HỆ THỐNG THI TRỰC TUYẾN
THỂ LỆ CUỘC THI TRỰC TUYẾN
“Tìm hiểu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công”
I. NỘI DUNG CUỘC THI
1. Tên gọi: Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công”
2. Đối tượng dự thi:
– Khối tỉnh: Cán bộ, công chức, người lao động thuộc 100% các Sở, ban, ngành (đơn vị dự toán cấp I); Công ty TNHH Nhà nước MTV Xổ số Kiến thiết.
– Khối huyện: Cán bộ, công chức, người lao động thuộc 100% các phòng chuyên môn và Ban Tài chính các xã, phường, thị trấn.
– Khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
– Đối tượng không được tham gia dự thi: Thành viên Ban Tổ chức, Tổ thư ký giúp việc Cuộc thi.
3. Trách nhiệm của người dự thi:
Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân theo yêu cầu trên phần mềm khi dự thi và thực hiện đầy đủ các yêu cầu được quy định trong thể lệ Cuộc thi.
4. Nội dung cuộc thi: Người dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm với các kiến thức về cải cách hành chính trong nội dung các văn bản sau (Các văn bản liên quan đến Cuộc thi được đăng tải trên trang thông tin điện của Sở Tài chính “chuyên mục thi trực truyến”):
– Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2017, Luật Đấu giá Tài sản và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
– Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030;
– Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022;
– Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
– Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
– Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
– Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
– Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
– Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
– Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 của Chính phủ về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần;
– Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
– Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công;
– Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
– Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;
– Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
– Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của HĐND tỉnh Thái Nguyên vê ban hành quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Nguyên;
– Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh Thái Nguyên về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh ban hành quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Nguyên;
– Quyết định số 4020/QĐ-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên về Chương trình cải cách hành chính tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025;
– Quyết định số 793/QĐ-UBND ngày 15/4/2022 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 4 cho các sở, ban, ngành, địa phương năm 2022.
II. HÌNH THỨC, THỜI GIAN VÀ CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
1. Hình thức thi:
– Thi trắc nghiệm trực tuyến trên Trang thông tin điện tử Sở Tài chính.
2. Thời gian thi: Từ ngày 10/10/2022 đến ngày 22/10/2022, thi trong 02 tuần, cụ thể:
– Tuần thứ nhất, từ 08h30 ngày 10/10/2022 đến 16h30 ngày 15/10/2022, thời gian công bố kết quả thi của tuần thứ nhất từ 08h00 ngày 17/10/2022.
– Tuần thứ hai, từ 08h30 ngày 17/10/2022 đến 16h30 ngày 22/10/2022, thời gian công bố kết quả thi của tuần thứ hai từ 08h ngày 24/10/2022.
3. Hướng dẫn dự thi:
– Người dự thi sử dụng máy vi tính hoặc điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có kết nối Internet để tham gia cuộc thi.
– Người dự thi truy cập vào trang web http://sotaichinh.thainguyen.gov.vn, vào mục Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công”” và làm theo hướng dẫn dự thi.
– Hoặc quét mã Qrcode để dự thi:
– Cuộc thi có 02 đợt thi trong 02 tuần. Người tham dự thi được thi nhiều nhất 03 lần trong mỗi tuần. Mỗi lần thi bao gồm bài thi trắc nghiệm và 01 câu hỏi dự đoán chính xác hoặc gần nhất số người tham gia thi trong tuần. Bài thi trắc nghiệm gồm 10 câu hỏi, được chấm theo thang điểm 100, mỗi câu trắc nghiệm trả lời đúng được 10 điểm.
– Thời gian mỗi lần thi tối đa là 10 phút, hệ thống sẽ tự động ghi nhận kết quả và cập nhật. Mỗi câu hỏi có từ 3 đến 4 phương án trả lời, người tham dự thi chỉ được chọn một phương án trả lời đúng nhất.
– Kết thúc mỗi tuần thi, Ban Tổ chức sẽ công bố kết quả vào 08h00’ sáng ngày hôm sau của tuần kế tiếp. Giải tập thể công bố sau 03 ngày kết thúc Cuộc thi tuần thứ 2.
