Hệ thống thông tin quản lý sản xuất là gì? Vai trò và phân loại
Hệ thống thông tin là tập hợp gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục đích chung. Hệ thống thông tin quản lý sản xuất?
Ngày nay, trong đời sống hàng ngày, ở bất cứ nơi đâu chúng ta cũng thấy người ta nói tới tới hai chữ thông tin, từ thông tin đại chúng, thời đại thông tin, công nghệ thông tin, thông tin phát thanh, thông tin truyền hình,… Thuật ngữ hệ thống thông tin chắc hẳn vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta. Thuật ngữ này được sử dụng khá phổ biến và đóng góp những vai trò và ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
1. Khái quát chung về hệ thống thông tin:
Hệ thống được hiểu cơ bản là tập hợp gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục đích chung.
Thông tin đó chính là sự thông báo, trao đổi, giải thích về một đối tượng cụ thể nào đó và được thể hiện thông qua các dạng tín hiệu như âm thanh, chữ số, chữ viết… nhằm mục đích mang lại một sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin.
Hệ thống thông tin được hiểu là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu được định trước.
Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh. Với bên ngoài, hệ thống thông tin cũng có vai trò quan trọng giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho sự phát triển của các cá nhân hay các tổ chức.
Hệ thống thông tin ngày nay được xem là một trong những tập hợp của dữ liệu có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Và những dữ liệu này cũng đều là để hướng đến những hoạt động và mục tiêu chung.
Một số hệ thống thông tin được sử dụng nhiều nhất hiện nay là: Hệ thống giao thông, hệ thống công nghệ và truyền thông và kể cả hệ thống của các trường đại học… Trong đó, hệ thống thông tin sẽ có tập hợp những người, thủ tục và các nguồn lực khác nhau để thu thập thông tin. Từ đó, đưa ra các quyết định xử lý và truyền đạt thông tin trong một tổ chức.
Trước đây, khi công nghệ máy tính chưa phát triển, hệ thống thông tin chủ yếu được thu thập và lưu trữ bằng giấy bút, văn bản, tủ lưu trữ hồ sơ. Ngày nay, hầu như tất cả dữ liệu của hệ thống thông tin đều được cập nhật vào phần cứng hoặc phần mềm lưu trữ trên máy tính và được quản lý tự động hóa.
Như vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu, hệ thống thông tin ngày nay đã được xây dựng và lưu trữ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Cụ thể như các hệ thống siêu máy tính với bộ nhớ khủng, các phần cứng và phần mềm quản lý khối dữ liệu chung…
Từ những phân tích được nêu cụ thể bên trên ta hiểu gệ thống thông tin là một tập hợp nhiều yếu tố có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một chỉnh thể. Các yếu tố này cũng vô cùng đa dạng và đã góp phần quan trọng được sử dụng để có thể giúp các chủ thể tạo nên khối dữ liệu khổng lồ và cấu thành từng lĩnh vực hệ thống thông tin nhất định. Chúng ta có thể kể đến như hệ thống các trường đại học, hệ thống truyền thông, hệ thống giao thông, hệ thống pháp luật, hệ thống công trình đường bộ,…
Xem thêm: Cơ quan cung cấp thông tin địa chính
2. Hệ thống thông tin quản lý sản xuất:
Khái niệm hệ thống thông tin quản lí sản xuất:
Hệ thống thông tin quản lí sản xuất được hiểu là hệ thống cung cấp thông tin cần thiết để lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành và quản lí sản xuất. Trong đó:
– Kế hoạch được hiểu là việc các chủ thể xác định mục tiêu và quyết định cách tốt nhất để đạt được mục tiêu. Kế hoạch bao gồm việc lựa chọn một đường lối hành động mà một công ty hoặc cơ sở nào đó, và mọi bộ phận của nó sẽ tuân theo. Kế hoạch có nghĩa là xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm.
– Tổ chức thực hiện kế hoạch được hiểu là quá trình biến kế hoạch thành thực tế thông qua việc xác lập các kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động này. Các mục tiêu trong kì kế hoạch sẽ chỉ có thể đạt được nếu chúng ta tổ chức thực hiện kế hoạch tốt, trong đó các định hướng phát triển được tuân thủ, các chương trình dự án được triển khai, và các hoạt động dự kiến được thực hiện.
