Hoạt Động Bán Hàng Là Gì? Vai Trò, Quy Trình Bán Hàng
Hoạt Động Bán Hàng Là Gì? Vai Trò, Quy Trình Bán Hàng nội dung bài viết bao gồm khái niệm và bản chất của hoạt động bán hàng, vai trò của hoạt động bán hàng, quy trình bán hàng. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn đang tìm kiếm tài liệu cho bài báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp của mình.
1. Khái niệm và bản chất của hoạt động bán hàng
Bán hàng là một hoạt động vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cho đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về bán hàng và điều đó sẽ dẫn đến cách mô tả và giải quyết nội dung hoạt động bán hàng khác nhau. Một trong các cách tiếp cận bán hàng được nhiều doanh nghiệp áp dụng là tiếp cận bán hàng với tư cách một khâu quan trọng, một bộ phận hữu cơ của quá trình kinh doanh.
Theo cách tiếp cận này thì: “Bán hàng là một khâu mang tính chất quyết định trong hoạt động kinh doanh trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng những nhu cầu hay ước muốn của người mua nhằm thực hiện quyền lợi thỏa đáng, lâu dài của hai bên”. (Trần Minh Đạo, 2011)
Bán hàng là một quá trình mang tính cá nhân trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng những nhu cầu hay ước muốn của người mua nhằm thực hiện quyền lợi thỏa đáng, lâu dài của hai bên. (Hồ Đức Hùng, 2004)
Bán hàng làm cho hàng hóa lưu thông từ người sản xuất đến người tiêu dùng, từ nơi dư thừa đến nơi có nhu cầu. Hoạt động bán hàng sẽ đem lại lợi nhuận cho người bán hàng khi họ nắm bắt tốt cơ hội từ thị trường và điều chỉnh chính sách phục vụ quyền lợi người tiêu dùng.(James M. Comer, 2002)
Hay có thể hiểu, bán hàng là quá trình liên hệ, gặp gỡ giữa người bán và người mua nhằm tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán, giao hàng và cuối cùng là thực hiện khâu thanh toán.
Tóm lại: Bán hàng là hoạt động vừa liên quan đến người sản xuất – người bán vừa liên quan đến người tiêu dùng – người mua. Vì vậy nó thúc đẩy tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp. Qua hoạt động bán hàng doanh nghiệp có thể thu hút được đầy đủ, chính xác các thông tin về cung, cầu, giá cả, thị hiếu… của người tiêu dùng. Từ đó doanh nghiệp có thể tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh những mặt hàng phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bán hàng đạt hiệu quả cao hơn
2. Vai trò của hoạt động bán hàng
a.Đối với xã hội
Bán hàng là hoạt động trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa, góp phần tác động đến quá trình tái sản xuất, phục vụ đời sống xã hội. Bởi lẽ hoạt động bán hàng phát triển có tác động đẩy nhanh sức mua của hàng hóa trên thị trường từ đó làm cho nền sản xuất xã hội phát triển. Hoạt động bán hàng góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, phục vụ sản xuất tiêu dùng và đời sống.
Ngoài ra hoạt động bán hàng ảnh hưởng nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế như:
- Lĩnh vực tài chính
- Lĩnh vực tiền tệ
- Đời sống văn hóa xã hội
b.Đối với doanh nghiệp
Nhất là với những Công ty chỉ kinh doanh thương mại thì chính hoạt động này quyết định sự tồn tại và phát triển của mình, cũng chính nhờ nó mà Công ty tự đánh giá được hàng hóa mình kinh doanh được xã hội chấp nhận ở mức độ nào. Do đó hoạt động bán hàng vừa là công việc hàng ngày vừa là mối quan tâm của các nhà kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì bán hàng chính là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hóa. Điều quan tâm là trong thời đại ngày nay với việc bùng nổ của thông tin, sự phát triển như vũ bão trong lĩnh vực khoa học công nghệ thì bán hàng luôn bị cạnh tranh từ nhiều phía. Thực tế có những mặt hàng vừa được đưa ra thị trường, thậm chí đang trong giai đoạn nghiên cứu thì đã xuất hiện những mặt hàng khác ưu việt hơn làm cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội thường xuyên thay đổi. Chính vì thế hoạt động bán hàng là một vấn đề hết sức cần thiết vì hoạt động này thực hiện tốt sẽ giúp cho Công ty thu hồi vốn nhanh hơn, tiết kiệm được chi phí bảo quản làm thu được một khoản đáng kể, đồng thời hoạt động bán hàng tốt, nhanh chứng tỏ hàng hóa của doanh nghiệp chiếm được thị hiếu của khách hàng, tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Còn nếu không bán được hàng hóa của mình thì sẽ dẫn đến ứ đọng vốn và có nguy cơ dẫn đến phá sản.
c.Đối với người tiêu dùng
Hoạt động bán hàng trở thành cầu nối trung gian giúp hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra có thể tới tay người tiêu dùng và thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn của họ. Đồng thời thông qua hoạt động mua bán hàng hóa, người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn những hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của mình tốt nhất với chất lượng và giá cả phù hợp. Nhu cầu của con người không ngừng tăng lên kéo theo đó là sự phát triển nhanh của hoạt động sản xuất hàng hóa, hoạt động bán hàng để có thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đó trong điều kiện nguồn lực cho phép.
