm như tiếng anh, tin học. Thì nay, kể từ năm 2015 các Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ ban hành thì lại xuất hiện thêm một loại giấy tờ nữa đó chính là chứng chỉ thăng hạng chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Chứng chỉ thăng hạng chức danh nghề nghiệp là cơ sở để đánh giá năng lực của mỗi giáo viên. Căng cứ vào những tiêu chuẩn bắt buộc mà ở các cấp bậc như mầm non, tiểu học, THCS, THPT sẽ có những hạng chức danh nghề nghiệp khác nhau bao gồm ở cấp mầm non và tiểu học là IV, III, II và THCS, THPT là III, II, I.

Một câu hỏi được đặt ra đó là có cần thiết để học chứng chỉ giáo viên hay không? Hoặc là chứng chỉ thăng hạng có tác dụng gì cho sự nghiệp giảng dạy của giáo viên. Có lẽ những giải đáp tiếp theo sẽ làm bạn hiểu rõ hơn về những trăng trở của mình.

Có cần thiết để học chứng chỉ thăng hạng giáo viên

Chứng chỉ thăng hạng chức danh nghề nghiệp có lẽ là cụm từ truyền tai nhau nhiều nhất giữa giáo viên trong thời gian qua. Theo đó, giáo viên đảm nhiệm vị trí chức danh nghề nghiệp phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp và khi được bộ nhiệm vào vị trí cao hơn phải có chứng chỉ thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.

2. Hệ số lương trong bảng lương của giáo viên các cấp cũng sẽ được sắp xếp tương ứng với từng hạng chức danh nghề nghiệp

Hạng I
Hạng II
Hạng III
Hạng IV

Mầm non

2,34 – 4,98
2,1 – 4,89
1,86 – 4,06

Tiểu học

2,34 – 4,98
2,1 – 4,89
1,86 – 4,06

THCS
4,0 – 6,38
2,34 – 4,98
2,1 – 4,89

THPT
4,4 – 6,78
4,0 – 6,38
2,34 – 4,98

Theo như bảng hệ số lương mà chúng tôi vừa tóm gọn lên như trên thông qua các Thông tư 20, 21, 22, 23 đã được ban hành năm 2015 thì mỗi hạng chuẩn chức danh nghề nghiệp sẽ được ứng với hệ số lương tương ứng, do đó cũng đủ thấy được sức ảnh hương quan trọng của chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên, đặc biệt là cấp chức danh nghề nghiệp mầm non và tiểu học.

Có thể nói, cuộc sống của giáo viên đều phụ thuộc vào lương, không những thế hàng tháng với nhiều thứ phải chi trả, nhưng với mức lương thấp lè tè liệu có đủ để trang trải cuộc sống. Điều quan trọng ở đây đó chính là quy định chuẩn chức danh nghề nghiệp được ban hành nhầm giúp đánh giá, phân luồng chất lượng giáo viên từ mầm non đến THPT, do đó, mức hạng chức danh nghề nghiệp càng cao thì hệ số lương giáo viên càng được cải thiện.

3. Chứng chỉ thăng hạng chuẩn chức danh nghề nghiệp với giáo viên mầm non

Vào ngày 12/2 vừa qua thì cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi công văn đến các cơ sở, ban ngành trực thuộc về việc đẩy mạnh cho giáo viên hoành thành học bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trước ngày 31/12/2020. Vậy nên, với thời điểm hiện tại học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là điều vô cùng cần thiết đối với giáo viên các cấp.

Phải nói là hệ số lương của giáo viên mầm non hiện nay trong bảng lương có phần thiệt thòi hơn so với những cấp bậc giáo viên ở tiểu học, THCS hay là THPT. Tuy nhiên, theo điều 72 của Luật Giáo dục năm 2019 quy định giáo viên mầm non có bằng trung cấp sư phạm (giáo viên hạng IV) sẽ không đạt chuẩn và phải tiến hành học thăng hạng chứng chỉ giáo viên.

Tiếp theo trong dự thảo mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong năm 2020 thì sẽ tiến hành bổ sung chức danh nghề nghiệp hạng I vào cấp hạng chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Như vậy, chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non sẽ bao gồm 3 mức hạng là I, II, III và sẽ ngưng tuyển mới giáo viên mầm non có chức danh nghề nghiệp hạng IV. Do đó, buộc giáo viên mầm non có chức danh nghề nghiệp hạng IV hiện tại phải học chứng chỉ thăng hạng giáo viên mầm non theo lộ trình quy định.

Học chứng chỉ thăng hạng giáo viên

Bám vào tính sát thực để thực hiện chỉ thị theo công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như công dụng mà chức chỉ chức danh nghề nghiệp mang lại cho giáo viên. Nhà trường cũng như các cơ quan giáo dục tại các địa phương đều đẩy mạnh ráo riết thực hiện nhầm giúp giáo viên trang bị tốt kiến thức trên con đường hội nhập đất nước, có đầy đủ khả năng và tư duy sáng tạo để dạy dỗ học sinh trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa, môi trường đầy rẫy những biến động cần phải thích nghi nhanh chóng như hiện nay.

Tại các buổi học thăng hạng chứng chỉ giáo viên sẽ được phổ cập các chính sách, luật định, những đổi mới hiện nay cũng như những kiến thức chuyên môn. Hơn ai hết, giáo viên phải là những người tiên phong dẫn dắt, như câu nói “Học, học nữa, học mãi” những kiến thức mà giáo viên truyền đạt luôn là những kiến thức mới nhất cho các thế hệ học trò.