* Tại Trang chủ của Cuộc thi, người dự thi thực hiện các bước sau để tham gia thi:
Bước 1: Đăng ký tài khoản (khi chưa có tài khoản)
Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống với tài khoản đã đăng ký ở Bước 1
Bước 3: Chọn kỳ thi (xem được các thông tin của kỳ thi)
Bước 4: Nhấn vào nút “Tham gia vòng thi”.
Bước 5: Nhấn vào nút “Làm bài”
Bước 6: Đọc câu hỏi và chọn phương án trả lời.
Bước 7: Nhấn nút nộp bài (Yêu cầu phải trả lời câu hỏi phụ) và xác nhận nộp bài.
Lưu ý:
– Người dự thi đủ 3 lần Hệ thống sẽ lựa chọn 01 bài dự thi có kết quả cao nhất, trong số lần thi tuần của người tham gia thi để xét giải thưởng.
– Trường hợp người tham gia thi không bấm nút “NỘP BÀI” hoặc hết thời gian làm bài thi, Hệ thống tự động lưu kết quả bài thi.
– Mỗi cá nhân tham gia dự thi chỉ được đăng ký duy nhất 01 tài khoản dự thi và sử dụng tài khoản này cho tất cả các lần thi tiếp theo.
– Ban tổ chức không chịu trách nhiệm trong các trường hợp phát sinh khách quan do sự cố điện lưới, viễn thông, tác động mất kết nối truy cập Internet, ảnh hưởng đến kết quả trả lời câu hỏi của người tham gia Cuộc thi.
4. Cơ cấu giải thưởng:
4.1. Giải cá nhân:
* Giải cá nhân được xét theo từng tuần thi, mỗi tuần có 07 giải, gồm: 01 giải nhất; 02 giải nhì; 03 giải ba; 01 giải dự toán chính xác hoặc gần nhất số người tham gia dự thi trong tuần. Trị giá giải thưởng như sau:
– Giải Nhất: Trị giá 1.000.000 đồng.
– Giải Nhì: Trị giá 700.000 đồng.
– Giải Ba: Trị giá 500.000 đồng.
– Giải Dự đoán: Trị giá 500.000 đồng.
* Tiêu trí xét giải cá nhân tuần:
– Tiêu trí 1: Trả lời đúng các câu hỏi của Ban Tổ chức.
– Tiêu trí 2: Thời gian hoàn thành dự thi nhanh nhất.
– Tiêu trí 3: Dự đoán chính xác hoặc gần nhất số người tham gia dự thi trong tuần.
* Trường hợp số người tham gia dự thi có kết quả của cả 03 tiêu trí trên trùng nhau, thì Ban Tổ chức sẽ xét đồng giải thưởng.
4.2. Giải tập thể:
Giải tập thể được xét sau khi kết thúc 02 tuần thi, gồm: 01 giải nhất; 02 giải nhì; 03 giải Ba. Trị giá giải thưởng như sau:
– Giải Nhất: 2.000.000đ.
– Giải Nhì: 1.500.000đ.
– Giải Ba: 1.000.000đ.
* Tiêu trí xét giải tập thể thực hiện đầy đủ hai tuần thi:
– Tiêu chí 1: Tỷ lệ CBCC,VC,NLĐ tham gia dự thi trên tổng số CBCC,VC, NLĐ thuộc đối tượng dự thi của từng đơn vị.
– Tiêu chí 2: Điểm bình quân bài thi trắc nghiệm của các đối tượng tham gia dự thi của từng đơn vị.
– Tiêu chí 3: Thời gian hoàn thành bài thi trắc nghiệm bình quân của các đối tượng tham gia dự thi của từng đơn vị.
* Các đơn vị đủ điều kiện xét giải tập thể: Chậm nhất sau 03 ngày kể từ khi kết thúc vòng thi tuần thứ hai yêu cầu gửi văn bản xác nhận số biên chế năm 2022 gửi Ban Tổ chức cuộc thi (Sở Tài chính). Ban Tổ chức cuộc thi không xét giải tập thể đối với các đơn vị không có văn bản xác nhận số biên chế năm 2022 hoặc có nhưng quá thời hạn quy định trên.
