Hệ thống tài chính là gì? Khái niệm về thị trường tài chính?
Thị trường tài chính là một thị trường trong đó mọi người và các thể chế có thể trao đổi các chứng khoán tài chính, các hàng hóa, và các món giá trị có thể thay thế khác với chi phí giao dịch thấp và tại các giá cả phản ánh cung và cầu.
Mục Lục
1. Hệ thống tài chính là gì?
Hệ thống tài chính (Financial system) là mạng lưới (hệ thống) các trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, tổ chức tiết kiệm và cho vay, bảo hiểm) và thị trường tài chính (thị trường cổ phiếu, trái phiếu) mà ở đó diễn ra việc tham gia giao dịch, mua bán nhiều loại công cụ tài chính khác nhau (tiền gửi ngân hàng, tín phiếu kho bạc, cổ phiếu, trái phiếu) có liên quan đến việc chuyển tiền, vay và cho vay vốn (tài trợ tín dụng). Hệ thống tài chính hoạt động ở cấp quốc gia và toàn cầu. Hệ thống tài chính nói chung bao gồm các dịch vụ, thị trường và thể chế tài chính phức tạp, có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm cung cấp mối liên kết hiệu quả, tối ưu và thường xuyên giữa các nhà đầu tư và người gửi tiền.
Nói cách khác, hệ thống tài chính có thể được biết đến là nơi tồn tại của việc trao đổi phương tiện tài chính (tiền tệ) trong khi có sự phân bổ lại vốn (cơ cấu dòng vốn) vào các khu vực cần thiết (thị trường tài chính, doanh nghiệp kinh doanh, ngân hàng) để tận dụng tiềm năng của lý tưởng của tiền tệ và việc luân chuyển, sử dụng để nhận được lợi ích từ chúng. Toàn bộ cơ chế này được gọi là hệ thống tài chính. Các trung gian tài chính và thị trường tài chính đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế với tư cách tổ chức trung gian trong quá trình chuyển các khoản tiết kiệm và nguồn vốn khác tới tay người vay. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của chúng là điều hòa các yêu cầu khác nhau của người tiết kiệm và người đầu tư, qua đó tạo ra mức tiết kiệm và đầu tư cao hơn trường hợp không có chúng.
2. Thành phần của hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính bao gồm các thành phần chính như:
- Tài chính công (gồm ngân sách nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách).
- Tài chính doanh nghiệp.
- Thị trường tài chính (gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn).
- Tài chính quốc tế (ví dụ như các trung tâm tài chính).
- Tài chính hộ gia đình, tài chính cá nhân.
- Tài chính các tổ chức xã hội.
- Tài chính trung gian (bao gồm tín dụng, bảo hiểm).
3. Thị trường tài chính là gì?
Thị trường tài chính là một thị trường trong đó mọi người và các thể chế có thể trao đổi các chứng khoán tài chính, các hàng hóa, và các món giá trị có thể thay thế khác với chi phí giao dịch thấp và tại các giá cả phản ánh cung và cầu. Các chứng khoán bao gồm cổ phiếu và trái phiếu, và các hàng hóa bao gồm kim loại quý hoặc hàng hóa nông nghiệp.
4. Khái quát về thị trường tài chính
Có cả các thị trường nói chung (trong đó nhiều hàng hóa được giao dịch) và các thị trường chuyên ngành (trong đó chỉ có một hàng hóa được giao dịch). Thị trường làm việc bằng cách đặt nhiều người mua và người bán quan tâm, trong đó có các hộ gia đình, các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ, trong một “nơi”, do đó làm cho họ tìm thấy nhau dễ dàng hơn. Một nền kinh tế chủ yếu dựa vào các tương tác giữa người mua và người bán để phân bổ nguồn lực được gọi là một nền kinh tế thị trường tương phản với một kinh tế kế hoạch hay một nền kinh tế phi thị trường chẳng hạn như một nền kinh tế quà tặng.
Trong tài chính, thị trường tài chính tạo điều kiện:
- Việc nâng vốn (trong các thị trường vốn)
- Việc chuyển giao rủi ro (trong các thị trường phái sinh)
- Phát hiện giá
- Các nghiệp vụ toàn cầu với hội nhập của các thị trường tài chính
- Việc chuyển giao tính thanh khoản (trong các thị trường tiền tệ)
- Thương mại quốc tế (trong các thị trường tiền tệ)
– và được sử dụng để phù hợp những người muốn có vốn với những người có vốn.
Thường một người vay phát hành một biên nhận cho người cho vay và hứa sẽ trả lại vốn. Các biên nhận này là các chứng khoán có thể được mua hoặc bán tự do. Đổi lại việc cho vay tiền cho người vay, người cho vay sẽ mong đợi một số bồi thường theo hình thức lãi vay hay cổ tức. Hoàn vốn đầu tư này là một phần cần thiết của thị trường để đảm bảo các nguồn tiền được cung cấp cho họ. Thị trường tài chính giúp vay vốn trong dân cư và ở nước ngoài dễ dàng hơn để giải quyết bội chi, không cần phát hành tiền nên lạm phát sẽ giảm.
