Hỗ trợ giải quyết việc làm là gì? Khái niệm và Đặc điểm

Rate this post

Khái niệm hỗ trợ giải quyết việc làm và sự cần thiết phải hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn hiện này là gì? Để hỗ trợ cho thanh niên hiện nay có một công việc ổn định, và có tính lâu dài Luận văn Panda đã tìm hiểu được một số khái niệm liên quan đến hỗ trợ giải quyết việc làm hiện nay cho thanh niên. Các bạn học viên đang làm luận văn thạc sĩ ngành quản lý kinh tế, làm về vấn đề này thì cùng nhau tham khảo bài chia sẻ dưới đây của Luận văn Panda nhé.

Ngoài ra, có rất nhiều đề tài luận văn thạc sĩ ngành Quản Lý Kinh Tế được Luận văn Panda chọn lọc, nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn đề tài và tìm kiếm tư liệu để làm luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế.

===>>> KHO 999 + Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Kinh Tế

1. Khái niệm hỗ trợ giải quyết việc làm là gì?

Về cơ bản, giải quyết việc làm được thực hiện theo cơ chế thị trường trên thị trường lao động, với sự vận động của hai chủ thể là doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, cơ chế thị trường không phải là vạn năng và nếu để mặc cho thị trường điều tiết, trong nhiều trường hợp kết quả thu được không phải là tối ưu cho xã hội. Trong trường hợp thị trường lao động, cơ chế thị trường có thể khiến những nhóm người yếu thế không có nhiều cơ hội có việc làm. Chính vì vậy, bên cạnh sự vận động của thị trường, cần có sự hỗ trợ của các chủ thể để thúc đẩy giải quyết việc làm, đặc biệt cho các nhóm yếu thế. Trong các chủ thể hỗ trợ tạo việc làm, nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất, cùng với sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng dân cư, các tổ chức quốc tế,… Trong phạm vi của luận văn này, tác giả tập trung vào hỗ trợ giải quyết việc làm của nhà nước.

Hỗ trợ giải quyết việc làm của nhà nước là sự tác động có chủ đích của nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách nhằm tạo cho người lao động từ chỗ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, việc làm không đầy đủ trở thành người có chỗ làm việc phù hợp với trình độ, khả năng của người lao động, đáp ứng nhu cầu của người lao động, người sử dụng lao động và yêu cầu phát triển của đất nước. Có thể phân tích một số khía cạnh liên quan đến hỗ trợ giải quyết việc làm như sau:

– Sự tác động có chủ đích nghĩa là nhà nước phải có kế hoạch, chiến lược, mục tiêu trong hỗ trợ giải quyết việc làm. Việc hỗ trợ giải quyết việc làm thông qua các hoạt động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp để qua đó người lao động có việc làm.

– Mặc dù nhà nước có thể trực tiếp tạo việc làm trong hệ thống bộ máy hoặc qua các doanh nghiệp nhà nước, nhưng trong cơ chế thị trường, nhà nước chủ yếu tác động gián tiếp, mang tính hỗ trợ giải quyết việc làm. Nhà nước tác động gián tiếp chủ yếu thông qua việc ban hành cơ chế, chính sách về giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp phát triển để giải quyết việc làm hoặc hỗ trợ trang bị cho người lao động những kỹ năng, trình độ cần thiết để có việc làm. Mặt khác, nhà nước cũng có thể hỗ trợ các điều kiện để người lao động tự tạo việc làm.

2. Đặc điểm nông thôn và thanh niên nông thôn hiện nay

– Đặc điểm nông thôn: Nông thôn là địa bàn cư trú của 2/3 dân số Việt Nam (tính đến 2014). Nông thôn là khu vực rộng lớn, đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nông thôn có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. So với khu vực thành thị, nông thôn có những đặc điểm khác biệt như sau:

– Sinh kế chủ yếu ở khu vực nông thôn là sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản), dịch vụ nông nghiệp và chế biến nông sản. Đây là những địa bàn chưa bị đô thị hóa, công nghiệp hóa nhiều.

– Địa bàn nông thôn cũng là khu vực thu nhập bình quân thấp hơn thành thị, có tỷ lệ hộ nghèo cao. Lao động nông thôn chủ yếu là lao động thủ công ở trình độ thấp, số lao động đã qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề còn chiếm tỷ lệ thấp. Do đó, nông thôn là khu vực có trình độ phát triển kinh tế – xã hội thấp.

– Điều kiện tiếp cận thông tin, tiếp cận giáo dục, dạy nghề, y tế hạn chế hơn nhiều so với khu vực thành thị, làm ảnh hưởng tới trình độ, nhận thức của người dân nông thôn.

– Dân số tăng nhanh, diện tích canh tác bị thu hẹp do công nghiệp hóa và đô thị hóa, diện tích sản xuất manh mún nên người nông dân gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, thiếu đất canh tác, thiếu việc làm buộc một bộ phận phải di cư ra thành phố.

– Đặc biệt, địa bàn nông thôn miền núi là địa bàn có mật độ dân cư thấp, trình độ dân trí không cao, phong tục tập quán, tâm lý làng xã ở một số nơi còn nặng nề, lạc hậu. Một bộ phận dân cư nông thôn có tâm lý trông chờ, ỷ lại, thiếu động lực phấn đấu vươn lên.

– Bên cạnh đó, địa bàn nông thôn cũng tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị – xã hội. Vấn đề dân tộc, tôn giáo diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tăng cường lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo gây chia rẽ, nhằm làm cho nhân dân không yên tâm lao động sản xuất, mất lòng tin vào Đảng và Nhà nước ta, tạo sự mất ổn định trong đời sống chính trị – xã hội để thực hiện âm mưu chống phá. Do vậy nếu không có những chính sách phát triển kinh tế – xã hội đặc thù, hỗ trợ người dân tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống thì sẽ không giải quyết được tận gốc vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và vấn đề công bằng trong chính sách phát triển các vùng, miền và ưu tiên các dân tộc thiểu số.

