Hiểu sao cho đúng về ngành Digital Marketing?

Trong 3 – 4 năm trở lại đây, Digital Marketing là một ngành nghề nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn học sinh, sinh viên. Chính vì vậy mà câu hỏi “Digital Marketing là làm gì?” luôn được rất nhiều người tìm kiếm. Hôm nay, Spiderum sẽ gửi đến bạn một bài viết chi tiết, tổng hợp tất tần tật các thông tin về nghề Digital Marketing nhé!

Làm Digital Marketing là làm gì?

Theo Hiệp hội Truyền thông kỹ thuật số châu Á (Asia Digital Marketing Association – ADMA), “Digital Marketing là việc dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động Marketing, quảng cáo và trao đổi thông tin”.

Định nghĩa như vậy thực ra vẫn chưa đủ, Digital Marketing, hay còn gọi là Tiếp thị kỹ thuật số, là việc thực hiện tất cả các hoạt động Marketing để tiếp cận đến khách hàng thông qua môi trường kỹ thuật số. Đặc điểm của Digital Marketing là sự biến đổi không ngừng, luôn cập nhật xu hướng để bắt kịp với tốc độ tiến bộ của công nghệ. Có thể nói, Digital Marketing thời đại 4.0 vừa có nhiều cơ hội phát triển, vừa đương đầu với nhiều thách thức thời đại mang lại.

Digital Marketing và Online Marketing có giống nhau không?

Digital Marketing và Online Marketing là 2 thuật ngữ thường bị nhầm lẫn với nhau. Để hiểu một cách đúng nhất chúng ta có thể phân biệt 2 khái niệm này qua một số đặc điểm cơ bản sau:

  • Online Marketing là một tập con của

    Digital Marketing

    .

  • Digital Marketing

    được thực hiện trên mọi thiết bị, nền tảng kỹ thuật số, không phân biệt các phương tiện này có phải là trực tuyến (online) hay không.

  • Online Marketing được thực hiện chỉ có thể thực hiện trong môi trường Internet. Các hình thức

    marketing online

    này đang ngày càng phát triển và không ngừng biến đổi.

  • Một số công việc

    marketing online

    có thể kể đến là: Website, Display Ads, SEO, SEM,…

Digital Marketing gồm những gì?

4 dạng Media chính

Digital Marketing gồm 4 dạng phương tiện chính là: Owned Media, Paid Media, Earned Media và Social Media. Trong đó:

  • Owned Media:

    Đây là những kênh do doanh nghiệp, tổ chức, nhãn hàng… sở hữu và có khả năng chủ động chỉnh sửa, kiểm soát. Thông thường, tuổi thọ của owned media khá lâu dài và có khả năng linh hoạt tiếp cận được từng khách hàng. Tuy nhiên, thời gian để xây dựng và phát triển các kênh owned media tương đối dài và truyền thông sở hữu thường có độ tin cậy không cao. Trong số 4 loại phương tiện thì đây là dạng tiết kiệm chi phí nhất.

  • Paid Media:

    Hiểu đơn giản thì đây là dạng truyền thông trả phí, doanh nghiệp trả tiền để những kênh này thực hiện các hoạt động Marketing. Ưu điểm của các kênh trả phí này là có thể sẵn sàng triển khai ngay lập tức để phục vụ chiến dịch Marketing, có độ bao phủ rộng và cho phép theo dõi các chỉ số để ước tính hiệu quả chiến dịch.

  • Earned Media:

    Khi khách hàng và công chúng mục tiêu thực hiện lan truyền thông tin, tự truyền thông về thương hiệu thì hình thức này gọi là Earned Media. Hình thức này giống với Marketing truyền miệng, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi mua hàng. Tuy nhiên, các marketer thường gặp khó khăn trong việc đo lường và kiểm soát hiệu quả chiến dịch. Bên cạnh đó, thông tin tiêu cực về doanh nghiệp bị lan truyền là một trong số những rủi ro đáng cân nhắc của loại hình media này.

