Hoán dụ là gì? Tác dụng hoán dụ, các loại hoán dụ và ví dụ minh họa

Chỉ ra phép hoán dụ và nêu mối quan hệ giữa các sự vật

Sự khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ

Hoán dụ là gì? Khái niệm của hoán dụ

Để có thể làm một bài văn hay không thể thiếu các biện pháp tu từ như: nhân hoá, ẩn dụ, so sánh hoặc hoán dụ. Trong đó hoán dụ được cho là khó hơn so với các biện pháp tu từ còn lại. Tuy nhiên, nếu có thể hiểu và sử dụng biện pháp tu từ thì bài văn sẽ trở nên hay và hấp dẫn hơn.
Vậy, hoán dụ là gì? Sau đây là một số thông tin về hoán dụ mà Bamboo muốn chia sẻ với các bạn qua bài viết này nhé!

Hoán dụ là gì? Khái niệm của hoán dụ

Hoán dụ là gì? Hoán dụ được hiểu như là việc dùng tên một sự vật, hiện tượng này để nói về sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng mang lại sự gợi hình, gợi cảm nhằm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu văn.

Hoán dụ là gì? Khái niệm của hoán dụ

Tác dụng của hoán dụ

Tác dụng của hoán dụ là giúp người đọc nhận thức được một sự vật, hiện tượng thông qua hình ảnh của sự vật, hiện tượng khác tương đồng và tăng thêm ý nghĩa cho câu văn giống như biện pháp ẩn dụ.

Hoán dụ được sử dụng nhiều trong sự thể hiện tình cảm, mang sự tương đồng giữa sự vật hiện tượng giúp cho người đọc dễ dàng liên tưởng hơn về hình ảnh mà câu văn muốn mang lại.

Các hình thức hoán dụ

Hoán dụ có 4 loại hình thức thường gặp:

  • Lấy đặc điểm, dấu hiệu của một hiện tượng, sự vật để nói về sự vật, hiện tượng

  • Lấy cái cụ thể để chỉ sự vô hình, trừu tượng

  • Lấy một bộ phận để nói về toàn thể

  • Lấy một vật chứa đựng để nói về một vật bị chứa đựng

Các hình thức hoán dụ

Sự khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ

ẨN DỤ 

HOÁN DỤ

GIỐNG NHAU

Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác

KHÁC NHAU 

Dựa vào mối quan hệ tương đồng(qua so sánh ngầm). Cụ thể là tương đồng về
– Hình thức
– Cách thức thực hiện
– Phẩm chất
– Cảm giác

Dựa vào quan hệ tương cận (gần gũi)
Cụ thể:
– Bộ phận – toàn thể
– Vật chứa – vật bị chứa
– Dấu hiệu – sự vật
– Cụ thể – trừu tượng

VÍ DỤ

Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục lại vần than rơm

Nhớ cụ mắt sáng ngời
Áo nâu, túi vải, đẹp tươi lạ thường

Sự khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ

Ví dụ bài tập về hoán dụ

Một số ví dụ về phép hoán dụ:

Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngay ngắn, đông đà sang xuân

 

Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thành thị đứng lên

 

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

 

Mồ hôi đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

Ví dụ bài tập về hoán dụ

Chỉ ra phép hoán dụ và nêu mối quan hệ giữa các sự vật

Một số ví dụ về 4 hình thức hoán dụ:

Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người

  • Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng: “mười năm” – chỉ thời gian trước mắt; “trăm năm”- chỉ thời gian lâu dài, xa hơn.

Bàn tay ta làm nên tất cả

sức người sỏi đá cũng thành cơm

  • Lấy bộ phận để nói toàn thể: bộ phận “bàn tay” – chỉ toàn thể “sức người lao động”.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

  • Lấy đặc điểm, dấu hiệu của sự vật, hiện tượng để nói về sự vật hiện tượng: “một cây”- số lượng đơn lẻ; “ba cây”- số lượng nhiều.

Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thành thị đứng lên

  • Lấy một vật chứa đựng để nói đến một vật bị chứa đựng: “áo nâu, áo xanh”- những người dân ở nơi nông thôn là bộ phận nhỏ của thành thị.

Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ

Giống nhau

  • Chuyển đổi tên gọi của một hiện tượng, sự vật này thành tên của một hiện tượng, sự vật khác

  • Dựa trên liên tưởng gợi hình, gợi ảnh

  • Tăng sự hấp dẫn cho câu văn

Khác nhau

Hoán dụ:

  • Nói về một mối quan hệ gần gũi giữa sự vật, hiện tượng có các nét tương đồng mang ý nghĩa giống nhau

Ẩn dụ:

  • Liên tưởng tương đồng về sự vật, hiện tượng A với sự vật hiện tượng B sau đó chuyển đổi tên giữa sự vật, hiện tượng A và sự vật hiện tượng B.

Đặt câu hỏi hoán dụ

Câu 1: Hoán dụ là gì? Ví dụ về hoán dụ?

Câu 2: Có mấy hình thức hoán dụ thường gặp?

Câu 3: Câu thơ sau sử dụng hình thức hoán dụ nào?

“Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Câu 4: Chỉ ra hình thức hoán dụ qua câu sau:

“Vì sao? Trái Đất nặng ân tình nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh”

Câu 5: Viết một đoạn văn từ 7 – 10 dòng trong đó có sử dụng phép hoán dụ.

Xem thêm:

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về phép hoán dụ mà Bamboo muốn chia sẻ với các bạn, rất mong các thông tin này hữu ích. Đừng quên theo dõi Bamboo để nhận được những kiến thức bổ ích khác nhé!