Hiệp định TRIMS là gì ? Tìm hiểu về hiệp định TRIMS
Hiệp định TRIMS là điều ước quốc tế về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại. Bài viết phân tích cụ thể một số vấn đề pháp lý quan trong liên quan đến Hiệp định TRIMS:
Mục Lục
1. Khái niệm hiệp định TRIMs
Hiệp định TRIMS là điều ước quốc tế về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại.
Hiệp định TRIMs đã được ký kết vào cuối vòng đàm phán Urugoay và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Sự ra đời của hiệp định này được coi là bước thoả hiệp ban đầu của quan điểm các nước phát triển và đang phát triển về việc đưa ra quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư nhằm hạn chế trở ngại cho thương mại quốc tế.
Hiệp định TRIMs – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Agreement on Trade-Related Investment Measures, viết tắt là TRIMs.
Hiệp định TRIMs hay còn gọi là Hiệp định các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại được áp dụng cho các trường hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài khi có các qui định gây ảnh hưởng đến trao đổi hàng hóa. (Theo World Trade Organization – WTO)
TRIMs (The Agreement on Trade-Related Investment Measures) là các biện pháp liên quan đến thương mại bao gồm các quy định của nước nhận đầu tư đối với đầu tư nước ngoài có tác động tới các luồng trao đổi hàng hóa nhập khẩu có tính phù hợp cao đối với vấn đề tiếp nhận đầu tư giữa các nước..
Nội dung cơ bản của hiệp định quy định các quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên trong việc sử dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, mà cụ thể là thương mại hàng hoá.
Hiệp định TRIMs chỉ áp dụng cho thương mại hàng hóa mà không áp dụng cho các lĩnh vực khác. Hiệp định TRIMs cấm áp dụng một số biện pháp bị coi là vi phạm nguyên tắc “Đãi ngộ quốc gia” và các biện pháp có tác dụng hạn chế thương mại bao gồm:
– Các biện pháp bắt buộc hay điều kiện về quy định một “tỷ lệ nội địa hóa” đối với doanh nghiệp;
– Các biện pháp “cân bằng thương mại ” buộc doanh nghiệp phải tự cân đối về khối lượng và trị giá xuất nhập khẩu, về ngoại hối….
Theo quy định của Hiệp định TRIMs, các nước có nghĩa vụ phải thông báo các biện pháp này và phải tiến hành loại bỏ trong vòng 2 năm đối với các nước đang phát triển, 5 năm đối với các nước đang phát triển, 7 năm đối với các nước chậm phát triển.
2. Mục đích Hiệp định TRIMS
Điều khoản của Hiệp định GATT 1994 đã đưa ra một số biện pháp dẫn đến những tác động bóp méo và hạn chế thương mại quốc tế nên Hiệp định TRIMs đã ra đời nhằm giúp tránh các tác động có hại đó. TRIMs thường được áp dụng tại các nước đang phát triển, những nước mà vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được quan tâm hàng đầu. Vì sự phát triển của đất nước, bảo vệ và tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty nội địa, đồng thời để đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán, Chính phủ các nước đang phát triển thường áp dụng TRIMs. Trong GATT 1994 cũng đã quy định cấm áp dụng các biện pháp đầu tư vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và nghĩa vụ loại bỏ các hạn chế định lượng, nhưng phạm vi không được xác định rõ ràng. Trong Hiệp định TRIMs các quy định trở nên rõ ràng hơn bằng việc đưa ra một danh sách minh hoạ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại cấm áp dụng đối với các nước thành viên WTO.
Mục tiêu chính của hiệp định là nhằm thúc đẩy việc mở rộng, phát triển tự do hoá đầu tư và thương mại quốc tế để tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả các nước tham gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, trên cơ sở đảm bảo tự do cạnh tranh. Ngoài ra, hiệp định cũng có tính đến các nhu cầu cụ thể về thương mại, phát triển và khả năng tài chính của các nước thành viên đang phát triển, nhất là các nước thành viên kém phát triển
3. Áp dụng Hiệp định TRIMS
Hiệp định này chỉ áp dụng đối với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại hàng hoá. Trong GATT 1994 cũng đã quy định cấm áp dụng các biện pháp đầu tư vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và nghĩa vụ loại bỏ các hạn chế định lượng, nhưng phạm vi không được xác định rõ ràng. Trong Hiệp định TRIMs các quy định trở nên rõ ràng hơn bằng việc đưa ra một danh sách minh hoạ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại cấm áp dụng đối với các nước thành viên WTO.
Nhóm biện pháp
Ví dụ minh họa Những yêu cầu về hàm lượng nội địa
Những yêu cầu về hàm lượng nội địa
Yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng một tỷ lệ nhất định nguyên liệu đầu vào có xuất xứ trong nước hoặc từ các nguồn nội địa
Những yêu cầu về cân đối thương mại
Yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo khối lượng hoặc trị giá sản phẩm nhập khẩu tương đương với khối lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu
Những yêu cầu về cân đối ngoại hối
Quy định ngoại hối phục vụ nhập khẩu phải ở một tỷ lệ nhất định so với giá trị ngoại hối mà doanh nghiệp thu được từ xuất khẩu và từ các nguồn khác
Những yêu cầu về ngoại hối
Hạn chế việc tiếp cận nguồn ngoại hối của doanh nghiệp – hạn chế nhập khẩu
Những yêu cầu về tiêu thụ trong nước
Yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo rằng khối lượng hoặc trị giá sản phẩm tiêu thụ trong nước tương đương với sản phẩm xuất khẩu – hạn chế xuất khẩu
Những yêu cầu về sản xuất
Yêu cầu một số loại sản phẩm phải được sản xuất trong nước
Những yêu cầu về xuất khẩu
Yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu
Những yêu cầu bắt buộc về loại sản phẩm
Yêu cầu nhà đầu tư phải cung cấp cho những thị trường nhất định một hoặc một số sản phẩm được chỉ định hoặc được sản xuất/cung cấp bởi một nhà sản xuất/cung cấp nhất định
Những hạn chế về sản xuất
Quy định cấm doanh nghiệp không được sản xuất một số sản phẩm hoặc loại sản phẩm nhất định ở nước nhận đầu tư
Những yêu cầu về chuyển giao công nghệ
Yêu cầu phải chuyển giao bắt buộc một số loại công nghệ nhất định (không theo các điều kiện thương mại thông thường) và/hoặc yêu cầu các loại hoặc mức độ nghiên cứu và phát triển (R&D) phải được thực hiện ở nước nhận đầu tư
Những yêu cầu về việc chuyển giao quyền sử dụng bằng sáng chế (li-xăng)
Quy định buộc nhà đầu tư phải chuyển giao công nghệ tương tự hoặc không liên quan đến công nghệ mà họ đang sử dụng tại nước đầu tư cho doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư.
Những hạn chế về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
Hạn chế quyền của nhà đầu tư trong việc chuyển lợi nhuận thu được từ đầu tư về nước
Những yêu cầu về tỷ lệ vốn trong nước
Ấn định một tỷ lệ nhất định vốn của doanh nghiệp phải do nhà đầu tư trong nước nắm giữ.
4. Ý nghĩa Hiệp định TRIMS
Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại là vấn đề có ý nghĩa to lớn. Thực hiện nghĩa vụ của hiệp định TRIMs sẽ xoá bỏ rào cản đối với đầu tư nước ngoài (FDI), tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào các ngành công nghiệp, chế biến nông sản và nhất là dịch vụ có lợi thế. Việc điều chỉnh chính sách nhằm xoá bỏ yêu cầu cân đối thương mại và cân đối ngoại tệ cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu. Từ thực tiễn ở nhiều quốc gia, trong thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp FDI thường mở mang những ngành nghề mới, thực hiện chuyển giao công nghệ và kỹ năng sản xuất kinh doanh cho lao động của nước sở tại nhằm thu được lợi nhuận cao. Mở mang phát triển những ngành nghề mới áp dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi lao động có trình độ kỹ thuật cao, buộc lực lượng lao động trẻ phải tự học hỏi vươn lên để có việc làm. Đây cũng chính là là cơ hội để nâng cao trình độ nguồn nhân lực nước ta khi vào WTO. Gia nhập WTO, dịch vụ sẽ là khu vực có độ mở cao. Đón nhận dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI sẽ đến cùng với công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nhà đầu tư, xu hướng này cũng tạo nhiều thuận lợi để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển các ngành dịch vụ. Sự tăng trưởng các ngành dịch vụ, đến lượt mình lại tạo điều kiện để tăng sức hấp dẫn và nâng cao khả năng cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn FDI. Các nguồn đầu tư được phân phối lại theo hướng hiệu quả cho phép phát triển nhanh những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, đi theo hướng này, nước ta có thể mở rộng một số dịch vụ du lịch và xuất khẩu lao động. Khi vào WTO, thị trường mở rộng, người tiêu dùng trong nước được tiếp cận với những dịch vụ đa ngành với giá thấp và chất lượng tốt sẽ là cơ hội để giảm chi phí sản xuất và quan trọng là nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam.
5. Nội dung hiệp định TRIMs
Hiệp định TRIMs thừa nhận một số biện pháp đối với FDI có thể gây hạn chế hoặc bóp méo thương mại. GATT-94 cấm áp dụng các biện pháp đầu tư vi phạm các nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và hạn chế số lượng.
Hiệp định TRIMs cũng qui định rằng không một thành viên nào được phép áp dụng biện pháp phân biệt đối với người hoặc hàng hóa nước ngoài. Hiệp định cũng cấm áp dụng các biện pháp đầu tư làm hạn chế khối lượng trao đổi thương mại.
Trên nguyên tắc không được làm ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ theo qui định của hiệp định GATT-94, không một nước thành viên nào được phép sử dụng các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại nếu các biện pháp này trái với các qui định của GATT-94.
Hiệp định TRIMs lập danh mục các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị coi là trái với các điều khoản của GATT. Danh mục này bao gồm các biện pháp như:
– Yêu cầu một doanh nghiệp phải mua một tỉ lệ sản phẩm nhất định trong một nước nào đó;
– Yêu cầu về cân bằng mậu dịch;
– Yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải đặt mục tiêu xuất khẩu một lượng sản phẩm nhất định;
– Yêu cầu phải tiêu thụ một lượng sản phẩm ở trong nước dẫn đến hạn chế xuất khẩu;
– Hạn chế giao dịch ngoại hối dẫn đến hạn chế xuất khẩu.
Hiệp định TRIMs yêu cầu các nền kinh tế thành viên trong vòng 90 ngày phải thông báo cho Hội đồng Thương mại hóa tất cả những biện pháp đầu tư nào không phù hợp với hiệp định. Cho dù các biện pháp đó được áp dụng chung hay riêng cho một số lĩnh vực cụ thể đều phải được thông báo cụ thể về các đặc tính cơ bản của nó.
Hiệp định TRIMs đã lập ra Uỷ ban về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại. Mọi thành viên của WTO đều được tham gia Uỷ ban này. Uỷ ban có chủ tịch và phó chủ tịch và họp ít nhất một năm một lần theo đề nghị của bất kì thành viên nào.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)