Henry Ford là ai? Cuộc đời, sự nghiệp của Henry Ford

Henry Ford là cái tên được nhắc đến như một huyền thoại của thế kỉ XX,  là “cha đẻ” của ngành ô tô hiện đại và là người đã dạy dân Mỹ lái xe. Thế nhưng, người đàn ông đã viết nên huyền thoại ấy cũng có một câu chuyện lập nghiệp rất dài với đầy những sai lầm và thất bại.

Hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật lừng danh này ngay sau đây bạn nhé!

Henry Ford là ai?

Henry Ford (1863 – 1947) là một kĩ sư, doanh nhân người Mỹ đã sáng lập ra Công ty Ford Moto. Ông chính là một trong những người đầu tiên áp dụng kiểu sản xuất dây chuyền lắp ráp trong sản xuất ô tô.

Người ta nhắc đến ông không chỉ như một nhà cách mạng ngành công nghiệp sản xuất ở Hoa Kỳ, Châu Âu mà còn có nhiều ảnh hưởng tới kinh tế và xã hội thế kỷ XX khi sự phối hợp giữ sản xuất hàng loạt, tiền lương cao và giá thành sản phẩm thấp cho người tiêu dùng được gọi là “Chủ nghĩa Ford”.

Ông đã từng là người giàu nhất nhì thế giới và để lại hầu hết tài sản của mình chõ “quỹ Ford” nhưng Công ty vẫn do gia đình ông nắm quyền quản lí.

Tóm tắt tiểu sử

Henry Ford sinh ra và lớn lên rại quận Wayne, Michigan, nước Mỹ. Ông là con cả trong một gia đình thuần nông có 5 người con. Khi còn nhỏ, ngoài thời gian đi học ở trường, ông giúp bố mẹ mình làm những công việc trong trang trại.

Henry Ford là người thích máy móc từ nhỏ và thường xuyên làm những “thử nghiệm” đẻ thấy được sự vận hành của máy móc như thế nào. Việc lần đầu tiên nhìn thấy một chiếc đầu máy hơi nước vào năm 1876 đã khiến ông vô cùng hào hứng. Cũng năm đó, mẹ của Henry Ford qua đời. Sau nỗi mất mất đó, ông tập trung hoàn toàn vào việc ngiên cứu về cơ học mà không tiếp tục công việc đồng áng vất vả.

– Năm 1897, Henry Ford được nhận vào làm thợ máy học việc tại một xưởng đóng tàu ở Detroit khi chỉ mới 16 tuổi. Đến năm 1882, ông trở về nhà và vận hành máy kéo hơi nước cho hàng xóm.

– Năm 1988, Henry Ford lập gia đình nhưng không chịu bằng lòng với công việc ở trang trại. Vợ ông đã rất ngạc nhiên khi biết chồng mình nhận làm kỹ sư trực đêm tại công ty Edison illuminating ở Detroit với mức lương 40 USD/ tháng vào những năm 1891.

Sự nghiệp

– Công việc làm kĩ sư trực đêm đã tạo điều kiện để ban ngày, Henry Ford mày mò phát triển động cơ đốt trong. Sau đó, ông mở một xưởng máy sau nhà và sử dụng những mẩu kim loại thừa thu nhặt được. Đến năm 1896, với sự hỗ trợ của một vài người bạn, mẫu xe đầu tiên có tên là Quadricycle đã được ông hoàn thiện.

Thế nhưng, Quadricycle có thể coi là thất bại đầu tiên của Henry Ford vì thiết kế quá nhỏ và chưa hoàn thiện để có thể sản xuất trên quy mô lớn, nhất là khi môi trường cạnh tranh khốc liệt vì có nhiều công ty chế tạo xe chạy động cơ xăng dầu.

– Cũng trong năm đó, Henry Ford có cơ hội được nói chuyện với Thomas Edison khi tham dự một cuộc họp của ban lãnh đạo công ty tại New York. Thật vui mừng và bất ngờ khi ý tưởng xe chạy bằng xăng của ông lại được Edison ủng hộ. Với động lực to lớn ấy, năm 1898, ông chế tạo ra mẫu xe thứ 2 và bắt đầu tìm kiếm nhà đầu tư với mong muốn mở một công ty sản xuất xe ô tô theo mẫu đó.

– Năm 1899, Henry Ford thuyết phục được một ông trùm cao su trong vùng tên là William H. Murphy chạy thử quãng đường 96 km trên chiếc xe do mình chế tạo ra. Khi đã tìm được nhà đầu tư, Henry Ford mở công ty Detroit Automobile vào tháng 8/ 1899 và làm việc ở vị trí giám thị với mức lương 150 USD/ tháng, bỏ qua mức lương 1.900 USD ở Edison Illuminating.

– Tuy nhiên, Detroit Automobile lại giải thể vào đầu năm 1901 khi Henry Ford không thể đưa ra một sản phẩm nào khác như kì vọng của nhà đầu tư và các cổ đông. Henry Ford muốn chế tạo một chiếc xe hoàn hảo nhưng có quá nhiều vấn đề phát sinh mà ông không lường trước được.

