Henri de Saint-Simon và tư tưởng tiến hóa ở Châu Âu
Liên kết mật thiết với những tư tưởng xã hội chủ nghĩa là dòng tư tưởng xuất hiện gần cuối thế kỷ 18, trở nên dễ phân biệt trong nửa đầu thế kỷ 19: quan niệm cho rằng xã hội tiến triển hay tiến bộ thông qua một loạt các giai đoạn, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Quan niệm này xuất hiện lần đầu tiên như thuyết lịch sử, sau này trở thành thuyết kinh tế.
Quan điểm các “giai đoạn” tiến bộ trong sự phát triển lịch sử và kinh tế được – mở rộng, đầu tiên do Henri Saint-Simon, kế đến là Simonde de Sismondi và Friedrich List. Kết hợp với nhau, tác phẩm của họ cung cấp một minh họa tiêu biểu của tiếp cận lịch sử tiến hóa đối với sự phát triển kinh tế. Mỗi người đều góp phần cho sự phát triển của cách tiếp cận này theo cách của riêng mình.
Mục Lục
2. Vài nét về Claude Henri de Rouvroy, comte de Saint-Simon
Claude Henri de Rouvroy, comte de Saint-Simon, thường được gọi là Henri de Saint-Simon (17/10/1760 – 19/5/1825), là một nhà lý thuyết và kinh doanh chính trị, kinh tế và xã hội chủ nghĩa người Pháp. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng đáng kể đến chính trị, kinh tế, xã hội học và triết học khoa học.
Henri de Saint-Simon sinh ra ở Paris là một quý tộc Pháp. Anh họ của ông nội là Công tước Saint-Simon. “Khi còn là một thanh niên, có tính cách không thoải mái … ông đã đến Mỹ, nơi ông phục vụ cho quân đội Mỹ và tham gia vào cuộc bao vây Yorktown dưới quyền của Tướng Washington.”
Ngay từ thời trẻ, Saint-Simon đã có nhiều tham vọng. Trong số các kế hoạch ban đầu của ông là một kế hoạch nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương bằng một con kênh, và một kế hoạch khác để xây dựng một con kênh từ Madrid ra biển.
Trong cuộc Cách mạng Mỹ , Saint-Simon đã tham gia cùng với người Mỹ và tin rằng cuộc cách mạng của họ báo hiệu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Ông chiến đấu cùng với Hầu tước de Lafayette từ năm 1779 đến năm 1783, và bị quân Anh bắt giam. Sau khi mãn hạn tù, ông trở lại Pháp để học kỹ thuật và thủy lực tại Ecole de Mézières.
3. Saint-Simon – Nhà tiên tri của xã hội công nghiệp
Claude Henri de Rouvroy Comte de Saint-Simon (1760-1825) vừa là người lập dị vừa là nhà tiên tri. Sinh ra trong dòng dõi quý tộc Pháp, Saint-Simon khẳng định mình là hậu duệ của Charlemagne, người mà nghe nói thường xuất hiện cạnh Saint-Simon trong thời gian ông bị cầm tù trong Cách mạng Pháp. Theo giải thích của Saint-Simon, Charlemagne giao cho ông một trọng trách: phải cứu lấy Cộng hòa Pháp khi Cách mạng Pháp vừa nổ ra, Saint-Simon chắc chắn không hề tỏ ra khiêm tốn về tầm quan trọng của mình. Người ta kể rằng ông dạy cho người hầu mỗi ngày phải đánh thức ông và van lơn: “Thưa Đức ông le Comte, hãy thức dậy, đức ông có nhiều việc trọng đại phải làm hôm nay”.
Thế nhưng, bất chấp tính lập dị của mình, Saint-Simon chứng tỏ mình có khả năng phân tích sắc sảo về các tiến trình xã hội, kinh tế. Ông thành công trong việc thành lập trường phái cho các môn đệ, ông ảnh hưởng nhiều đến các nhà tư tưởng quan trọng như Auguste Comte, Karl Marx, và John Stuart Mill.
4. Lý lẽ và nhận dạng quyền lợi giai cấp
Trong kinh tế học, ảnh hưởng của Saint-Simon về phương pháp nhiều hơn về phân tích. Như biểu thị nói trên, ông phát triển thuyết lịch sử tiến hóa, mà thư ký của ông, Auguste Comte sau này tinh lọc thành thuyết lịch sử “ba giai đoạn”, về cơ bản, điều nghiên lịch sử của chính Saint-Simon cho thấy phép đặt kề nhau hai hệ thống xã hội trái ngược. Hệ thống thứ nhất (tiền Cách mạng Pháp) dựa trên lực lượng quân sự và sự chấp nhận không phê phán niềm tin tôn giáo, hệ thống thứ hai (Pháp sau Cách mạng) dựa trên khả năng công nghiệp và sự chấp nhận tự nguyện kiến thức khoa học. Đối với Saint-Simon, khoa học và công nghiệp là đặc điểm chuẩn của thời hiện đại, sự quan tâm chính của ông là phải tổ chức lại xã hội như phải tháo bỏ những rào cản để cả hai đều phát triển, ông nghĩ tăng sản xuất dẫn đến phúc lợi sau này trong xã hội. Do đó:
“Sản xuất những vật hữu dụng là mục đích duy nhất hợp lý và tích cực mà các xã hội chính trị có thể tự mình ấn định”. (Oeuvres de Saint-Simon et d’Enfantin, XVIII, trang 13).
