[Hồ sơ] Nguyễn Tử Quảng: Từ giảng viên, hiệp sĩ đến…“chuyên gia chất nổ”

Profile

Quá trình công tác:

– Từ năm 1999-1992: Học sinh khối phổ thông chuyên toán đại học sư phạm Hà Nội.

– Từ năm 1992-1997: Sinh viên khoa công nghệ thông tin, đại học Bách khoa Hà Nội.

– Từ năm 1997: Giảng viên bộ môn kỹ thuật máy tính, khoa CNTT.

– Từ năm 2001-2005: Giám đốc trung tâm phần mềm và giải pháp an ninh mạng Bkis (bảo trợ bởi đại học Bách khoa Hà Nội).

– Năm 2003: Được tạp chí Echip phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ công nghệ thông tin.

– Từ năm 2005- nay: Chủ tịch CTCP Bkav.

Từ hiệp sĩ công nghệ thông tin đến…“chuyên gia chất nổ”

Không có gì miễn phí mãi mãi

Theo lý giải từ chính người trong cuộc nguyên nhân những phát ngôn của Nguyễn Tử Quảng được để ý khắt khe hơn là do 10 năm từ 1995 đến 2005 BKIS cung cấp phần mềm diệt virus Bkav tới người dùng. Khi làm miễn phí thì mọi người dễ thông cảm hay không phàn nàn hay những danh hiệu như Hiệp sĩ công nghệ thông tin cũng đến tự nhiên. Tuy nhiên từ 2005, Bkav được thương mại hóa, phiên bản miễn phí vẫn có nhưng ít tình năng hơn nên tất cả mọi sai sót của Bkav hay ban lãnh đạo đều được chú ý hơn.

Bkav vốn được Nguyễn Tử Quảng bắt đầu viết từ năm thứ 3 đại học (1995). Năm 1997 khi Internet bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, anh gửi các bản Bkav mới qua email cho tất cả người quan tâm. Sau này Quảng mới tập hợp nhóm bạn bè cùng niềm đam mê làm các phiên bản diệt virus mới. Với hành động nhiệt tình, hăng hái làm miễn phí, Nguyễn Tử Quảng được gọi là “Bác sĩ máy tính” hay được tạp chí eChip phong tặng danh hiệu “Hiệp sĩ công nghệ thông tin” vào năm 2003.

Biệt danh Quảng “nổ”

“Bị “chửi” là nổ, chuyên quăng lựu, quăng bom, tôi stress lắm. Anh thử hình dung, được mọi người gọi là Hiệp sĩ công nghệ thông tin, bác sĩ máy tính cả chục năm, giờ chuyển ngay sang thái cực ngược lại thì bảo không buồn sao được.” Đó là lời tâm sự của Nguyễn Tử Quảng, ông chủ Bkav từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn cách đây khá lâu.

Biệt danh Quảng “nổ” bắt đầu xuất hiện sau một quảng cáo trên TV với lời ca ngợi sản phẩm của Bkis là phần mềm diệt virus tốt nhất thế giới. Tiếp theo đó là những tuyên bố gây sốc như “Bkav đi trước cả Microsoft, Google, Samsung cả chục năm” cũng như thông điệp truyền thông “số 1” của sản phẩm. Đây vốn là những phát ngôn quá bất ngờ với người Việt cũng như ngành công nghệ Việt Nam. “Tính tôi thẳng thắn, thấy thế nào thì nói vậy và làm theo đúng những gì mình nói. Tuy nhiên, việc bị gọi là nổ cũng có những lý do cả từ chủ quan từ tôi lẫn khách quan do hoàn cảnh.”

Trong một buổi phỏng vấn gần đây với báo giới, Nguyễn Tử Quảng trả lời hóm hỉnh: “Bạn thấy đấy, tôi ít xuất hiện những vẫn thường xuyên được gọi là nổ, nếu mà tôi xuất hiện thường xuyên thì không hiểu sẽ còn thế nào nữa (cười).”

Một cựu nhân viên Bkav nhận xét anh là người đam mê công nghệ và nhiều mơ ước “như một căn bệnh”, “nuôi dưỡng khát vọng một cách lãng mạn hơn bất kỳ người lãng mạn nào làm công nghệ”.

Về đời sống cá nhân, vị tổng giám đốc này được nhận xét là người “chẳng có nhà lầu xe hơi, chẳng biết gofl hay thể thao giải trí, café cũng chẳng có thời gian” và hiện gia đình anh đang ở trong một căn hộ nhỏ trong một khu tập thể cũ tại Hà Nội.

Văn hóa doanh nghiệp

Vị lãnh đạo này là người đặc biệt coi trọng văn hóa doanh nghiệp. Theo anh Quảng, thành công của sản phẩm được quyết định bởi văn hóa doanh nghiệp, văn hóa Apple sinh ra iPhone, văn hóa Samsung là Galaxy, Microsoft là phần mềm. “Tôi không nghĩ cứ doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam là có thể làm mọi thứ mà văn hóa cốt lõi công ty quyết định, nếu không các quỹ hàng trăm tỉ đô la có thể tạo ra Apple hay Google thứ hai bất cứ lúc nào”, Nguyễn Tử Quảng chia sẻ trong một bài phỏng vấn mới đây.

