Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong cuộc sống, kinh doanh
Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong cuộc sống luôn đóng một vai trò quan trọng hơn bạn nghĩ rất nhiều. Đôi khi trong cuộc sống hay trong công việc, ngôn ngữ không phải là cách giao tiếp duy nhất với người đối diện.
Cử chỉ về cơ thể, ánh mắt, tay chân hay nét mặt đều ảnh hưởng đến người đối diện và được gọi chung là giao tiếp phi ngôn ngữ. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về khái niệm này.
Thông tin chung về giao tiếp phi ngôn ngữ
Đầu tiên, cần phải biết được giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Đó là các hành động hoặc các biểu hiện ngoài ngôn từ. Những hành động hoặc biểu hiện đó được gửi đi một cách có chủ đích hoặc không có chủ đích, chúng vượt lên trên ngôn từ khẩu ngữ và bút ngữ.
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ là rất quan trọng, với những người có kinh nghiệm , họ thường sẽ nhìn vào những cử chỉ phi ngôn ngữ để có những bước đánh giá ban đầu xem họ có thực sự muốn nói chuyện hay không? Đang cảm thấy thoải mái hay bực bội… để từ đó biết cách nói chuyện thế nào cho hợp lý
Giao tiếp phi ngôn ngữ trong cuộc sống giúp cho bạn bộc lộ được những cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên và không máy móc thông qua một hành động nào đó, có thể thông qua những cử chỉ đó mà người khác có thể biết được tâm tình của bạn đang như thế nào.
Giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh giúp bạn có được sự tự tin hơn trong công việc. Kết hợp với lời nói sẽ làm cho người đối diện bị thu hút bởi bạn, tạo nên phong thái tự tin và có thể giải quyết được mọi vấn đề một cách hiệu quả.
Các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ
-
– Nét mặt: Là nơi diễn tả mọi cảm xúc của bạn từ vui, buồn, tức giận, yêu, ghét… giúp biểu lộ tính cách và cá tính của con người.
-
– Nụ cười: Nụ cười trong kỹ năng giao tiếp
phi ngôn ngữbiểu lộ tình cảm, thái độ của đối tượng giao tiếp. Mỗi loại nụ cười khác nhau sẽ biểu lộ cá tính nhất định.
-
– Ánh mắt: Là nơi bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người, thông qua ánh mắt bạn có thể biết được cảm xúc của họ để có cách ứng xử cho phù hợp.
-
– Các cử chỉ, hành động: Các cử chỉ của tay, chân, đầu, thân thể luôn có nghĩa nhất định và trong từng hoàn cảnh cụ thể.
-
– Tư thế: Là phương tiện thể hiện tác phong trong giao tiếp, thể hiện mối quan hệ đối với vai trò, vị thế xã hội của đối tượng giao tiếp.
-
– Diện mạo: Bao gồm sắc mặt, nét mặt, râu tóc, trang phục…là phương tiện gây ấn tượng mạnh, nhất là trong lần giao tiếp đầu tiên.
Cách sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ trong thuyết trình
Giao tiếp phi ngôn ngữ trong thuyết trình cũng rất cần thiết, giúp cho bài thuyết trình trở nên sinh động và thu hút người nghe hơn. Hãy lưu ý một số kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ dưới đây:
-
– Tốc độ khi nói: Tốc độ nói vừa phải sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn hấp dẫn hơn, nội dung thuyết trình đến người nghe được rõ ràng và rành mạch hơn. Chú ý nhấn nhá để bài thuyết trình có trọng tâm
-
– Âm lượng: Nên sử dụng âm lượng lúc trầm, lúc bổng trong quá trình nói để tăng thêm sức thuyết phục đến người nghe.
-
– Ngừng lại: Tạm dừng ở một vài vấn đề nào đó để người nghe có thời gian suy nghĩ và nghiền ngẫm thêm những thông tin bạn cung cấp.
-
– Ngôn ngữ cơ thể: Sử dụng ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, nét mặt, điệu bộ để tăng thêm sinh động cho bài thuyết trình của mình.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn giao tiếp phi ngôn ngữ một cách hợp lý và hiệu quả. Cùng với NLP Training Việt Nam bạn hoàn toàn có thể học được cách áp dụng sức mạnh của tiềm thức của tư duy bản thân để phát triển cuộc sống, vươn tới những mục tiêu mà bạn đã đề ra một cách trọn vẹn nhất.
