Hệ thống tin học gồm các thành phần
Tin học ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Việc có tin học và công nghệ là bước tiến vĩ đại của loài người. Vậy hệ thống tin học gồm các thành phần nào là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu.
Câu hỏi: Hệ thống tin học gồm các thành phần:
A. Người quản lí, máy tính và Internet
B. Sự quản lí và điều khiển của con người, phần cứng và phần mềm
C. Máy tính, phần mềm và dữ liệu
D. Máy tính, mạng và phần mềm
Đáp án: Đáp án đúng là đáp án B: Hệ thống tin học gồm các thành phần sự quản lí và điều khiển của con người, phần cứng và phần mềm.
Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng do:
Tin học trong tiếng Anh: informatics, tiếng Pháp: informatique là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin.
Không chỉ vậy có thể hiểu “Tin học” hay còn gọi là “Informatic” là “ngành khoa học nghiên cứu về các phương pháp xử lý”. Tin học được dịch theo tíếng Pháp là informatique. Ngày này ý nghĩ tương đương vơí từ này theo tiếng anh là computer science ( khoa học về máy tính) và lưu trữ thông tin bằng các thiết bị điện tử (đặc biệt là máy vi tính).
Hệ thống tin học là hệ thống quan trọng trong tin học. Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lý, xuất truyền và lưu giữ thông tin.
Hệ thống tin học bao gồm các thành phần sự quản lí và điều khiển của con người, phần cứng và phần mềm.
Cụ thể trong hệ thống tin học gồm các thành phần đó là phần cứng, phần mềm và sự quản lí và điều khiển của con người.
+ Phần cứng (Hardware) là những thiết bị bên trong và bên ngoài máy tính mà chúng ta có thể cầm được, nhìn thấy được. Phần cứng gồm máy tính và một số thiết bị liên quan, phần cứng máy tính chính là các bộ phận tạo thành một chiếc máy tính. Các bộ phận đó bao gồm:
Phần bên ngoài: Màn hình máy tính, tai nghe headphone, bàn phím keyboard, chuột máy tính mouse, máy in, máy chiếu, loa, USB,..
Phần bên trong: bộ nguồn, chip CPU, bo mạch chủ mainboard, Modem, quạt tản nhiệt, RAM, ROM, card âm thanh, card màn hình, một số Drive như: Bluray, CD-ROM, DVD, ổ cứng, ổ đĩa mềm,…
Phần cứng được sản xuất bởi các công ty máy tính như là: Dell, Asus, Lenovo,…
+ Phần mềm(software) trong máy tính là các ứng dụng chạy bên trong máy tính mà chúng ta không thể cầm, sờ nó được hay nhìn thấy như phần cứng. Thông thường một máy tính có rất nhiều phần mềm khác nhau trong đó mỗi phần mềm có nhiệm vụ giải quyết chức năng khác nhau.
Ví dụ: phần mềm diệt virut bkav là để diệt virut cho máy tính, phần mềm nghe nhạc media player là phần mềm dùng để nghe nhạc….
Phần mềm máy tính được các lập trình viên tạo ra bằng cách dùng các câu lệnh. Các câu lệnh được các ngôn ngữ lập trình quy định. Các ngôn ngữ lập trình ngày nay thường được dùng để viết phần mềm là: c, c++, php, Java, .net…
+ Sự quản lí và điều khiển của con người.