Hoàn lưu bão là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục
Chắc hẳn ít nhất một lần bạn đã nghe thấy từ “hoàn lưu bão” qua các thông tin về bão. Vậy hoàn lưu bão là gì, nguyên nhân hình thành do đâu? Hậu quả nó đem lị và cách khắc phục thiệt hại nó gây ra như thế nào? Những thông tin trên đều sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Hoàn lưu bão là gì?
Để tìm hiểu hoàn lưu bão là gì, trước hết ta nên biết bão là gì. Bão là từ chỉ trạng thái nhiễu động của khí quyển. Đây là một loại hình thời tiết cực đoan gây hại cho con người. Nó thường xuất hiện trên biển với gió mạnh và mưa lớn.Tuy nhiên từ bão cũng bao gồm những hiện tượng trên đất liền như bão cát, bão tuyết, bão lửa…
Bão có những xoáy thuận mạnh phát triển trên các vùng biển nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Nó có mức độ bất kỳ và có hoàn lưu xác định. Bão Việt Nam thường được dùng để chỉ các cơn bão nhiệt đới trên biển với mưa gió gây thiệt hại cho con người.
Vậy hoàn lưu là gì? Hoàn lưu bão là thuật ngữ dùng để chỉ những trận mưa tạo ra lũ lớn kéo dài sau khi cơn bão đã đi qua. Nó thường gây thiệt hại khá nhiều bởi khi ấy con người thường chủ quan nên không kịp phòng tránh
Nguyên nhân tạo thành hoàn lưu bão
Hoàn lưu bão là phần phần của cơn bão. Vì vậy để tìm hiểu nguyên nhân hình thành hoàn lưu bão thì ta phải biết vì sao có bão và bão hình thành như thế nào.
Nguyên nhân hình thành bão gồm khá nhiều yếu tố như ánh sáng mặt trời, gió, sự chuyển động của hải lưu,… Ở nước ta chủ yếu xuất hiện những cơn bão nhiệt đới. Vì vậy chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới. Để một cơn bão hình thành, phải đảm bảo các yếu tố sau đây:
Nhiệt độ nước biển mất ổn định
Để bão hình thành, khu vực nước biển hình thành bão cần có độ sâu trên 50m. Nhiệt độ của nước thông thường cũng phải cao từ 26 – 17 độ C trở lên.
Lực Coriolis
Lực Coriolis tạo sự chênh lệch áp suất giúp tăng cường sức gió cho các cơn bão.
Xuất hiện gió đứt
Khi giữa bề mặt và phần cuối tầng đối lưu xuất hiện gió đứt dọc với tận tốc nhỏ hơn 10m/s sẽ tạo thuận lợi cho sự hình thành bão nhiệt đới. Thông thường những cơn gió đứt càng yếu sẽ làm cơn bão càng mạnh hơn.
Sự cân bằng ở bầu khí quyển bị xáo trộn
Sự chênh lệch áp suất tạo ra sự rối loạn không khí giúp hỗ trợ và tăng cường sức gió cho cơn bão.
Thông thường, vào những thời điểm nắng nóng với nhiệt độ cao thì những cơn bão hay được hình thành. Bởi thời điểm này ánh nắng chiếu xuống mặt biển khiến nước biển ấm lên và bay hơi. Tại những khu vực có áp suất thấp, nước biển có điều kiện bốc hơi lên cao tạo thành những cột khí ẩm.
Trong quá trình bay hơi, nước biển làm ấm và xáo trộn áp suất không khí trong khu vực. Nếu gặp các điều kiện thuận lợi, sự chênh lệch áp suất, độ ẩm và nhiệt độ không khí cao có thể tạo ra một cơn bão.
Ngoài ra, các tác động của con người lên tự nhiên tạo ra hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu. Nhiệt độ trung bình của trái đất đang tăng lên dẫn đến không khí và nước biển ấm theo. Đồng thời tần ozon bị thủng cũng làm ánh nắng mặt trời gay gắt hơn dẫn đến tỷ lệ bão xuất hiện nhiều và ngày càng bất thường.
Hậu quả của hoàn lưu bão
Hoàn lưu sau bão gây nên những trận mưa to, có thể đi kèm với những cơn lốc, sét và gió giật mạnh. Có những cơn bão lớn nhất Việt Nam gây nhiều thiệt hại nặng nề cả về người và của tại những khu vực chịu ảnh hưởng. Diễn biến của bão khá phức tạp và khó kiểm soát nên cần cẩn trọng và lưu ý hết sức.
Một số trường hợp ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão kết hợp với những khối không khí lạnh tạo thành mưa lớn trên diện rộng. Những trận mưa với thời gian dài và diện tích lớn khiến việc di chuyển và lao động của con người gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt tại những vùng đồi núi, những cơn mưa của hoàn lưu bão khiến đất đai bị ướt và nhão có nguy cơ sạt lở đất. Những hộ dân ở cạnh những khu vực này có nguy cơ bị đất đá đè gây thiệt hại về người và tài sản. Ngoài ra trong quá trình di chuyển đường có thể bị sụt, lún gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Tại các khu vực đồng bằng có địa hình thấp, những cơn mưa với lượng mưa lớn gây ra ngập lụt. Những nơi trũng và thoát nước kém có thể bị ngập chỉ sau một vài giờ mưa to. Từ đó ảnh hưởng đến an toàn giao thông và gây nguy cơ chập điện ảnh hưởng tới tính mạng con người.