Điện thoại: 097944 3294
Địa chỉ liên hệ:
Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong cuộc sống luôn đóng một vai trò quan trọng hơn bạn nghĩ rất nhiều. Đôi khi trong cuộc sống hay trong công việc, ngôn ngữ không phải là cách giao tiếp duy nhất với người đối diện.
Cử chỉ về cơ thể, ánh mắt, tay chân hay nét mặt đều ảnh hưởng đến người đối diện và được gọi chung là giao tiếp phi ngôn ngữ. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về khái niệm này.
Thông tin chung về giao tiếp phi ngôn ngữ
Đầu tiên, cần phải biết được giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Đó là các hành động hoặc các biểu hiện ngoài ngôn từ. Những hành động hoặc biểu hiện đó được gửi đi một cách có chủ đích hoặc không có chủ đích, chúng vượt lên trên ngôn từ khẩu ngữ và bút ngữ.
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ là rất quan trọng, với những người có kinh nghiệm , họ thường sẽ nhìn vào những cử chỉ phi ngôn ngữ để có những bước đánh giá ban đầu xem họ có thực sự muốn nói chuyện hay không? Đang cảm thấy thoải mái hay bực bội… để từ đó biết cách nói chuyện thế nào cho hợp lý
Giao tiếp phi ngôn ngữ trong cuộc sống giúp cho bạn bộc lộ được những cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên và không máy móc thông qua một hành động nào đó, có thể thông qua những cử chỉ đó mà người khác có thể biết được tâm tình của bạn đang như thế nào.
Giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh giúp bạn có được sự tự tin hơn trong công việc. Kết hợp với lời nói sẽ làm cho người đối diện bị thu hút bởi bạn, tạo nên phong thái tự tin và có thể giải quyết được mọi vấn đề một cách hiệu quả.
Các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ
- – Nét mặt: Là nơi diễn tả mọi cảm xúc của bạn từ vui, buồn, tức giận, yêu, ghét… giúp biểu lộ tính cách và cá tính của con người.
- – Nụ cười: Nụ cười trong kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ biểu lộ tình cảm, thái độ của đối tượng giao tiếp. Mỗi loại nụ cười khác nhau sẽ biểu lộ cá tính nhất định.
- – Ánh mắt: Là nơi bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người, thông qua ánh mắt bạn có thể biết được cảm xúc của họ để có cách ứng xử cho phù hợp.
- – Các cử chỉ, hành động: Các cử chỉ của tay, chân, đầu, thân thể luôn có nghĩa nhất định và trong từng hoàn cảnh cụ thể.
- – Tư thế: Là phương tiện thể hiện tác phong trong giao tiếp, thể hiện mối quan hệ đối với vai trò, vị thế xã hội của đối tượng giao tiếp.
- – Diện mạo: Bao gồm sắc mặt, nét mặt, râu tóc, trang phục…là phương tiện gây ấn tượng mạnh, nhất là trong lần giao tiếp đầu tiên.
Cách sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ trong thuyết trình
Giao tiếp phi ngôn ngữ trong thuyết trình cũng rất cần thiết, giúp cho bài thuyết trình trở nên sinh động và thu hút người nghe hơn. Hãy lưu ý một số kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ dưới đây:
- – Tốc độ khi nói: Tốc độ nói vừa phải sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn hấp dẫn hơn, nội dung thuyết trình đến người nghe được rõ ràng và rành mạch hơn. Chú ý nhấn nhá để bài thuyết trình có trọng tâm
- – Âm lượng: Nên sử dụng âm lượng lúc trầm, lúc bổng trong quá trình nói để tăng thêm sức thuyết phục đến người nghe.
- – Ngừng lại: Tạm dừng ở một vài vấn đề nào đó để người nghe có thời gian suy nghĩ và nghiền ngẫm thêm những thông tin bạn cung cấp.
- – Ngôn ngữ cơ thể: Sử dụng ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, nét mặt, điệu bộ để tăng thêm sinh động cho bài thuyết trình của mình.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn giao tiếp phi ngôn ngữ một cách hợp lý và hiệu quả. Cùng với NLP Training Việt Nam bạn hoàn toàn có thể học được cách áp dụng sức mạnh của tiềm thức của tư duy bản thân để phát triển cuộc sống, vươn tới những mục tiêu mà bạn đã đề ra một cách trọn vẹn nhất.
Điện thoại: 097944 3294
Địa chỉ liên hệ: Tầng 1 tòa 18T1 Greenpark khu đô thị Việt Hưng, P. Giang Biên, Q. Long Biên, TP. Hà Nội