– Đặc điểm thanh niên nông thôn: Về ưu điểm, phần đông thanh niên nông thôn cần cù, chịu khó, có khả năng chịu đựng khó khăn gian khổ vì họ đã quen với những điều kiện khó khăn và buộc phải đương đầu với những vất vả trong cuộc sống ngay từ nhỏ. Bên cạnh đó, thanh niên nông thôn cũng đứng trước không ít hạn chế như:

– Trình độ học vấn của đối tượng này nhìn chung còn thấp, vì vậy khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật không cao, khó tiếp cận các ngành nghề mới, ngại làm các công việc đòi hỏi khả năng tư duy.

– Năng lực tổ chức làm kinh tế của thanh niên nông thôn cũng ở trình độ thấp, điều này cản trở quá trình hỗ trợ giải quyết việc làm và tham gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

– Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của phần đông thanh niên nông thôn còn thấp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn ít, ý thức kỷ luật của nhiều thanh niên nông thôn chưa cao. Do đó thanh niên nông thôn khó có cơ hội tìm được việc làm ở những ngành nghề đòi hỏi trình độ tay nghề cao, do đó cũng khó có thu nhập cao. Cũng do việc tiếp cận thông tin chưa thuận lợi và rộng rãi nên cơ hội tiếp cận với việc làm và tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn cũng hạn chế hơn các đối tượng khác. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành phải quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ thanh niên nông thôn giải quyết việc làm thông qua cung cấp thông tin chính thống, định hướng nghề nghiệp, việc làm một cách đầy đủ và đồng bộ để thanh niên nông thôn có sự lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với điều kiện của gia đình, khả năng của bản thân và đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lược của địa phương, đất nước.

– Một bộ phận thanh niên nông thôn có tâm lý dễ thoả mãn với hiện tại nên thiếu động lực vươn lên trong cuộc sống. Sự tự ty, ỷ lại, thiếu năng động, sáng tạo cũng làm cho thanh niên nông thôn ngại “bươn chải” với cuộc sống như phần đông thanh niên đô thị.

– Một bộ phận thanh niên nông thôn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của các phong tục, tập quán lạc hậu như xây dựng gia đình và sinh con sớm, trong khi điều kiện kinh tế không đáp ứng nên không có nhiều điều kiện chăm sóc gia đình… Do đó, chất lượng dân số và chất lượng nguồn nhân lực không cao. – Một số thanh niên nhận thức mơ hồ, lệch lạc về kinh tế thị trường cùng với sự nông nổi của tuổi trẻ dễ dẫn đến thất bại trong sản xuất kinh doanh và dễ bị kẻ xấu lợi dụng.

Những đặc điểm này khiến cho thanh niên nông thôn khó kiếm được việc làm với thu nhập cao, khó đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Một bộ phận thanh niên không có việc làm, lêu lổng dễ mắc các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.

Để hỗ trợ các bạn học viên dễ dàng hơn trong việc tham khảo giá viết thuê luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, và quy trình viết thuê luận văn thạc sĩ. Các bạn có thể tham khảo bảng giá viết thuê luận văn thạc sĩ tại đây.

====>>> BẢNG GIÁ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ

3. Sự cần thiết phải hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Thứ nhất, trình độ nhận thức, tay nghề, khoa học kỹ thuật của thanh niên nông thôn nói chung còn thấp, nếu không được hỗ trợ về đào tạo thì lao động thanh niên nông thôn khó tiếp cận được đòi hỏi của thị trường lao động, không thể làm chủ được công nghệ ngày càng hiện đại của nền kinh tế, vì vậy khó đáp ứng được yêu cầu công việc, cơ hội cải thiện thu nhập rất khó khăn. Hỗ trợ giải quyết việc làm vì vậy sẽ góp phần nâng cao trình độ cho lao động nông thôn trẻ mới gia nhập thị trường, là  nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công cuộc xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, bản thân thanh niên nông thôn là những người thiếu vốn, thiếu kỹ thuật và các nguồn lực khác, khả năng tiếp cận các nguồn vốn, tiếp cận kỹ thuật để tự tạo việc làm rất khó khăn. Một bộ phận lớn thanh niên nông thôn chưa phải là chủ hộ gia đình nên việc tự chủ về tài chính, khả năng tài chính hạn chế, vì vậy việc tạo việc làm mang tính tự thân rất khó khăn. Ngoài ra, việc không có khả năng tài chính khiến thanh niên nông thôn không thể tự thân tham gia vào quá trình đào tạo hoặc gia nhập thị trường lao động, nhất là thị trường lao động quốc tế.

Thứ ba, do điều kiện sống của thanh niên nông thôn là những người khó tiếp cận thông tin thị trường lao động, đặc biệt là thông tin chính thống, vì vậy việc hỗ trợ thanh niên tìm kiếm thị trường, tạo điều kiện để thanh niên nông thôn gặp gỡ cầu thị trường lao động không thông qua môi giới là việc làm cần thiết.

Thứ tư, do xuất phát điểm của mình, bản thân thanh niên nông thôn có vốn hiểu biết để tự khởi nghiệp, lập nghiệp hạn chế nên cần được trang bị kiến thức để khởi sự doanh nghiệp, lập nghiệp.

Chính vì những lý do trên đây, nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức quốc tế,…cần hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn nhằm giúp nâng cao thu nhập, giải quyết an sinh xã hội, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng tại nông thôn.