Hình ảnh thương hiệu (Brand Image) là gì?
Hình ảnh thương hiệu (tiếng Anh: Brand Image) là nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Khách hàng hình thành nên những hình ảnh dựa trên sự tương tác và trải nghiệm của họ với thương hiệu.
Hình minh họa
Mục Lục
Hình ảnh thương hiệu (Brand Image)
Định nghĩa
Hình ảnh thương hiệu trong tiếng Anh là Brand Image.
“Hình ảnh là tập hợp niềm tin, ý tưởng và ấn tượng mà một người nắm giữ liên quan đến một đối tượng”, theo Philip Kotler
Do đó, hình ảnh thương hiệu là tổng hợp của niềm tin, ý tưởng và ấn tượng mà khách hàng nắm giữ về thương hiệu.
Hình ảnh thương hiệu là nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nói cách khác, hình ảnh thương hiệu là cách khách hàng nghĩ về một thương hiệu.
Hình ảnh này phát triển theo thời gian. Khách hàng hình thành nên những hình ảnh dựa trên sự tương tác và trải nghiệm của họ với thương hiệu. Những tương tác này diễn ra dưới nhiều hình thức và không nhất thiết liên quan đến việc mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Một thương hiệu có thể được cảm nhận khác nhau bởi các khách hàng khác nhau. Do đó, việc hình thành hình ảnh thương hiệu nhất quán là nhiệm vụ lớn đối với bất kì doanh nghiệp nào.
Ý nghĩa của hình ảnh thương hiệu
Mọi công ty đều cố gắng xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ vì thương hiệu là chìa khóa giúp doanh nghiệp hoàn thành động cơ kinh doanh. Hình ảnh thương hiệu mạnh có những ưu điểm sau:
– Tạo ra nhiều lợi nhuận hơn khi khách hàng mới bị thu hút bởi thương hiệu.
– Dễ dàng giới thiệu sản phẩm mới dưới cùng một thương hiệu.
– Tăng sự tự tin của khách hàng hiện tại.
– Tăng cường sự thân thiết giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Trong khi đó, một công ty có hình ảnh xấu phải chật vật để hoạt động và có thể không thể ra mắt sản phẩm mới dưới cùng một thương hiệu.
Điều gì mang lại sự trỗi dậy cho hình ảnh thương hiệu?
– Doanh nghiệp dành phần lớn thời gian, công sức và nguồn lực của họ để xây dựng bản sắc thương hiệu của riêng mình.
– Họ quyết định thương hiệu của họ sẽ trông như thế nào, khách hàng nên cảm thấy thế nào khi tiếp xúc với thương hiệu, thương hiệu nên được đặt ở đâu trong tâm trí người tiêu dùng (Định vị thương hiệu)…
– Tất cả điều này, khi tổng hợp lại, làm phát sinh cá tính thương hiệu và hình ảnh thương hiệu khi khách hàng tương tác với thương hiệu này.
Ví dụ
– Coca-cola là một thương hiệu được biết đến với sản phẩm đồ uống được sử dụng để tận hưởng những giây phút hạnh phúc, vui vẻ. Coca-cola bản “original” được đánh giá là có hương vị độc đáo.
– Giày Woodland chắc chắn là sự lựa chọn lí tưởng cho các hoạt động ngoài trời.
– McDonald gợi ngay đến hình ảnh của một thương hiệu thức ăn nhanh giá rẻ.
– Walmart nổi tiếng với hình ảnh một thương hiệu bán lẻ bán hàng hóa với giá thấp hơn các nhà bán lẻ thông thường.
– Rolls-Royce là một thương hiệu cao cấp được coi là độc quyền cho những người giàu và có sức ảnh hưởng.
– Hình ảnh thương hiệu của Nike khác với các thương hiệu may mặc khác. Nike được coi là một thương hiệu đình đám chỉ liên quan đến đồ thể thao.
– Nhắc đến Apple là nhắc đến một gã khổng lồ trong lĩnh vực hi-tech.
(Tài liệu tham khảo: Feedough)