3. Quy trình bán hàng
Qúa trình làm luận văn thạc sĩ, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ viết thuê luận văn của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đè tài và báo giá viết luận văn trọn gói nhé.
Bán hàng là một quá trình bao gồm ba giai đoạn: Chuẩn bị bán, tiến hành bán và những công việc sau bán hàng:
+ Giai đoạn chuẩn bị bán hàng:
Đây là giai đoạn mở đầu nhưng rất quan trọng, người bán hàng phải hiểu biết mặt hàng, hiểu biết thị trường, phải lập luận chúng thể hiện những yếu tố tạo thuận lợi lớn và khó khăn cho hoạt động bán hàng.
+ Giai đoạn tiến hành bán:
Giai đoạn này bán hàng bao gồm năm pha:
Sơ đồ 1.1: Tiến hành bán hàng
( Trần Minh Đạo, 2011)
Tiếp xúc: là khoảnh khắc đầu tiên của công việc bán hàng, người bán hàng cần tạo ra nhiều ấn tượng ban đầu tốt đẹp, phải tự đặt mình vào vị trí của người đối thoại để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, sau đó tìm cách thuyết phục họ, làm thế nào để khách hàng thấy lợi ích khi quyết định mua hàng và tạo lòng tin khi họ quyết định mua hàng, đồng thời phải tạo ấn tượng tốt cho khách sau khi mua hàng.
Vì vậy cần phải có những dịch vụ sau khi bán hàng vì nó thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng đồng thời tạo dựng được uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thúc đẩy quá trình bán hàng trong giai đoạn tới.
Dịch vụ sau bán có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với những mặt hàng sử dụng lâu dài, yêu cầu kỹ thuật cao.
Luận chứng: Có thể hiểu là chứng cứ thực tế làm cơ sở cho lý luận, hay lập luận dựa vào thực tế.
+ Những công việc sau bán hàng: Những công việc sau bán hàng có thể là chăm sóc khách hàng như làm dịch vụ hay các chương trình khuyến mại, bảo hành, lắp ráp tại nhà,…
Quá trình tổ chức bán hàng trùng với quá trình tổ chức lao động nên các yếu tố tham dự trong quá trình bán hàng cũng chính là các yếu tố về con người (sức lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động). Với doanh nghiệp thương mại thì đó là các yếu tố về con người (nhân viên bán hàng), các thiết bị kỹ thuật và phương pháp bán hàng, các loại hàng hóa dịch vụ.
Yếu tố vè con người: Đội ngũ nhân viên bán hàng có vai trò quan trọng, họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, là người thuyết phục khéo léo trong quá trình quyết định mua của khách hàng. Do vậy, những nhà quản trị bán hàng cần phải khéo léo chọn ra phối hợp chặt chẽ và điều hành đội nhân viên bán hàng vào một quy trình lao động một cách khoa học nhằm phát huy tiềm năng của các nhân viên bán hàng, đảm bảo khả năng bán hàng đạt hiệu quả cao nhất.
XEM THÊM ==> Khóa Luận Hoạt Động Bán Hàng Tại Công ty Thế Giới Di Động
Trang thiết bị kỹ thuật và phương pháp bán hàng: Trang thiết bị kỹ thuật và phương pháp bán hàng cũng góp phần quan trọng vào kết quả của quá trình bán hàng. Ngày nay, các phương tiện về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình bán hàng đã trở nên không thể thiếu được, nó không chỉ là công cụ để bán hàng mà còn góp phần rất lớn vào kết quả của quá trình bán hàng, nó không chỉ là yếu tố nâng cao trình độ dịch vụ cho khách hàng mà còn góp phần nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng. Các yếu tố này làm thỏa mãn tối đa nhu cầu mua hàng của khách hàng về thời gian và địa điểm tức là việc thiết lập và sử dụng hợp lý các kênh tiêu thụ, cân đối giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu hiệu quả của tiêu thụ từ đó có kế hoạch bán hàng hợp lý.
Hàng hoá và dịch vụ bổ sung:
Một yếu tố không thể thiếu đóng góp vào kết quả của quá trình bán hàng là hàng hóa và dịch vụ bổ sung. Các doanh nghiệp thương mại phải có kế hoạch đáp ứng đầy đủ về các loại hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra nhân viên bán hàng cũng chính là người tạo ra dịch vụ đó. Thái độ lịch sự chu đáo, tận tình với các yêu cầu của khách hàng sẽ đảm bảo quá trình bán hàng được thuận tiện hơn tạo niềm tin, uy tín cho cửa hàng và cho toàn Công ty, đảm bảo khả năng phát triển không ngừng của toàn doanh nghiệp.
Hoạt Động Bán Hàng Là Gì? Vai Trò, Quy Trình Bán Hàng Những thông tin được chúng tôi trình bày, thể hiện trong bài viết trên đều được kiểm chứng và đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài khóa luận tốt nghiệp của các bạn đạt kết quả cao.
Số điện thoại : 0917.193.864
Zalo : 0917.193.864