* Trường hợp số người tham gia dự thi có kết quả của cả 03 tiêu trí trên trùng nhau, thì Ban Tổ chức sẽ xét đồng giải thưởng.
5. Công bố kết quả cuộc thi: Tổng kết Cuộc thi, Ban Tổ chức sẽ trao giải thưởng dự kiến vào tháng 11/2022, danh sách tập thể và cá nhân đạt giải được Ban Tổ chức thông báo đến đơn vị, cá nhân và công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở http://sotaichinh.thainguyen.gov.vn,
6. Trao, nhận giải Thưởng:
– Khi đến nhận giải thưởng: Đối với cá nhân đề nghị mang theo Chứng minh thư nhân dân (hoặc Thẻ căn cước công dân); đối với cơ quan, đơn vị yêu cầu có Giấy giới thiệu của cơ quan.
– Nơi trao giải: Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên địa chỉ: Số 16A đường Nha Trang, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
* Lưu ý: Trong trường hợp đơn vị, cá nhân không đến nhận giải sau 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả (mà không có lý do gửi Ban Tổ chức), Ban Tổ chức sẽ hủy giải thưởng.
III. VI PHẠM THỂ LỆ VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1. Ban Tổ chức không trao giải cho người dự thi trong trường hợp:
– Người dự thi sử dụng thông tin không đúng hoặc không có thật để đăng ký dự thi;
– Có hành vi vi phạm khác về đạo đức, thuần phong mĩ tục; làm ảnh hưởng đến tính nghiêm túc, công bằng, khách quan và an toàn thông tin của Cuộc thi.
– Có hành vi đăng tin sai lệch thể lệ thi hoặc xuyên tạc, phản ánh không đúng sự thật, Ban Tổ chức sẽ đề nghị cơ quan chức năng xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.
2. Giải quyết khiếu nại:
– Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày Ban Tổ chức công bố kết quả Cuộc thi, cá nhân, đơn vị, tổ chức có quyền khiếu nại về kết quả Cuộc thi. Sau thời hạn trên Ban Tổ chức cuộc thi sẽ không xem xét, giải quyết.
– Trong quá trình tổ chức cuộc thi, nếu có những vấn đề phát sinh ngoài quy định của Thể lệ này, Ban Tổ chức sẽ quyết định, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
Trên đây là Thể lệ cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công”.Trong quá trình diễn ra cuộc thi có khó khăn, vướng mắc đề nghị các tập thể, cá nhân liên hệ với Ban Tổ chức cuộc thi (qua Văn phòng Sở Tài chính) theo số điện thoại 0208.3855418 để được hỗ trợ./.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CUỘC THI TRỰC TUYẾN
“Tìm hiểu cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính công”
Câu 1: Tại Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 23/12/2021 về cải cách hành chính tỉnh Thái Nguyên năm 2022, đơn vị nào được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ: “Tiếp tục lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất năm 2022 theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công”?
a) Các Sở, ban, ngành, địa phương.
b) Sở Tài chính.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Câu 2: Tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, mục tiêu cải cách tài chính công đến năm 2030 là:
a) Hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ hệ thống pháp luật để thể chế hóa các chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021 – 2025.
c) Cả 2 đáp án a và b.
Câu 3: Nhiệm vụ cải cách tài chính công nào sau đây được quy định trong Chương trình cải cách hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025?
a) Chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình tự chủ hoàn toàn cả về chi đầu tư, chi thường xuyên.
b) Đến năm 2025, có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện, hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.
c) Cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức , viên chức các cấp, các ngành theo vị trí việc làm, khung năng lực bảo đảm.
Câu 4: Mục tiêu giải ngân vốn đầu tư tại Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022?
a) Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 đạt 95 – 100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.
b) Giải ngân 100% vốn ngân sách địa phương; Giải ngân tối thiểu 50% vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội được giao trong năm 2022.
c) Cả 2 đáp án a và b.