– Quản lý điều hành được đánh giá là một hoạt động quan trọng trong việc đảm bảo sự vận hành trơn tru của một doanh nghiệp, tổ chức. Chức năng điều hành sẽ được thực hiện thông qua những công cụ quản lý cùng những công việc nhất định mang tính chuyên môn cao.
– Quản lý sản xuất là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh và nó thường sẽ gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp; tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để nhằm mục đích đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch.
Hệ thống thông tin quản lí sản xuất sẽ kiểm soát gần như toàn bộ các giai đoạn của quá trình chuẩn bị các điều kiện để tổ chức sản xuất và quá trình biến đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm.
Với một hệ thống thông tin quản lí sản xuất tốt, các chủ thể là người quản lí có thể quyết định cách thức tổ chức sản xuất và phương pháp sản xuất tối ưu nhất, nơi dùng làm kho dự trữ hợp lí nhất và giải pháp vận chuyển hàng tốt nhất… Từ đó, tổ chức sẽ có được sản phẩm với chất lượng và chi phí hợp lí nhất.
Hệ thống thông tin quản lí sản xuất trong tiếng Anh được gọi là gì?
Hệ thống thông tin quản lí sản xuất trong tiếng Anh được gọi là Manufacturing Information Systems – MIS.
Các chức năng cơ bản của hệ thống thông tin quản lí sản xuất:
Hệ thống thông tin quản lí sản xuất sẽ cung cấp các thông tin hỗ trợ cho quá trình ra các quyết định quản lí sản xuất và hệ thống này sẽ bao gồm các chức năng cơ bản như sau:
– Hệ thống thông tin quản lí sản xuất có chức năng kiểm tra chất lượng các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất.
– Hệ thống thông tin quản lí sản xuất có chức năng quản lí hàng dự trữ và giao nhận hàng.
– Hệ thống thông tin quản lí sản xuất có chức năng hoạch định và theo dõi năng lực sản xuất, các điều kiện sản xuất.
– Hệ thống thông tin quản lí sản xuất có chức năng phân chia nguồn lực, kiểm tra kế hoạch sản xuất.
– Hệ thống thông tin quản lí sản xuất có chức năng thiết kế các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
– Hệ thống thông tin quản lí sản xuất có chức năng lập kế hoạch và lựa chọn địa điểm kinh doanh.
– Hệ thống thông tin quản lí sản xuất có chức năng thiết kế và thành lập các nhà máy sản xuất.
– Hệ thống thông tin quản lí sản xuất có chức năng tìm kiếm các công nghệ sử dụng trong sản xuất.
– Hệ thống thông tin quản lí sản xuất có chức năng xác định các quy trình thiết kế sản phẩm và tiến trình sản xuất.
– Hệ thống thông tin quản lí sản xuất còn có một số chức năng khác.
Phân loại hệ thống thông tin quản lí sản xuất:
Dưới góc độ quản lí, các hê thống thông tin quản lí sản xuất trong tổ chức, doanh nghiệp sẽ được chia thành ba mức cụ thể đó là: mức chiến lược, mức chiến thuật và mức tác nghiệp. Trong đól
– Ở mức tác nghiệp là các hệ thống thông tin quản lí sản xuất trợ giúp các công việc trên dây chuyền sản xuất (bao gồm mua hàng, nhận hàng, phân phối sản phẩm, kiểm tra chất lượng).
– Ở mức chiến thuật là các hệ thống thông tin quản lí sản xuất trợ giúp các chủ thể là các nhà quản lí điều khiển và kiểm soát quá trình sản xuất; phân bố, theo dõi các nguồn tài nguyên và chi phí cho sản xuất.
– Ở mức chiến lược là các hệ thống thông tin quản lí sản xuất trợ giúp xác định kế hoạch sản xuất dài hạn, nơi đặt mặt bằng sản xuất, khi nào thì nên lựa chọn phương tiện sản xuất mới, đầu tư vào công nghệ sản xuất mới.
Các hệ thống thông tin quản lí sản xuất về cơ bản thuộc mức tác nghiệp và chiến thuật, cung cấp thông tin để điều khiển và kiểm soát việc sản xuất ra sản phẩm cũng như phân bổ các nguồn lực để nhằm mục đích hoàn thiện các tiến trình sản xuất.
Ngược lại, các hệ thống thông tin quản lí sản xuất ở mức chiến lược được lập ra để nhằm mục đích trợ giúp tổ chức, doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược với sự ràng buộc một lượng lớn vốn và các nguồn lực khác trong một thời gian dài.