Mặc dù đây là khái niệm phúc lợi tương tự được các nhà kinh tế học cổ điển chấp nhận, Adam Smith chứng minh có thể thực hiện bên ngoài chính trị bằng sự dựa vào nguyên tắc tư lợi. Trái lại, Saint-Simon tìm thấy chìa khóa tăng sản xuất bằng lý lẽ và nhận dạng quyền lợi giai cấp. Sự hoài nghi về tư lợi của ông được củng cố bằng những phát hiện của ông trong nghiên cứu lịch sử sự phổ biến quyền lợi đang gia tăng đi kèm với tiến bộ của nền văn minh. Vì thế ông cảm thấy sự hợp tác kinh tế và tổ chức công nghiệp sẽ tạo ra tự phát từ sự tiến bộ xã hội. Saint-Simon tuyên bố:
“Tất cả mọi người đều kết hợp với nhau bằng quyền lợi sản xuất chung, bằng nhu cầu mà tất cả họ đang có để an toàn trong công việc và tự do trong trao đổi. Vì thế, những người sản xuất trên mọi vùng đất về cơ bản đều là bằng hữu. Không có gì ngăn cản con đường họ kết hợp, và sự liên kết các nỗ lực của họ là điều kiện không thể thiếu nếu công nghiệp là phải đạt đến uy thế mà rió có thể và nên có”. (Oeuvres, XIX, trang 47).
5. Tái tổ chức xã hội
Mục đích chính của trật tự mới của Saint Simon là phải tăng sự kiểm soát của con người đối với sự vật, chứ không phải đôi với con người. Do dó, “kiểm soát” ngụ ý trong cơ cấu tổ chức do ông đề xuất không phải là chính phủ theo nghĩa truyền thống mà đúng ra là quản lý công nghiệp. Saint- Simon rất chông đôi chính phủ và sự can thiệp của chính phủ trong lĩnh vực công nghiệp. Ông viết:
“Chính phủ luôn làm thiệt hại nền công nghiệp khi chính phủ xen vào công việc của ngành này, làm thiệt hại ngay cả trong những trường hợp khi chính phủ cố gắng khuyến khích công nghiệp”. (Oeuvres, XVIII, trang 186)
Bất kể yêu cầu kiên quyết và nhiệt thành của ông trong tái tổ chức nhưng Saint-Simon hiếm khi tỏ ra dứt khoát hay thậm chí nhất quán trong tính chất cụ thể của tổ chức công nghiệp trong thời hiện đại. Việc thiếu tính nhất quán này trong nhiều chương trình tái tổ chức khác nhau của ông có lẽ chứng nhận suy nghĩ không ổn định của ông về tổ chức xã hội tối Ưu trong một xã hội công nghiệp, nhưng cũng phản ánh nhận thức của ông rằng hình thức tổ chức thích hợp nhất là tương đối về lịch sử và vì thế chủ đề phải thay đổi.
Điều Saint-Simon rõ ràng ủng hộ là tính chuyên môn kỹ thuật của nghệ sĩ, khoa học gia và giới lãnh đạo công nghiệp được chính thức thừa nhận và sử dụng trong nhận thức và hoạch định công trình công cộng nhằm gia tăng phúc lợi xã hội. vấn đề ưu tiên hàng đầu trong bảng liệt kê công trình công cộng của Saint-Simon là xây dựng cầu, kênh, dự án thoát nước, khai hoang và cung cấp giáo dục miễn phí.
Trong kế hoạch của ông đối với một “nghị viện công nghiệp”, Saint- Simon phác họa chương trình tổ chức kinh tế sử dụng tài năng của thành phần ưu tú trong khoa học và công nghiệp. Nghị viện công nghiệp này, theo khuôn mẫu của chính phủ Anh, bao gồm ba hội đồng. Thứ nhất (Hội đồng phát minh) sẽ gồm 300 thành viên: 200 kỹ sư dân dụng, 50 nhà thơ, 25 họa sĩ, 15 kiến trúc sư và 10 nhạc sĩ. Nhiệm vụ chính của hội đồng này theo Saint-Simon, là phác họa kế hoạch công trình công cộng “được tiến hành để tăng của cải nước Pháp và cải thiện điều kiện cư dân trong nước” (Oeuvres, XX, trang 51). Hội đồng thứ hai (Hội đồng thẩm tra) gồm 300 thành viên, đa số là các nhà toán học và khoa học vật lý. Công việc là đánh giá tính khả thi và sự đáng mong muốn các dự án do hội đồng thứ nhất đề xuất và cũng phát triển một kế hoạch tổng thể đối với giáo dục công cộng. Sau cùng, hội đồng thứ ba (Hội đồng thừa hành) với số lượng không nói rõ bao gồm đại biểu của mỗi ngành công nghiệp. Hội đồng thứ ba là quan trọng nhất trong kế hoạch tổng thể, thực thi quyền phủ quyết đối với mọi dự án đã được Hội đồng phát minh và Hội đồng thẩm tra đề xuất và phê duyệt, cũng như định mức thuế.