Nếu nhìn vào Bkav có thể thấy rõ hơn điều mà Nguyễn Tử Quảng nói. Slogan tâm đắc mà anh chọn cho Bkav là “Hãy làm việc hết mình, những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn”. Đây cũng là niềm tin anh nghiệm ra khi bị gán cho biệt danh “Quảng nổ” trong nhiều năm qua, “trừ khi mình làm bậy, còn nếu mình có năng lực, đam mê và có cái tâm tốt thì mọi người rồi cũng nhận ra và sẽ ủng hộ thôi.”

Về văn hóa nội bộ doanh nghiệp, Bkav xây dựng triết lý: Coi công ty như ngôi nhà thứ hai của mình bằng cách hoạt động như quy định đi chân đất trong văn phòng, nhân viên được phát gối và chăn miễn phí để ngủ trưa, có tủ đồ riêng. Thậm chí công ty này còn xây bếp ăn riêng, đầu bếp cũng là người của Bkav để đảm bảo chất lượng bữa ăn trưa cho nhân viên. Anh Quảng tâm sự: “Bkav cũng muốn cung cấp bữa trưa miễn phí cho nhân viên như Google đang làm nhưng chưa đủ điều kiện. Khi công ty phát triển tốt hơn, chúng tôi cũng sẽ làm điều đó”. Hay đến giờ nghỉ, tất các mọi người tại Bkav đều được nhắc nhở tập thể dục từ nhân viên cho đến các sếp.

Ngoài việc phát chăn, gối, Nguyễn Tử Quảng còn muốn cung cấp bữa trưa miễn phí cho mọi nhân viên khi công ty phát triển hơn. Ảnh: Hoàng Hà. Vnexpress

Ngoài việc phát chăn, gối, Nguyễn Tử Quảng còn muốn cung cấp bữa trưa miễn phí cho mọi nhân viên khi công ty phát triển hơn. Ảnh: Hoàng Hà. Vnexpress

Về BKAV

Cái tên Bkav là tên của phần mềm diệt virus được phát triển bởi trung tâm nghiên cứu an ninh mạng Bách Khoa (Bkis), thuộc đại học bách khoa Hà Nội và được bộ Khoa học công nghệ đầu tư trang thiết bị. Lúc này Nguyễn Tử Quảng đang làm giảng viên tại đại học này, từ năm 2001 làm giám đốc trung tâm này. Tuy nhiên đến năm 2005 anh lập công ty riêng lấy tên Bkav để phát triển đội ngũ và theo đuổi đam mê an ninh mạng. Sau này Bkis cổ phần hóa với tỷ lệ 50-50 giữa đại học Bách khoa và Bkav. Tên thành lập của Bkav là Công ty TNHH An ninh mạng Bkav với 100% sở hữu thuộc về Nguyễn Tử Quảng. Năm 2014 công ty này chuyển sang mô hình cổ phần với hội động quản trị 11 thành viên. Hiện Nguyễn Tử Quảng sở hữu 90% cổ phẩn Bkav và 44% cổ phần Bkis.

Tại thời điểm tháng 1/2014, BKAV có khoảng 1.600 nhân viên. Về phần mềm Bkav hiện có hơn 17 triệu người dùng, trong đó 90% là người dùng cá nhân đem về 60% doanh thu và phần lớn lợi nhuận cho công ty.

Theo khảo sát của VCCI năm 2010, Bkav chiếm 74% thị phần phần mềm diệt virus, còn lại chủ yếu hai sản phảm nước ngoài là Kaspersky hơn 13% và Norton Antivirus 8,95%. Còn theo số liệu BKAV khảo sát năm 2014, phần mềm của công ty này chiếm 90% thị phần miền Bắc, 85% miền Trung và 80% miền Nam.

Ngoài phần mềm này Bkav còn dấn thân vào nhiều mảng công nghệ khác mà ít người biết đến như: Thiết bị an ninh mạng, Chính phủ điện tử, Sản phẩm doanh dành cho doanh nghiệp, cơ quan (thư điện tử, văn quản lý nguồn nhân lực, thiết lập suất ăn,..), BkavCA, điện toán đám mây,… và mới đây là Smarthome, Smartphone.

Năm 2003, Bkav bắt đầu xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử Bkav Egov và triển khai ở nhiều nơi trước khi chính thức công bố vào năm 2010. Hay như đầu năm 2014 Bkav giới thiệu Smarthome ra công chúng, một dự án được triển khai từ năm 2004. Và gần đây nhất BKAV cùng Nguyễn Tử Quảng lại gây bão với việc ra mắt chiếc smartphone “made in Vietnam” đầu tiên với thương hiệu Bphone.

Sau khi ra mắt không lâu, Bkav cho biết ngay trong ngày mở bán đầu tiên, số lượng đặt mua đã vượt dự kiến lên đến 11.822. Chỉ sau 2 giờ đồng hồ, đã có 4.800 máy được bán, ước tính khoảng 68 tỷ đồng.

Những câu nói tạo nên thương hiệu Nguyễn Tử Quảng:

– Bkav đi trước Microsoft, Google, Samsung cả chục năm.

– Giải pháp nhà thông minh của Bkav là hệ thống hoàn chỉnh nhất thế giới.

– Đây là một trong những smartphone đẹp nhất thế giới.

– Đẹp hơn cả iPhone.

– Siêu phẩm hàng đầu thế giới Bphone.

– Thật không thể tin nổi.

– Không thể tin được.

– Nói vui chứ Tim Cook có sang Việt Nam, với điều kiện của Việt Nam hiện nay thì chưa chắc đã sản xuất được smartphone.


Theo