  • Social Media:

    Việc các doanh nghiệp, tổ chức hay nhãn hàng tương tác với tệp khách hàng, công chúng mục tiêu thông qua một nền tảng của bên thứ ba được gọi là Social Media . Đây là một kênh rất quan trọng bởi là kênh tiếp cận gần nhất với khách hàng, dễ dàng xây dựng, kết nối quan hệ và tương tác với công chúng, khách hàng mục tiêu.

7 loại Platform

Dựa theo 4 loại phương tiện, Digital Marketing bao gồm 7 nền tảng làm truyền thông quan trọng sau:

  • Website:

    Website là nền tảng cốt lõi của owned media và là nền tảng quan trọng nhất của các doanh nghiệp, tổ chức, nhãn hàng. Thông thường, website sẽ là nơi để khách hàng trải nghiệm nên thường có tỷ lệ chuyển đổi và khả năng thu thập thông tin.

  • Social Media:

    Hiện nay, các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… là những nền tảng cực kỳ quan trọng, không thể thiếu khi làm truyền thông. Các trang social media này là nơi lý tưởng nhất để các marketer chạm được đến khách hàng, từ đó thấu hiểu mong muốn khách hàng và vạch ra các chiến lược truyền thông hiệu quả hơn.

  • Digital Media:

    Là một trong số các nền tảng thuộc Paid Media, Digital Media thường xuất hiện dưới dạng một mẩu tin, đoạn video quảng cáo hoặc banner trên website.

  • Mobile:

    Thực hiện truyền thông qua nền tảng Mobile sẽ xuất hiện dưới dạng tin nhắn SMS, QR Code hay GPS Marketing. Đây được coi là một platform khá tiềm năng nhờ lượng người dùng khổng lồ và cực kỳ ổn định.

  • Email Marketing:

    Thư điện tử là một nền tảng làm marketing cực kỳ hiệu quả và tiết kiệm khi tổ chức của bạn đang có một lượng lớn dữ liệu khách hàng.

  • Search:

    Thông tin hoặc bài viết của doanh nghiệp, tổ chức, thương hiệu cần xuất hiện khi khách hàng thực hiện thao tác tìm kiếm trên các công cụ Google, Bing, Safari,…

  • Game:

    Thoạt nghe thì việc làm Marketing trên nền tảng Game là một việc khá mới mẻ. Tuy nhiên điều này đã xuất hiện từ rất lâu dưới 2 dạng In Game Ads (Quảng cáo khi đang chơi game) và Gamification (Biến trải nghiệm người dùng thành trò chơi).

Làm Digital Marketing cần học những gì?

Vậy cần học gì để làm nghề Digital Marketing? Hầu hết những người làm nghề tiếp thị kỹ thuật số này đều có một lộ trình rất rõ ràng. Họ sẽ bắt đầu với những môn học mang tính tổng quát về nghề Marketing sau đó bắt đầu học các kiến thức chuyên sâu. Cụ thể:

  • Các khóa học tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO):

    Trong thời buổi nhà nhà làm marketing, người người chạy quảng cáo như hiện nay thì SEO trở thành mấu chốt để các tổ chức, nhãn hàng tiến hành chạy đua lâu dài.

  • Lập kế hoạch và chiến lược truyền thông:

    Có kiến thức về lập kế hoạch và vạch

    chiến lược Digital Marketing

    sẽ giúp các marketer xây dựng các chiến lược cạnh tranh hiệu quả và thành công. Ngoài ra, để thành công trong ngành

    Digital Marketing từ chiến lược đến thực thi

    thì cần kết hợp cả các công cụ marketing truyền thống lẫn kỹ thuật số.

  • Truyền thông mạng xã hội; Email Marketing và Quảng cáo:

    Có hiểu biết chuyên sâu về truyền thông mạng xã hội, chạy quảng cáo và các công cụ đánh giá, đo lường như Google Analytics hay Facebook Insights sẽ tăng hiệu quả cho chiến lược truyền thông của bạn.

  • Hành vi – Tâm lý người tiêu dùng:

    Đây là môn học bổ trợ cho quá trình định hướng và vạch ra chiến lược truyền thông.

