Hoạch định chiến lược là gì? Quy trình hoạch định chiến lược hiệu quả – GoSELL
Để có thể tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hoàn chỉnh quy trình kinh doanh thì việc hoạch định chiến lược là vô cùng cần thiết. Từ chiến lược đã được đề ra, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để xây dựng và triển khai quy trình kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Vậy thế nào là hoạch định chiến lược và đâu là cách để người quản lý, chủ doanh nghiệp có thể thực hiện quy trình này? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Định nghĩa hoạch định chiến lược là một quá trình của tổ chức nhằm xác định chiến lược hoặc phương hướng phát triển của cả một doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược giúp đưa ra các quyết định hoặc phân bổ các nguồn lực để hướng tới việc đạt được các mục tiêu đề ra. Quá trình hoạch định chiến lược cũng có thể mở rộng ra thành các cơ chế để hướng dẫn và thực hiện quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh.
Mục tiêu then chốt của việc hoạch định chính là đảm bảo khả năng hướng tới mục tiêu chung. Điều này giúp bộ nhân viên trong tổ chức cũng như các bên liên quan để đạt được sự thống nhất về hướng đi để đưa ra quyết định tốt nhất. Bên cạnh đó là đưa ra được những đánh giá và điều chỉnh phù hợp trước sự biến động không ngừng của thị trường.
Hoạch định kinh doanh luôn là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Để có thể nắm rõ các bước thực hiện cũng như đạt được kết quả hoạch định tốt nhất, cùng xem qua các bước xây dựng chiến lược cụ thể sau đây:
Trước khi bắt tay vào hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp của mình, bạn sẽ cần xác định được mục tiêu, tầm nhìn cũng như sứ mệnh mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Để làm được điều này, bạn sẽ cần trả lời được những câu hỏi như: Liệu doanh nghiệp của mình đang hướng đến mục tiêu gì? Hay mục tiêu bạn muốn doanh nghiệp của mình hướng đến là gì?
Xác định được mục tiêu chính của doanh nghiệp sẽ giúp bạn đưa ra tầm nhìn tổng quan cho toàn bộ quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó, để có thể xác định được sứ mệnh của doanh nghiệp, bạn cần thông tin cho các bên liên quan của doanh nghiệp biết về sản phẩm, thị trường, giá trị và khách hàng cũng như mối quan tâm đối với hình ảnh của doanh nghiệp trước công chúng cũng như các nhân viên. Sứ mệnh đóng vai trò hướng dẫn cho các nhà quản lý để đưa ra quyết định phù hợp.
Để đạt được hiệu quả cao hơn trong việc hoạch định chiến lược thì doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu môi trường bên trong bao gồm nội bộ các vấn đề, quản trị nhân sự doanh nghiệp và môi trường bên ngoài bao gồm các đối thủ, xu hướng của thị trường.
Theo đó, nghiên cứu môi trường bên trong sẽ bao gồm việc phân tích các vấn đề có thể xảy ra với nội bộ doanh nghiệp để xác định khả năng tồn tại và phát triển hiệu quả của dưới những tác động của điều kiện bên ngoài.
Đối với môi trường bên ngoài, doanh nghiệp phải phân tích thị trường để xác định được cụ thể vị trí của doanh nghiệp mình đang ở đâu, thuộc ngành và phân khúc nào. Từ đó, bạn sẽ có cơ sở để sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng phân tích đối thủ trực tiếp, hiểu rõ hơn về những gì mình cần thực hiện để gia tăng sự cạnh tranh trong kinh doanh.
Bước tiếp theo trong quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp chính là xác định mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn kinh doanh. Bạn sẽ cần đưa ra các nhiệm vụ để doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu, chức năng lớn hơn như mục tiêu tài chính, vận hành, tiếp thị, nhân sự,..
Để có thể hướng đến mục tiêu xa hơn, doanh nghiệp nên thực hiện từng mục tiêu cụ thể trước mắt. Mỗi doanh nghiệp đều cần điều chỉnh các chính sách hoặc đưa ra các chính sách mới theo từng khoảng thời gian phù hợp. Nhờ đó, con đường dẫn đến các mục tiêu quan trọng sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn.
Để đảm bảo tính thành công cho việc hoạch định chiến lược, doanh nghiệp cần phải lựa chọn các chiến lược thật sự phù hợp với hoạt động kinh doanh. Các chiến lược được lựa chọn sẽ ở hai cấp độ chính bao gồm chiến lược kinh doanh và chiến lược công ty.
Chiến lược kinh doanh là loại chiến lược được sử dụng khi các đơn vị chiến lược hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm chiến lược cho một sản phẩm được bán trên một thị trường duy nhất.
