Hệ thống sản xuất (Production system) trong doanh nghiệp là gì?

Hệ thống sản xuất (tiếng Anh: Production system) của doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất, sự phân bố về không gian và mối quan hệ sản xuất – kĩ thuật giữa chúng với nhau.

03-09-2019

03-09-2019

03-09-2019

03-09-2019

03-09-2019

system_integration

Hình minh hoạ (Nguồn: magikminds)

Hệ thống sản xuất

Khái niệm

Hệ thống sản xuất trong tiếng Anh được gọi là production system.

Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất, sự phân bố về không gian và mối quan hệ sản xuất – kĩ thuật giữa chúng với nhau.

Chính là cơ sở vật chất – kĩ thuật của doanh nghiệp, là cơ sở để tổ chức quá trình sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp.

Thực chất: Xác định hệ thống sản xuất của doanh nghiệp chính là xác định.

– Các bộ phận sản xuất, phục vụ sản xuất

– Tỉ trọng của mỗi bộ phận

– Mối liên hệ sản xuất giữa chúng

– Sự bố trí cụ thể các bộ phận đó trong một không gian nhất định

Các yêu cầu chủ yếu khi thiết kế hệ thống sản xuất là đảm bảo tính chuyên môn hóa cao nhất có thể, tính linh hoạt cần thiết, tính cân đối cần thiết ngay từ khâu thiết kế và phải tạo điều kiện gắn trực tiếp hoạt động quản trị với hoạt động sản xuất.

Khi thiết kế hệ thống sản xuất cần có các lựa chọn cần thiết sau: địa điểm, qui mô, nguyên tắc xây dựng, số cấp và số bộ phận sản xuất, kho tàng và vận chuyển.

Các yêu cầu của hệ thống sản xuất

Các yêu cầu cơ bản cụ thể như sau:

– Đảm bảo tính chuyên môn hóa cao nhất có thể

Theo quan điểm truyền thống: chuyên môn hóa cao nhất: tuyệt đối hóa ưu điểm của chuyên môn hóa

Theo quan điểm hiện đại: chuyên môn hóa ngoài ưu điểm, lại dẫn đến chia cắt quá trình

– Đảm bảo tính linh hoạt cần thiết

Chú ý:

Tính linh hoạt và chuyên môn hóa là hai phạm trù mâu thuẫn nhau

Giải quyết mâu thuẫn này tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, qui mô của từng doanh nghiệp

– Đảm bảo tính cân đối cần thiết ngay từ khâu thiết kế

Cân đối giữa nhiệm vụ sản xuất với các nguồn lực đầu vào

Cân đối giữa bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất

Cân đối giữa sản xuất chính, sản xuất phụ và sản xuất phù trợ

Cân đối giữa các bộ phận cấu thành của sản xuất chính, sản xuất phụ và sản xuất phù trợ

– Phải tạo điều kiện gắn trực tiếp hoạt động quản trị và hoạt động sản xuất

Phải tính toán, bố trí các bộ phận sản xuất phù trợ với công nghệ chế tạo trong một giới hạn không gian cần thiết

Tạo điều kiện cho các hoạt động quản trị diễn ra thuận lợi nhất

Đảm bảo sự quan sát, kiểm tra trực tiếp và thường xuyên hoạt động của dây chuyền sản xuất

(Tài liệu tham khảo: Tạo lập doanh nghiệp, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi