Herbalife – Coi chừng “tiền mất, tật mang”!
Nội dung thông tin về sản phẩm có thể rút gọn như sau: Thức ăn dinh dưỡng, nguồn gốc từ thảo dược, không khuyến cáo về tác dụng phụ, phù hợp mọi đối tượng, tình trạng bệnh lý, thải độc, giảm độc, giảm béo trong 2, 3 tuần cùng vô số bệnh khác. Kể ra gần như loại thực phẩm này chữa được bá bệnh từ viêm họng, tăng cân, dạ dày đến cải thiện sinh lý đàn ông và cả phụ nữ…
Theo như lời của chị Xuân Phương, có người thân đang dùng loại “thực phẩm” này, cho biết giá cho một đợt “chữa bệnh” như vậy cũng không phải nhỏ, khoảng 1.000 USD. Người thân của chị dùng đến lọ thuốc cuối (trong đợt điều trị) nhưng tình hình “sức khỏe” vẫn chưa thấy khả quan lắm.
Những gia đình có người thân sử dụng sản phẩm này đưa ra thắc mắc: Sản phẩm có được cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm định và cho phép lưu hành hay không? Tại sao không thấy quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, sản phẩm được nhập và phân phối bởi công ty nào? Tác dụng thực tế đối với người sử dụng, tác dụng phụ, mức độ ảnh hưởng?…
Đi tìm câu trả lời
Dược sĩ Trương Thị Xuân Huệ sau khi xem xét các hộp sản phẩm mẫu đã cho biết, việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm tại nhà riêng không được cơ quan chức năng cho phép tức là hình thức truyền bá lén lút, không minh bạch. Sản phẩm này sai hoàn toàn về quy chế nhãn (hàng nhập chính ngạch qua công ty phải có nhãn phụ ghi rõ cơ quan nhập khẩu, hạn dùng, nếu là thuốc phải có toa tiếng Việt…). Dựa vào nội dung trong tài liệu thì đây là thực phẩm chức năng. Vì là thực phẩm chức năng (mặc dù hình thù là thuốc viên và liều lượng ghi trên hộp theo kiểu dùng thuốc) nên dược sĩ Trần Việt Trung, quản lý dược, Sở Y tế TPHCM, đưa ra khuyến cáo: “Người tiêu dùng khi chọn bất cứ sản phẩm nào liên quan đến sức khỏe cần xem kỹ nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu vì nếu không, khi bị tai biến thì không thể kêu ai. Ngoài việc biết nguồn cung cấp còn cần biết cả giá vì những sản phẩm hướng dẫn truyền miệng sử dụng kiểu này đôi khi giá không phản ánh đúng giá trị thực vì đã đội lên nhiều lần!”.
Về thực phẩm chức năng có cần bổ sung hay không và bổ sung như thế nào? Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi , Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế TPHCM, thực phẩm chức năng trước tiên phải là thực phẩm nhưng có tác dụng trị bệnh (ví dụ như cháo hành trị cảm, ăn quá nhiều khoảng 3 – 5 tô sẽ bị nôn ói). Còn sản phẩm này nghiêng về dược phẩm có nguồn gốc thảo dược hơn, tức là thuốc, mà dược phẩm thì phải có bác sĩ kê toa dù đông hay tây y.
Cơ quan Thực – Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) gần đây cũng khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng dược phẩm có nguồn gốc thảo dược vì hai lý do: (1) hoạt chất chưa được nghiên cứu và kiểm tra chính xác; (2) khi sử dụng quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc – trên thế giới đã có nhiều ca tử vong.
Sản phẩm được giới thiệu với người tiêu dùng qua hình thức hội thảo “tại nhà riêng”. Kèm theo đó là quyển tài liệu giới thiệu công dụng sản phẩm.Nội dung thông tin về sản phẩm có thể rút gọn như sau: Thức ăn dinh dưỡng, nguồn gốc từ thảo dược, không khuyến cáo về tác dụng phụ, phù hợp mọi đối tượng, tình trạng bệnh lý, thải độc, giảm độc, giảm béo trong 2, 3 tuần cùng vô số bệnh khác. Kể ra gần như loại thực phẩm này chữa được bá bệnh từ viêm họng, tăng cân, dạ dày đến cải thiện sinh lý đàn ông và cả phụ nữ… Theo như lời của chị Xuân Phương, có người thân đang dùng loại “thực phẩm” này, cho biết giá cho một đợt “chữa bệnh” như vậy cũng không phải nhỏ, khoảng 1.000 USD. Người thân của chị dùng đến lọ thuốc cuối (trong đợt điều trị) nhưng tình hình “sức khỏe” vẫn chưa thấy khả quan lắm. Những gia đình có người thân sử dụng sản phẩm này đưa ra thắc mắc: Sản phẩm có được cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm định và cho phép lưu hành hay không? Tại sao không thấy quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, sản phẩm được nhập và phân phối bởi công ty nào? Tác dụng thực tế đối với người sử dụng, tác dụng phụ, mức độ ảnh hưởng?…Dược sĩ Trương Thị Xuân Huệ sau khi xem xét các hộp sản phẩm mẫu đã cho biết, việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm tại nhà riêng không được cơ quan chức năng cho phép tức là hình thức truyền bá lén lút, không minh bạch. Sản phẩm này sai hoàn toàn về quy chế nhãn (hàng nhập chính ngạch qua công ty phải có nhãn phụ ghi rõ cơ quan nhập khẩu, hạn dùng, nếu là thuốc phải có toa tiếng Việt…). Dựa vào nội dung trong tài liệu thì đây là thực phẩm chức năng. Vì là thực phẩm chức năng (mặc dù hình thù là thuốc viên và liều lượng ghi trên hộp theo kiểu dùng thuốc) nên dược sĩ Trần Việt Trung, quản lý dược, Sở Y tế TPHCM, đưa ra khuyến cáo: “Người tiêu dùng khi chọn bất cứ sản phẩm nào liên quan đến sức khỏe cần xem kỹ nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu vì nếu không, khi bị tai biến thì không thể kêu ai. Ngoài việc biết nguồn cung cấp còn cần biết cả giá vì những sản phẩm hướng dẫn truyền miệng sử dụng kiểu này đôi khi giá không phản ánh đúng giá trị thực vì đã đội lên nhiều lần!”. Về thực phẩm chức năng có cần bổ sung hay không và bổ sung như thế nào? Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi , Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế TPHCM, thực phẩm chức năng trước tiên phải là thực phẩm nhưng có tác dụng trị bệnh (ví dụ như cháo hành trị cảm, ăn quá nhiều khoảng 3 – 5 tô sẽ bị nôn ói). Còn sản phẩm này nghiêng về dược phẩm có nguồn gốc thảo dược hơn, tức là thuốc, mà dược phẩm thì phải có bác sĩ kê toa dù đông hay tây y. Cơ quan Thực – Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) gần đây cũng khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng dược phẩm có nguồn gốc thảo dược vì hai lý do: (1) hoạt chất chưa được nghiên cứu và kiểm tra chính xác; (2) khi sử dụng quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc – trên thế giới đã có nhiều ca tử vong.
Do đó, theo khuyến cáo của các bác sĩ, việc giữ gìn sức khỏe, phòng bệnh từ xa là điều tốt nhưng cần sáng suốt để chọn lựa liệu pháp đúng đắn nhằm tránh “tiền mất, tật mang”.