Với chiến lược công ty, giám đốc tại các công ty mẹ sẽ lựa chọn sản phẩm và thị trường sản phẩm gia nhập để đưa ra quyết định mua lại hoặc hợp nhất với các đối thủ cạnh tranh.
Mỗi một chiến lược khi được triển khai đều cần tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn nhân lực sao cho thật sự phù hợp với khả năng và quyền hạn để đạt được hiệu quả triển khai cao nhất. Ngoài ra, thực hiện phân chia lại trách nhiệm và quyền hạn cho các nhà quản lý cũng là điều cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên làm.
Bởi các nhà quản lý hay các bộ phận nhân lực có thể được chuyển từ vùng chức năng này sang một vùng chức năng mới. Điều đó rất có thể sẽ tạo ra lực cản đối với sự thay đổi và tránh làm ảnh hưởng tới việc triển khai chiến lược.
Chiến lược kinh doanh nào khi đã bắt đầu triển khai cũng cần được kiểm tra và đánh giá một cách tỉ mỉ để đảm bảo hiệu quả có thể đạt được. Với việc các môi trường bên ngoài và bên trong sẽ thay đổi không ngừng, việc kiểm tra và đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định phù hợp trong quá trình kinh doanh. Các nhà quản lý luôn phải liên tục theo dõi cả hai môi trường nói trên để xác định được kịp thời điểm mạnh, điểm yếu dự đoán được các vấn đề có thể xảy ra.
Nếu các tình huống mới phát sinh xảy ra thì nhà quản lý phải nhanh chóng thực hiện các hành động khắc phục càng nhanh càng tốt. Thêm vào đó, bạn cũng cần tiến hành đo lường hiệu quả chiến lược để đưa ra được những so sánh giữa kết quả thực tế với kết quả ước tính và có được đánh giá kết quả chiến lược chính xác nhất.
Trong thời chuyển số như hiện nay, kinh doanh đa kênh từ online đến offline đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và phát triển. Với các giải pháp hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu quy trình kinh doanh đa kênh, GoSELL chắc hẳn là một người bạn đồng hành không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây:
Là một phần mềm quản lý bán hàng toàn diện với các tính năng hiệu quả, GoSELL sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu chiến lược kinh doanh của mình từ online đến offline. Trong giai đoạn mà chuyển đổi số trong kinh doanh ngày càng chiếm ưu thế, việc hoạch định định một chiến lược kinh doanh cụ thể với các giải pháp hỗ trợ hiệu quả là vô cùng cần thiết. Với các sản phẩm mà GoSELL đang cung cấp sau đây, xây dựng một chiến lược kinh doanh đa kênh sẽ không còn là điều khó khăn đối với doanh nghiệp.
Đây là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế website bán hàng chuẩn SEO, đem đến sự hài lòng cho khách hàng với tính năng cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh bố cục, các thành phần có trên một website chỉ bằng các thao tác kéo thả. Một website bán hàng với đầy đủ các tính năng hỗ trợ marketing sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình để đạt hiệu quả tối đa.
GoAPP là giải pháp giúp doanh nghiệp thiết kế app bán hàng mang thương hiệu doanh nghiệp có mặt trên cả nền tảng Android và IOS. Với ứng dụng bán hàng ngay trên các thiết bị di động của khách hàng, doanh nghiệp sẽ có thể thực hiện các chiến dịch thông báo đẩy để gửi các thông điệp như thông báo các chương trình khuyến mãi hay giới thiệu sản phẩm mới. Đây là cách giúp bạn thu hút sự quan tâm lớn của khách hàng một cách liên tục và hiệu quả.
Đây là một hệ thống giúp tối ưu quá trình bán hàng, quản lý bán hàng tại cửa hàng của doanh nghiệp. GoPOS cho phép doanh nghiệp liên kết với các thiết bị ngoại vi để quá trình tạo đơn hàng, thanh toán, tích điểm khách hàng và in hóa đơn được diễn ra nhanh chóng, mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất tại cửa hàng của bạn.
GoLEAD mang đến cho doanh nghiệp tính năng tạo Landing Page thu thập thông tin khách hàng, giới thiệu sản phẩm, bán hàng để phù hợp cho từng chiến dịch marketing khác nhau. Với kho giao diện khổng lồ phù hợp cho nhiều ngành nghề khác nhau, Landing Page được tạo bởi GoLEAD sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tối ưu tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
GoSOCIAL là giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý bán hàng từ 5 tài khoản Fanpage Facebook và 1 tài khoản Zalo OA trên cùng 1 trang quản lý duy nhất. Đây còn là giải pháp tích hợp tính năng trả lời tin nhắn tự động, gắn thẻ phân loại khách hàng, quản lý cập nhật kho hàng và thực hiện tạo đơn hàng ngay trên khung chat.
GoCALL – Tổng đài ảo giúp tối ưu hiệu đội ngũ Sales của doanh nghiệp