Ngoài những môn học trên, bạn còn cần tự tìm hiểu về khái niệm CPM, CPC, CPA hay các công cụ liên quan và đừng ngần ngại thu thập kinh nghiệm thực chiến khi có cơ hội. Các tài liệu Digital Marketing hiện này đều có thể dễ dàng tìm kiếm trên Internet hoặc các diễn đàn trao đổi tri thức.

Cơ hội nghề nghiệp ngành Digital Marketing

Cho dù ngày càng có nhiều sinh viên ra trường định hướng trở thành Digital Marketer nhưng ngành này chưa hề có dấu hiệu bão hòa. Bởi vậy, đây vẫn là mảnh đất màu mỡ để các bạn khám phá và khai thác.

Thông thường, lộ trình thăng tiến của nhân viên Digital Marketing sẽ từ vị trí Thực tập sinh phát triển dần lên vị trí quản lý.

  • Đối với Thực tập sinh

    Digital Marketing

    (

    Digital Marketing Intern

    ): Mức lương trung bình cho vị trí này thông thường từ 1 – 3 triệu VND/tháng.

  • Sau đó vị trí nhân viên

    Digital Marketing

    (

    Digital Marketing Executive

    ): Mức lương trung bình từ 7 – 10 triệu VND/tháng.

  • Trưởng nhóm

    Digital Marketing

    (

    Digital Marketing Leader

    ): Mức lương trung bình từ 10 – 15 triệu VND/tháng.

  • Trưởng phòng

    Digital Marketing

    (

    Digital Marketing Manager

    ): Mức lương trung bình từ 15 triệu VND/tháng trở lên.

Digital Marketing học trường nào?

Tại Việt Nam

Do nhu cầu nhân lực và đào tạo Digital Marketing ngày càng tăng nên rất nhiều trường đại học tại Việt Nam đã cập nhật và thực hiện giảng dạy ngành học này. Dưới đây là một số trường đại học có chất lượng đào tạo ngành Digital Marketing nói riêng và Marketing nói chung thuộc top đầu trên cả nước:

  • Khu vực miền Bắc:

    • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Ngành Truyền thông Đa phương tiện)

    • Học viện Báo chí – Tuyên truyền (Ngành Truyền thông Marketing)

    • Đại học Kinh tế Quốc dân (Ngành Marketing)

    • Đại học Ngoại thương (Ngành Quản trị kinh doanh)

    • Đại học Thương mại (Ngành Marketing)

    • Đại học FPT (Ngành

      Digital Marketing

      )

    • Đại học Anh Quốc Việt Nam BUV

    • Đại học Swinburne

  • Khu vực miền Trung:

    • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

    • Đại học Kinh tế – Đại học Huế

  • Khu vực miền Nam:

    • Đại học Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)

    • Đại học Kinh tế TP.HCM (Ngành Marketing)

    • Đại học Tài chính – Marketing

    • Đại học Công nghệ TP.HCM

    • Đại học Hoa Sen

    • Đại học Hùng Vương

    • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (Có chuyên ngành

      Quảng cáo

      )

    • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

    • Đại học RMIT

Nước ngoài

Nếu có cơ hội du học ngành Digital Marketing, đây là một số trường đại học bạn có thể tham khảo:

  • Đại học Khoa học ứng dụng châu Âu (Đức)

  • Đại học RMIT (Úc)

  • Đại học De Montfort (Anh Quốc)

  • Trường Báo chí Medill – Đại học Tây Bắc (Evanston, Mỹ)

  • Trường Wharton – Đại học Pennsylvania (Mỹ)

  • Đại học New York (Mỹ)

  • Đại học Canada West (Canada)

  • Đại học Coventry (Anh Quốc)

Hy vọng bài viết này của Spiderum đã giúp các bạn giải đáp những thắc mắc “Làm Digital Marketing là làm gì?” hay “Digital Marketing học trường nào?”. Digital Marketing không khó, nhưng để thực sự làm chủ mọi kiến thức trong ngành cần lòng kiên trì và không ngại thử thách. Nhà Nhện chúc bạn luôn thành công trên con đường bạn đã chọn nhé!