Hoàn cảnh sáng tác Những ngôi sao xa xôi

Những ngôi sao xa xôi ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong, vẻ đẹp của các nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hoàn cảnh sáng tác Những ngôi sao xa xôi.

Tác giả tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

Trước khi tìm hiểu về Hoàn cảnh sáng tác Những ngôi sao xa xôi nội dung này sẽ giới thiệu đôi nét về tác giả.

– Lê Minh Khuê sinh năm 1949.

– Quê quán: Tĩnh Gia – Thanh Hóa.

– Sự nghiệp sáng tác:

+ Năm 1965, Lê Minh Khuê tham gia vào lực lượng Thanh niên xung phong chống Mĩ.

+ Vào năm 1967, tác giả có những bài báo đầu tiên và năm 1969 bà bắt đầu viết văn.

+ Ngoài việc viết văn bà còn từng làm phóng viên cho nhiều báo đài.

+ Một số tác phẩm chính: “Cao điểm mùa hạ”, “Màu xanh man trá”, “Tôi đã không quên”.”Bi kịch nhỏ”, “Cuộc chơi”…

– Phong cách sáng tác: Bà viết truyện ngắn với một ngòi bút giàu nữ tính, miêu tả tinh tế, đặc sắc.

Hoàn cảnh sáng tác Những ngôi sao xa xôi

Khi phân tích tác phẩm cần nêu Hoàn cảnh sáng tác Những ngôi sao xa xôi để bài phân tích hay hơn và đặc sắc hơn.

– Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

– Tác phẩm ca sự hy sinh thầm lặng của các cô gái thanh niên xung phong, mặc dù cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ, nhưng luôn lạc quan, hồn nhiên. Đó chính là tâm thế hào hùng, hiên ngang của tuổi trẻ thời kháng chiến chống Mỹ trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. 

Ý nghĩa nhan đề Những ngôi sao xa xôi

Ngoài Hoàn cảnh sáng tác Những ngôi sao xa xôi thì ý nghĩa nhan đề của tác phẩm cũng là nội dung rất quan trọng.

– Nhan đề Những ngôi sao xa xôi không chỉ là nói lên hình ảnh đẹp bắt đầu lung linh trên bầu trời đêm thành phố qua sự liên tưởng của Phương Định. Mà đây còn là nói đến đôi mắt của Phương Định có vẻ đẹp xa xăm như lời các anh chiến sĩ hay khen cô.

Đó là vẻ đẹp của những con người khao khát lập nên những sự tích anh hùng, họ chính là những ngôi sao đang tỏa sáng trên bầu trời đêm Trường Sơn. 

– Hình ảnh những ngôi ѕao хa хôi хuất hiện nhiều lần trong táᴄ phẩm, trở đi trở lại dưới nhiều hình thứᴄ kháᴄ nhau. Đó là ngôi ѕao trên trên mũ những người ᴄhiến ѕĩ, là ngôi ѕao trên bầu trời thành phố quê hương, là những ngôi ѕao ᴄủa hoài niệm, khát khao, hi ᴠọng.

– Đâу là nhan đề lãng mạn, mang nét đặᴄ trưng ᴄủa ᴠăn họᴄ thời kì kháng ᴄhiến ᴄhống Mĩ ᴄứu nướᴄ.

Bố cục tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

– Phần 1 (từ đầu cho đến “ngôi sao trên mũ”): Phương Định kể về cuộc sống của mình cùng các đồng đội trong tổ trinh sát mặt đường của cô.

– Phần 2 (tiếp đến “chị Thao bảo”): Nho bị thương trong một lần phá bom, Phương Định cùng chị Thao lo lắng và chăm sóc.

– Phần 3 (phần còn lại): Sau giờ phút hiểm nguy, hai chị em ngồi hát, niềm vui trước cơn mưa đá đột ngột.

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan dũng cảm giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng là hình ảnh đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mĩ.

Tóm tắt tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là một trong những tác phẩm đầu tay xuất sắc của nhà văn Lê Minh Khuê viết vào năm 1971. Truyện ca ngợi về cuộc sống, tinh thần chiến đấu của các thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.

Những ngôi sao xa xôi kể về ba người con gái thanh niên xung phong trên quãng đường Trường Sơn làm nhiệm vụ chinh sát mặt đường đó là Thao, Nho và Phương Định. Họ sống trong một cái hang trên cao điểm của vùng trọng điểm nằm ở tuyến đường Trường Sơn.

Công việc của họ là ngồi chờ trên cao điểm, ngồi chờ đợi và quan sát máy bay địch ném bom. Khi có bom nổ họ phải nhanh chóng chạy lên, đo khối lượng của đất đá để san lấp hố bom mà địch gây ra, đánh dấu những quả bom chưa nổ rồi tiến hành phá bom.

Công việc nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết nhưng cuộc sống của họ vẫn không mất đi niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thảnh thơi, thơ mộng. Họ rất gắn bó, yêu thương nhau dù mỗi người một cá tính.

Chị Thao là người thích làm dáng nhất, ở chị có những nét tính cách tưởng trái ngược nhau: Thích hát bài hát do Phương Định bịa ra nhưng lại không hát trôi chảy bài nào; rất dũng cảm táo bạo nhưng lại sợ máu, sợ vắt; trong cô có sự nhút nhát mềm yếu của cô gái là cô gái bản lĩnh trong chiến đấu.

Nho là em út có tính nết trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ nhàng. Phương Định là cô gái Hà Nội vào chiến trường 3 năm, hay hoài niệm về quê hương, mẹ, mái trường…, hồn nhiên mơ mộng với nhiều nét tính cách thể hiện rất rõ ràng: Thích hát, thuộc nhiều bài hát, say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom đạn nổ. Chăm sóc chu đáo cho đồng đội.

Phương Định còn là cô gái nhạy cảm, duyên dáng nhưng không biểu lộ tình cảm, tỏ ra kín đáo trước đám đông, tưởng như kiêu kì nhưng lại tạo nên một sức hút tự nhiên.

Phương Định, nhân vật kể chuyện và cũng là nhân vật chính, là một cô gái giàu cảm xúc, hay mơ mộng, hồn nhiên và luôn nhớ về những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ, với gia đình và thành phố thân yêu của mình.

Ở phần cuối, truyện tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật mà chủ yếu là của Phương Định, trong một lần phá bom, Nho bị thương và sự lo lắng, săn sóc của hai người đồng đội.

Truyện kể theo ngôi thứ nhất của Phương Định nên đã tạo ra một điểm nhìn chân thực, dễ dàng tái hiện lại hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh. Đồng thời khắc họa rõ thế giới nội tâm, cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật nhằm toát lên vẻ đẹp con người trong chiến tranh.

Qua câu chuyện ấy, tác giả Lê Minh Khuê ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sự dũng cảm của ba cô gái thanh niên xung phong, tiêu biểu cho vẻ đẹp thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Bằng lối viết nhẹ nhàng mà đầy khắc khoải, những dòng văn của Lê Minh Khuê tuy giản dị nhưng chứa đựng trong đó biết bao ân tình đẹp đẽ.