5. Cấu trúc của thị trường tài chính
Đến đây chúng ta đã hiểu chức năng của thị trường tài chính, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn cấu trúc của nó. Tiếp theo là một vài phân loại khác nhau, mỗi phân loại minh họa những đặc điểm cốt lõi của thị trường này.
5.1. Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần
Có hai cách để một doanh nghiệp hay một cá nhân có thể vay vốn trong một thị trường tài chính. Phương pháp chung nhất là đưa ra một công cụ vay nợ, ví dụ một trái khoán hay một món vay thế chấp, chúng là sự thỏa thuận có tính chất hợp đồng, trong đó người vay thanh toán cho người giữ công cụ một khoản tiền cố định trong những khoảng thời gian đều đặn (thanh toán lãi) cho tới một thời điểm qui định trước (ngày đáo hạn) là lúc đợt thanh toán cuối cùng được thực hiện. Kỳ hạn của một công cụ nợ là thời gian tính tới ngày kết thúc của công cụ. Một công cụ vay nợ là ngắn hạn nếu kỳ hạn thanh toán của nó là 1 năm hay ít hơn và là dài hạn nếu kỳ hạn thanh toán của nó là 10 năm hoặc lâu hơn. Công cụ vay nợ có kỳ hạn thanh toán giữa 1 và 10 năm được gọi là trung hạn.
Phương pháp thứ hai để vay vốn là phát hành những cổ phần ví dụ như cổ phiếu thường. Chúng là những quyền được đòi chia phần trong thu nhập ròng (sau khi trừ chi phí và thuế) và tài sản của một hãng kinh doanh. Nếu bạn sở hữu một cổ phần trong một công ty đã phát hành 1 triệu cổ phần, thì bạn được quyền có 1 phần triệu của thu nhập ròng của công ty và 1 phần triệu tài sản của công ty. Cổ đông thường được thanh toán định kỳ (lãi cổ phần) và những cổ phần vốn đó được coi là những chứng khoán dài hạn vì chúng không có ngày đáo hạn. Điều bất tiện chính của việc sở hữu những cổ phần vốn của một công ty khác với cho công ty vay một món nợ là ở chỗ một cổ đông là một người có quyền đòi hưởng sau cùng, tức là công ty phải thanh toán cho tất cả những chủ nợ trước khi thanh toán cho những cổ đông của công ty. Lợi ích của việc giữ các cổ phần vốn là ở chỗ cổ đông được hưởng lợi trực tiếp do lợi nhuận và hoặc giá trị tài sản của công ty tăng lên vì các cổ phần vốn ban quyền chủ sở hữu cho những cổ đông. Những chủ nợ sẽ không chia phần các món lợi nhuận này vì các khoản thanh toán tiền của họ đã cố định. Chúng ta sẽ xem xét những thuận lợi và trở ngại của công cụ vay nợ so với công cụ cổ phần vốn một cách chi tiết hơn khi chúng ta tới Chương 8, chương này cung cấp một phân tích kinh tế về cấu trúc tài chính. Tổng giá trị của cổ phần ở Mỹ nói chung dao động giữa một ngàn và năm ngàn tỉ đô-la trong 20 năm qua, tùy theo giá cổ phần. Mặc dù một người trung lưu chú ý nhiều đến thị trường cổ phiếu hơn là bất kỳ thị trường tài chính nào khác, tầm cỡ của thị trường vay nợ vượt xa tầm cỡ thị trường cổ phiếu : Giá trị của các công cụ nợ (11,1 ngàn tỉ đô-la vào cuối năm 1990) cao gấp hơn 2 lần so với giá trị của cổ phần vốn (4,2 ngàn tỉ đô-la vào cuối năm 1990).
5.2. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Thị trường sơ cấp là một thị trường tài chính trong đó những phát hành mới của một chứng khoán như một trái phiếu hoặc một cổ phiếu được người vay vốn (ví dụ như một công ty hay chính phủ) bán cho người đầu tiên mua nó. Thị trường thứ cấp là thị trường tài chính trong đó những chứng khoán đã được phát hành từ trước (nghĩa là đã qua mua bán) có thể được bán lại. Thị trường sơ cấp của chứng khoán là loại thị trường mà công chúng không biết rõ bởi vì việc bán các chứng khoán cho người đầu tiên mua nó diễn ra trong phòng kín. Sở giao dịch chứng khoán Mỹ và New York (The New York & American Stock Exchanges), trong đó những cổ phiếu đã phát hành từ trước được đem ra mua bán, là một ví dụ quen biết nhất về thị trường thứ cấp. Tuy thế, những thị trường trái phiếu (bond markets), trong đó những trái phiếu do những công ty lớn và chính phủ phát hành từ trước được mua và bán, thực tế có khối lượng mua bán lớn hơn. Những ví dụ khác của thị trường thứ cấp là các thị trường hối đoái, thị trường hợp đồng tương lai (future markets) là thị trường quyền chọn. Khi một cá nhân mua một chứng khoán ở thị trường thứ cấp thì cá nhân – người vừa bán nó nhận được tiền bán, nhưng công ty – người đã phát hành chứng khoán, không thu được tiền nữa. Một công ty thu được vốn mới chỉ khi những chứng khoán của nó được bán lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp thực hiện hai chức năng:
Thứ nhất, nó tạo dễ dàng để bán những công cụ tài chính này nhằm thu tiền mặt, tức là nó làm tăng tính thanh khoản cho những công cụ tài chính này. Tính thanh khoản tăng lên của những công cụ này khiến chúng được ưa chuộng hơn và như thế làm cho công ty phát hành bán chúng một cách dễ dàng hơn ở thị trường sơ cấp.