Không nản chí, Henry Ford tự nhìn nhận lại thất bại của mình và nhận ra rằng ông đang cố gắng làm một điều không thể đó lầ phục vụ tất cả yêu cầu của người dùng một lúc. Ông quyết định chỉ tập trung vào việc chế tạo một chiếc xe nhỏ và nhẹ hơn. Nhưng sẽ rất khó để có một cơ hội thứ 2 cho Henry Ford vì thời điểm năm 1900, người người, nhà nhà đều lao vào chế tạo ô tô. Để phục hồi danh tiếng của mình, Ford mày mò làm ra một chiếc xe đua chạy với vận 1,6 km/ phút và giành chiến thắng trong cuộc đua Grosse Pointe dài 16 km. Và ông cũng được trao thêm một cơ hội từ Murphy nhờ thành tích này.

– Cuối năm 1901, Công ty Henry Ford được thành lập và sở hữu 1/6 cổ phần nhưng Henry Ford rời công ty chỉ sau chưa đầy một năm với 900 USD trong túi và mất quyền sử dụng chính cái tên của mình.

– Sau hai lần thất bại, tưởng chừng như đam mê chế tạo ô tô của kỹ sư 38 tuổi đã đặt một dấu chấm hết. Thế nhưng, Henry Ford vẫn không chấp nhận những thất bại ấy. Ông tiếp tục tìm tòi nghiên cứu và vào năm 1903, ông lại một lần nữa mở công ty Ford Moto khi tìm được nhà đầu tư là Alexander Malcomson.

– Phải mất tận 5 năm từ 1903 đến 1908 để Ford đưa ra được mẫu xe phiên bản Model T huyền thoại và tạo ra một cuộc cách mạng ngành công nghiệp ô tô sau 8 mẫu xe trước đó. Và cũng phải mất thêm 5 năm tiếp theo, đến năm 1913, ông mới hoàn thiện dây chuyền sản xuất để đạt được quy mô cần thiết. Đến năm 1918, một nửa số xe tại mỹ là Model T và Detroit trở thành thành phố thịnh vượng nhất Hoa Kỳ thời đó.

Những tưởng Ford đã có một kết thúc có hậu sau những cố gắng không ngừng nghỉ nhưng Chevrolet lại là một thách thức mới với Ford. Trong khi Ford dành 20 năm chỉ để tạo ra một mẫu xe, Chevrolet lại làm ra mẫu xe mới hàng năm với thiết kế ngày càng được cải thiện. Năm 1927, Chevrolet chiếm được phần lớn khách hàng và Ford phải cho hàng nghìn công nhân nghỉ việc. Henry Ford ở tuổi 64 gần như lại quay lại vạch xuất phát.

Với nhiều nỗ lực sau đó, ông đưa ra một phiên bản hoàn toàn mới của mẫu xe model A và đem lại thành công cho công ty nhưng đến năm 1931, doanh số bán hàng lại giảm mạnh vì khủng hoảng kinh tế. Trong khi đó, mẫu ô tô động cơ 6 xi – lanh mới của Chevrolet thu hút hết khách hàng và Ford lại phải dừng việc sản xuất. Và cũng một lần nữa, Henry Ford lội ngược dòng đưa công ty quay về vị trí số 1 khi ra mắt Ford V-8 chiếc xe động cơ 8 xi – lanh.

Những câu nói nổi tiếng

– Thất bại chỉ đơn giản là cơ hội để khởi đầu lại một lần nữa một cách sáng suốt hơn.

– Kinh doanh mà không tạo ra gì ngoài tiền bạc chỉ là thứ kinh doanh nghèo nàn.

– Đừng tìm lỗi, hãy tìm cách chữa. Ai cũng có thể phàn nàn.

– Nếu tất cả mọi người cùng nhau tiến lên, thành công sẽ tự đến.

– Khi mọi thứ dường như đều chống lại bạn, hãy nhớ rằng máy bay cất cánh ngược gió, không phải theo chiều gió.

– Tập hợp cùng nhau là điểm bắt đầu. Gắn bó cùng nhau là tiến triển. Làm việc cùng nhau là thành công.

– Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh, và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước.

– Người ngừng tiếp thị để tiết kiệm tiền cũng giống như người ngừng đồng hồ để tiết kiệm thời thời gian.

– Khi chúng ta tiến lên trong đời, ta học được về giới hạn của những khả năng mình có.

– Việc tự nhiên cần làm là lao động – để nhận ra rằng sự thịnh vượng và hạnh phúc chỉ có thể đạt được thông qua nỗ lực thực sự.

– Suy nghĩ  là công việc vất vả nhất, có lẽ đó là lí do tại sao ít người làm chuyện đó thế.

 

– Nói rằng Ác quỷ tìm việc cho bàn tay lười nhác làm có lẽ là đúng. Nhưng có sự khác biệt sâu sắc giữa thư nhàn và lười biếng.

 

– Người biết dùng kĩ năng và trí tưởng tượng mang tính xây dựng của mình để nghĩ  xem mình có thể cho nhiều như thế nào với một đô la, thay vì việc mình có thể cho ít thế nào với một đô la, thường sẽ thành công.

 

Với những tổng hợp trên đây, rất mong các bạn có thể tìm thấy cho mình những thông tin tham khảo hữu ích.