Câu 5: Theo quy định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính, nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp nào sau đây?
a) Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
c) Tháo dỡ hoặc lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định.
d) Cả 3 đáp án a, b, c
Câu 6: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như thế nào tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ?
a) Đơn vị sự nghiệp công phải trích khấu hao và tính hao mòn tài sản cố định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, số tiền trích khấu hao tài sản cố định được bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
b) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm căn cứ quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định quản lý tài chính tại Nghị định này để ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý.
c) Đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm quản lý, sử dụng và áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
d) Cả 3 đáp án a, b, c.
Câu 7: Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công của Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quy định tại Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên?
a) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản công khác là động sản giữa các cơ quan trực thuộc phạm vi quản lý (trừ tài sản công là Xe ô tô phục vụ công tác, xe ô tô chuyên dùng, xe máy chuyên dùng, ca nô, tàu, phà) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
b) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản công khác là động sản giữa các cơ quan trực thuộc phạm vi quản lý (trừ tài sản công là Xe ô tô phục vụ công tác, xe ô tô chuyên dùng, xe máy chuyên dùng, ca nô, tàu, phà) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản.
c) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản công khác là động sản giữa các cơ quan trực thuộc phạm vi quản lý (trừ tài sản công là Xe ô tô phục vụ công tác, xe ô tô chuyên dùng, xe máy chuyên dùng, ca nô, tàu, phà) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 300 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản.
Câu 8: Thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan đối với Thủ trưởng các sở, ban, ngành và tương đương được quy định như thế nào tại Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên?
a) Thủ trưởng các sở, ban, ngành và tương đương quyết định thuê các tài sản khác có giá trị một lần thuê từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng của cơ quan trực thuộc phạm vi quản lý; quyết định thuê các tài sản khác có giá trị một lần thuê dưới 300 triệu đồng của cơ quan mình.
b) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và tương đương quyết định thuê các tài sản công là động sản có giá trị một lần thuê từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng đối với cơ quan trực thuộc phạm vi quản lý và đối với cơ quan mình.
c) Cả 2 đáp án a và b.
Câu 9: Theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, tài sản công được hiểu là:
a) Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
b) Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước do nhân dân quản lý.
c) Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhân dân sở hữu và thống nhất quản lý.
Câu 10: Theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được hiểu là:
a) Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công là toàn bộ dữ liệu về tài sản công được cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
b) Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công là tập hợp các dữ liệu về tài sản công được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
c) Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công là tất cả các dữ liệu về tài sản công được khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
Câu 11: Thời điểm công khai tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ?
a) Thời điểm công khai chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày dự toán được phân bổ, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoàn thành việc đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công. Thời hạn công khai là 15 ngày.
b) Thời điểm công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày dự toán được phân bổ, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoàn thành việc đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công. Thời hạn công khai là 30 ngày.
c) Thời điểm công khai chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày dự toán được phân bổ, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoàn thành việc đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công. Thời hạn công khai là 30 ngày.
Câu 12: Các hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công?
a) Thu hồi; thanh lý; tiêu hủy; điều chuyển; bán
b) Sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao.
c) Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại; Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
d) Cả 3 đáp án a, b, c.
Câu 13: Đối tượng thực hiện sắp xếp lại xe ô tô quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017?
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội do Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động, ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước.
b) Doanh nghiệp nhà nước.
c) Công ty TNHH và Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
d) Đáp án a, b.
Câu 14: Theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, hình thức xử lý nhà, đất khi thực hiện sắp xếp lại như thế nào?
a) Giữ lại tiếp tục sử dụng; Thu hồi; Điều chuyển; Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Chuyển mục đích sử dụng đất; Chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý; Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng; Sử dụng nhà, đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao; Hình thức khác.
b) Cho thuê; thu hồi; điều chuyển; Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
c) Giữ lại tiếp tục sử dụng.
d) Cả 2 đáp án b, c.