Thứ hai, thị trường thứ cấp xác định giá của mỗi chứng khoán mà công ty phát hành bán ở thị trường sơ cấp. Những tổ chức mua các chứng khoán ở thị trường sơ cấp sẽ chỉ thanh toán cho công ty phát hành với giá mà họ cho rằng thị trường thứ cấp sẽ chấp nhận cho chứng khoán này.
Giá chứng khoán ở thị trường thứ cấp càng cao thì giá mà một công ty phát hành sẽ nhận được cho các chứng khoán của mình ở thị trường sơ cấp sẽ càng cao và vì vậy, công ty phát hành nhận được tổng vốn đầu tư cao hơn. Những điều kiện trong thị trường sơ cấp do vậy là thích hợp nhất cho công ty phát hành các chứng khoán. Chính vì lý do này mà những cuốn sách tương tự sách này, khi nghiên cứu thị trường tài chính, tập trung vào phương thức diễn biến của các thị trường thứ cấp nhiều hơn là các thị trường sơ cấp. Các sở giao dịch và thị trường phi tập trung Thị trường thứ cấp có thể được tổ chức theo hai cách. Thứ nhất là tổ chức ra các sở giao dịch, ở đó người mua và người bán (hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một vị trí trung tâm để tiến hành buôn bán. Thị trường Giao dịch chứng khoán Mỹ và New York là nơi dành cho cổ phiếu và Sở giao dịch thương mại Chicago dành cho hàng hóa (lúa mì, ngô, bạc…). Đó là những ví dụ về giao dịch có tổ chức. Một phương pháp khác để tổ chức một thị trường thứ cấp là có một thị trường phi tập trung (Over-the-Counter Market), trong đó các nhà tự doanh chứng khoán tại các địa điểm khác nhau có một danh mục chứng khoán và đứng ra sẵn sàng mua và bán chứng khoán theo kiểu mua bán thẳng cho bất kỳ ai đến với họ và có ý định chấp nhận giá của họ. Do những nhà tự doanh tiếp xúc với nhau qua máy tính và biết mức giá mà người này đặt ra cho người kia, thị trường theo kiểu này có tính cạnh tranh cao và không khác nhiều so với thị trường với trung tâm giao dịch có tổ chức nói trên. Nhiều cổ phiếu được mua bán thẳng mặc dù những công ty lớn thường niêm yết những cổ phần của họ ở các sở giao dịch chứng khoán có tổ chức như Thị trường chứng khoán New York. Mặt khác, Thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ, với một lượng mua bán lớn hơn ở New York, được lập ra theo phương thức thị trường phi tập trung. Khoảng 40 nhà tự doanh chứng khoán lập ra một “thị trường” cho các chứng khoán này bằng cách đứng ra sẵn sàng mua và bán trái phiếu của chính phủ Mỹ. Những thị trường phi tập trung khác gồm các thị trường mua bán chứng chỉ tiền gửi có thể bán lại được, thị trường vay liên ngân hàng, thị trường mua bán hối phiếu được ngân hàng chấp nhận, và thị trường ngoại hối. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn Cách khác để phân biệt giữa các loại thị trường là dựa trên cơ sở kỳ hạn của những chứng khoán được mua bán trên thị trường đó. Thị trường tiền tệ là một thị trường tài chính trog đó chỉ có những công cụ nợ ngắn hạn (kỳ hạn thanh toán dưới 1 năm) được mua bán, còn thị trường vốn là thị trường trong đó những công cụ vay nợ dài hạn hơn (kỳ hạn thanh toán trên 1 năm) và cổ phiếu được mua bán. Những chứng khoán của thị trường tiền tệ thường được mua bán rộng rãi hơn so với những chứng khoán dài hạn và như vậy có tính thanh khoản cao hơn. Ngoài ra, chúng ta sẽ thấy ở Chương 4, những chứng khoán ngắn hạn có dao động giá nhỏ hơn so với các chứng khoán dài hạn, từ đó khiến cho chúng là những khoản đầu tư an toàn hơn. Vì vậy, các công ty và các ngân hàng hiện nay dùng thị trường này để thu lãi từ vốn dư thừa mà họ mong đợi có được chỉ một cách nhất thời. Các chứng khoán ở thị trường vốn như những cổ phiếu và trái phiếu dài hạn thường do những tổ chức trung gian tài chính, như các công ty bảo hiểm và quỹ lương hưu.