Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trong việc điều khiển phương tiện – Vinaser

Rate this post

Khi tham gia giao thông, việc tuân thủ các quy tắc và hiệu lệnh giao thông là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác. Trong đó, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc điều tiết luồng giao thông và giảm thiểu rủi ro tai nạn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu rõ hơn về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông nhé!

Người điều khiển giao thông là ai?

Căn cứ tại khoản 25 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ quy định về người điều khiển giao thông bao gồm:

  • Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

Đồng thời, căn cứ tại Điều 8 Quy chuẩn 41, người điều khiển giao thông phải:

  • Được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông.
  • Mang băng đỏ rộng 10 cm ở khoảng giữa cánh tay phải.

Tại Điều 7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2020), hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được thể hiện: bằng tay, bằng cờ, bằng còi, hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông.

Qua đó cho thấy, không chỉ riêng đèn báo giao thông, biển báo giao thông hay vạch kẻ đường, mà hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cũng là một hình thức báo hiệu đường bộ mà tất cả những người tham gia giao thông đều phải tuân theo.

Người điều khiển giao thông là ai?

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bằng tay

Người điều khiển giao thông sử dụng các biểu hiện bằng tay để chỉ đạo và hướng dẫn các phương tiện giao thông. Các biểu hiện bằng tay này bao gồm:

Tay giơ thẳng đứng

Hiệu lệnh này báo hiệu người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại

Hai tay hoặc một tay dang ngang

Hiệu lệnh này được sử dụng để chỉ định người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển phải dừng lại, trong khi đó người tham gia giao thông ở phía bên trái và bên phải người điều khiển được phép đi tất cả các hướng.

  • Nếu người điều khiển giao thông gập tay trái đang ngang qua sau gáy thì đó là tín hiệu cho người tham gia giao thông ở bên trái đi nhanh hơn.
  • Nếu người điều khiển giao thông gập tay phải đang ngang trước ngực thì đó là tín hiệu cho người tham gia giao thông ở bên phải đi nhanh hơn.
  • Nếu người điều khiển giao thông giơ tay trái hoặc phải đang ngang thắt lưng và đưa lên, xuống thì đó là tín hiệu cho người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải đi chậm lại.
  • Nếu người điều khiển giao thông giơ tay trái hoặc phải lên thẳng đứng vuông góc với mặt đất thì đó là tín hiệu cho người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải dừng lại.

Tay phải giơ về phía trước

Hiệu lệnh này báo hiệu người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển phương tiện cần dừng lại. Người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển có thể rẽ phải, còn người tham gia giao thông ở bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng. Người đi bộ có thể qua đường phía sau người điều khiển giao thông.

Đồng thời, tay trái được giơ về phía trước và lặp đi lặp lại nhiều lần, đồng thời tay phải báo hiệu cho người tham gia giao thông ở bên trái người điều khiển được phép rẽ trái và đi qua phía trước mặt người điều khiển.

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bằng tay

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bằng còi

  • 1 tiếng còi dài + mạnh: Dừng lại
  • 1 tiếng còi ngắn + nhanh: Đi
  • 1 tiếng còi dài + 1 tiếng còi ngắn: Rẽ trái qua mặt
  • 2 tiếng còi ngắn + mạnh: Đi chậm lại
  • 3 tiếng còi ngắn + nhanh: Đi nhanh lên
  • Thổi liên tiếp tiếng một + nhiều lần + mạnh: Phương tiện dừng lại để kiểm soát/ Phương tiện vi phạm

Bên cạnh sử dụng hiệu lệnh bằng tay và còi, người điều khiển giao thông có thể sử dụng đèn tín hiệu với yêu cầu là phải cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ và giơ cao hướng về phương tiện đang di chuyển tới.

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bằng còi

Ngoài ra, trong trường hợp người điều khiển chỉ sử dụng gậy, việc chỉ gậy vào hướng nào thì phương tiện đang đi tới hướng đó phải dừng lại. Tuy nhiên, trong trường hợp phương tiện đã vượt qua vạch dừng và nhận được tín hiệu hoặc hiệu lệnh dừng lại, người tham gia giao thông vẫn phải dừng lại để đảm bảo an toàn.

Đối với người đi bộ, nếu đang đi trên lề đường, họ có thể nhanh chóng tiếp tục di chuyển hoặc dừng lại ở đảo an toàn. Trong trường hợp không có đảo an toàn, người đi bộ có thể dừng lại ở vạch phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều để đảm bảo an toàn cho mình.

Xem thêm: Xử phạt nồng độ cồn khi lái xe năm 2022

Không tuân thủ hiệu lệnh của CSGT phạt bao nhiêu tiền?

Theo các tin tức pháp luật liên quan đến giao thông, trong trường hợp xuất hiện đèn/biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ đường và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cùng một lúc, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông sẽ được ưu tiên xét đầu tiên.

Căn cứ tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-C quy định:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

Đồng thời, bị tước Giấy phép lái xe (GPLX) từ 01 – 03 tháng. Nếu gây tai nạn giao thông thì lái xe sẽ bị tước GPLX từ 02 – 04 tháng. Mức phạt này nặng hơn rất nhiều so với trước đó.

Hy vọng qua bài viết trên của Vinaser sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Nếu còn có thắc mắc nào khác, hãy để lại phản hồi dưới bình luận để chúng tôi có thể tư vấn thêm cho bạn.