Câu 15: Điều kiện để chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần nào sau đây được quy định tại Nghị định số 150/2020/NĐ-CP 25/12/2020 của Chính phủ?
a) Tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư hoặc tự đảm bảo được chi thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi; Có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
b) Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Thuộc danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ. Danh mục này không bao gồm các ngành, các lĩnh vực mà pháp luật chuyên ngành quy định không thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
d) Cả 3 đáp án a, b,c.
Câu 16: Tại Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 của Chính phủ quy định hình thức chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
a) Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
b) Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc vừa kết hợp bán một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
c) Cả 2 đáp án a và b.
Câu 17: Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ thời gian nào?
a) Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2022.
b) Kể từ ngày 16 tháng 9 năm 2022.
c) Kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2022.
Câu 18: Theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì nguồn tài chính của đơn vị nhóm 3 là:
a) Nguồn Ngân sách nhà nước; nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
b) Nguồn thu hoạt động sự nghiệp; Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
c) Nguồn vốn vay của đơn vị; nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật
d) Cả 3 đáp án a, b, c.
Câu 19: Nội dung mua sắm nào sau đây được quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính?
a) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
b) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ.
c) Cả 2 đáp án a và b.
d) Không có đáp án nào.
Câu 20: Nghị quyết nào sửa đổi, bổ sung một số điều ban hành kèm theo Nghị quyết số số 03/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên?
a) Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
b) Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
c) Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
Câu 21 : Luật Đấu giá Tài sản số 01/2016/QH14 ngày 17/11/2016 có hiệu lực từ thời gian nào?
a) Từ ngày 17/11/2016.
b) Từ ngày 01/7/2017.
c) Từ ngày 17/11/2017.
Câu 22: Theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 2) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện nào sau đây?
a) Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).
b) Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên.
c) Đơn vị tự đảm bảo chi 100% thường xuyên và tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Câu 23: Theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ, mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công được chia ra làm mấy nhóm?
a) 5 nhóm
b) 4 nhóm
c) 3 nhóm
d) Không nhóm nào
Câu 24: Các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ?
a) Giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế – dân số; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ.
b) Giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế – dân số; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác.
c) Văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác.
d) Tất cả các lĩnh vực do nhà nước quản lý.
Câu 25: Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nào sau đây được quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính?
a) Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền hoặc kế hoạch, danh Mục dự toán mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Tên gói thầu; giá gói thầu; nguồn vốn.
c) Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật giá.
d) Cả 3 đáp án a, b, c.
Câu 26: Theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ, trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích được hiểu như thế nào?
a) Là khoản hỗ trợ tài chính của ngân sách nhà nước theo mức cố định tính trên từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ công ích cho nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu có).
b) Là khoản cho vay tài chính từ ngân sách nhà nước theo mức cố định tính trên từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ công ích cho nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng.
c) Là khoản tiền được tạm ứng từ ngân sách nhà nước theo mức cố định tính trên từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ công ích cho nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng.
Câu 27: Phạm vi điều chỉnh được quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ?
a) Nghị định này quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
b) Nghị định này quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi đầu tư.
c) Nghị định này quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí được tài trợ, ủng hộ.
Câu 28: Tại Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế số tập trung ưu tiên chuyển đổi số trong các lĩnh vực nào sau đây?
a) Lĩnh vực Nông nghiệp; Tài nguyên môi trường; Giao thông; Công nghiệp; Du lịch.
b) Lĩnh vực Nông nghiệp; Giáo dục; Giao thông; Công nghiệp; Du lịch.
c) Lĩnh vực Nông nghiệp; Y tế; Giao thông; Công nghiệp; Tài nguyên môi trường.
Câu 29: Mục tiêu xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số nào sau đây được quy định tại Quyết định số 4020/QĐ-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên về Chương trình cải cách hành chính tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025?
a) 100% cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử được kết nối, chia sẻ với hệ thống của quốc gia.
b) 80% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của tỉnh.
c) 90% hệ thống báo cáo của các sở, ngành, địa phương được kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và quốc gia.
Câu 30: Theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu đến năm 2025 tối thiểu bao nhiêu % hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần?
a) 50%
b) 60%
c) 80%
d) 70%