Một số tác giả sau này giải thích nghị viện công nghiệp của Saint- Simon như thiết kế dành cho một nền kinh tế kế hoạch hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, bản thân Saint-Simon hạn chế khái niệm kế hoạch hóa tập trung chỉ đối với sản xuất của các công trình công cộng, và trong điểm này ông không nằm ngoài truyền thông kinh tế cổ điển. Ví dụ, Adam Smith, lưu ý chính phủ nên cung cấp: những định chế công cộng ấy và những công trình công cộng ấy, mặc dù chúng có thể nằm ở mức thuận lợi cao nhất đối với một xã hội quan trọng, thế nhưng, với tính chất như thế, lợi nhuận không thể hoàn trả lại chi phí đối với bất kỳ cá nhân hay số lượng nhỏ cá nhân nào, vì thế không thể nghĩ rằng bất cứ cá nhân hay số lượng nhỏ cá nhân phải dựng lên hay duy trì”. (The Wealth of Nations, trang 681).
Tuy nhiên Saint-Simon đã vượt khỏi kinh tế học cổ điển trong những khía cạnh khác. Ví dụ, ông gây chú ý bằng nhận xét về Keynes khi lập luận rằng chính phủ, nếu cần, nên cung cấp việc làm cho người khỏe mạnh và hỗ trợ người tàn tật.
Cuối cùng, sự chuyển hướng quan trọng của Saint-Simon khỏi chủ nghĩa Tự do kinh tế cổ điển là sự hoài nghi của ông về tính tư lợi như tác động định hướng và ông nhất quyết cho rằng nên thay thế bằng hợp tác và nhận dạng quyền lợi giai cấp. Nơi nào sản xuất có liên quan đến hàng hóa cá nhân, thì nơi ấy Saint-Simon đơn thuần ủng hộ sự liên minh lỏng lẻo của các hiệp hội chuyên ngành: “ít nhiều và liên kết… để cho phép sự hình thành của họ trong một hệ thống phổ biến bằng cách được hướng dẫn hướng về mục tiêu công nghiệp thông thường” (Oeuvres, XXII, trang 185).
Dĩ nhiên, “mục tiêu công nghiệp thông thường” là tăng sản lượng. Những hiệp hội công nghiệp có thể góp phần cho tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất bằng cách chia sẻ kiến thức và kỹ thuật giữa các thành viên trong hiệp hội. Saint-Simon không hề cho rằng quyền lợi của những hiệp hội này sẽ xung đột với quyền lợi của xã hội nói chung. Trái lại, ông nhất quyết thú nhận rằng tất cả mọi người đều đóng góp vào kết quả của tiến trình sản xuất. Tuy nhiên, Saint-Simon bổ sung thêm một số đặc điểm vào đề xuất của ông. Ví dụ, ông khẳng định hình thức tổ chức kinh tế, xã hội mới:
“… phải tuân thủ trực tiếp với quyền lợi của đa phần dân số đông nhất, họ phải được xem là kết quả chính trị chung suy luận từ nguyên tắc luân lý thần thánh, tất cả mọi người phải tự xem mình là anh em, họ phải quan tâm đến việc giúp đỡ người khác”. (Oeuvres, XXII, trang 116-117).
Trong những năm sau này, tác phẩm của Saint-Simon mang âm hưởng tôn giáo, sau cùng các môn đệ của ông sửa đổi học thuyết của ông đến mức không còn được thừa nhận. Chính họ là những người phát triển một học thuyết xã hội gọi là (có phần không thích đáng) học thuyết Saint-Simon, trong đó mọi khía cạnh ít giống với tư tưởng của người thầy. Phái Saint- Simon thường là những người có tài năng – một ít tham gia vào việc xây dựng kênh đào Suez – nhưng họ cũng là những người cuồng tín. Một số có vẻ quá độ trong việc theo đuổi những thú vui thể xác, thậm chí một nhóm nhỏ thuộc phái này bị lôi kéo vào những cuộc truy hoan thường xuyên, sự chú ý và lên án đối với một xã hội Pháp thiên về sự tự do cực đoan trong những vấn đề như thế.
Tuy nhiên, bản thân Saint-Simon có vẻ lập biểu đồ chiều hướng của chủ nghĩa Tư bản thật chính xác trong nhiều khía cạnh quan trọng. Ví dụ ông dự kiến về sự xuất hiện xã hội công ty và các ngụ ý xã hội của nó – một chủ đề mà nhà kinh tế học hiện đại John Kenneth Galbraith thường hoàn thiện.