Các tỉnh phái Bắc nước ta có xuất hiện các khối khí lạnh tràn xuống từ phương Bắc. Khi hoàn lưu bão gặp những khối khí này sẽ tạo ra những cơn mưa giông kèm theo lốc xoáy và gió giật mạnh. Nó không chỉ gây khó khăn trong việc di chuyển mà còn tạo nhiều thiệt hại về nhà cửa, cây cối và công trình.
Khi bão và hoàn lưu bão đổ bộ vào đất liền, nó sẽ gây ra nhiều thiệt hại. Những tàu thuyền trên biển nếu không lớn hoặc được neo đậu kỹ có nguy cơ chìm và lật rất cao. Nhà cửa, cây trồng và gia súc gia cầm không được bảo vệ và di tản kịp thời cũng bị hủy hoại và tàn phá nặng nề. Các công trình công cộng tại khu vực gió bão mạnh cũng có khả năng bị hư hỏng và cuốn trôi.
Ngoài ra, sau khi chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão, một số địa phương có thể xuất hiện nhiễm môi trường. Mưa gây ra ngập lụt và thổi bay những vật dụng của con người, đồng thời khiến nước thải dâng cao tràn ra xung quanh. Vì vậy nếu không dọn dẹp và vệ sinh kỹ sau khi chịu ảnh hưởng, khu vực bão đi qua có nguy cơ bị dịch bệnh khá lớn.
Cách khắc phục ảnh hưởng của hoàn lưu bão
Bão cùng với hoàn lưu bão sau nó là hiện tượng tự nhiên xảy ra hàng năm. Đặc biệt Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài nên phải hứng chịu nhiều tác dụng của chúng. Việc loại bỏ những cơn bão này là rất khó khăn đối với con người nên cần xem bão mạnh tới đâu cũng như ảnh hưởng của bão như thế nào. Từ đó có giải pháp kịp thời cũng như chú trọng việc khắc phục những ảnh hưởng của hoàn lưu bão đối với con người.
Cách khắc phục trước khi chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão
Biện pháp cần thiết nhất là dự báo sự xuất hiện và hướng di chuyển của cơn bão lũ cũng như phạm vi ảnh hưởng của hoàn lưu bão một cách chính xác. Từ đó báo cho người dân thông tin về cơn bão để chuẩn bị gia cố các công trình và di tản một cách kịp thời và an toàn nhất có thể.
Các cơ quan chính phủ và địa phương cần tiến hành xây dựng các công trình ngăn bão để giảm thiểu sự tàn phá. Hệ thống thoát nước luôn được đảm bảo vận hành tốt để hạn chế tối thiểu khả năng ngập lụt diễn ra. Các lực lượng cứu hộ phải sẵn sàng giúp đỡ và bảo vệ người dân trước ảnh hưởng của hoàn lưu bão.
Những khu vực có nguy cơ xuất hiện lũ lụt, sạt lở đất cần được tính toán và dự báo trước để di tản người dân đến nơi an toàn. Những tàu thuyền trên biển cần được hỗ trợ thông tin cơn bão kịp thời để di chuyển vào bờ và neo đậu cẩn thận nhằm tránh thiệt hại về người và của.
Cách khắc phục sau khi chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão
Sau khi những ảnh hưởng của hoàn lưu bão đi qua, chính quyền và người dân cần khắc phục các thiệt hại ngay khi tình hình cơn bão thuyên giảm. Những đoạn cầu, đường bị hỏng do sạt lở và lũ cuốn phải được sửa chữa và khơi thông trong thời gian sớm nhất để người dân và các lực lượng cứu hộ dễ di chuyển.
Công tác cứu hộ và khôi phục nhà cửa, công trình cần tiến hành nhanh chóng, kỹ càng. Những người mất tích phải được tìm kiếm để cứu giúp một cách kịp thời. Việc đảm bảo chỗ ở và lượng thực cho người dân cũng được chú trọng.
Sau khi bão đi qua, việc khử trùng và vệ sinh môi trường là không thể thiếu. Lũ lụt tạo nên môi trường tốt cho các vi khuẩn và mầm bệnh binh sôi phát triển. Nếu không chú ý, những vùng này sẽ xuất hiện bệnh dịch gây chết người và tạo khó khăn trong quá trình khắc phục thiệt hại.
Các công trình nhà cửa bị ẩm và bẩn nếu không vệ sinh nhanh có thể bị hỏng hóc gây thiệt hại về kinh tế. Tài sản và gia súc gia cầm cần được bảo đảm nhằm giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống
Trên đây là những thông tin về hoàn lưu bão mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Những thiệt hại mà nó gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống chúng ta. Vì vậy việc hiểu và nắm bắt được kiến thức về hoàn lưu bão là rất cần thiết.