Hệ thống nội tiết và các tuyến quan trọng trong cơ thể con người

Hệ thống nội tiết và các tuyến quan trọng trong cơ thể con người

Ngày đăng: 04/03/2023 12:53 PM

Hệ thống nội tiết là gì? 

Hệ thống nội tiết được biết là một mạng lưới chứa các tuyến trong cơ thể để tạo ra các hormone giúp tế bào liên kết với nhau. Hệ thống này đóng vai trò rất quan trọng đối với hầu hết tế bào, cơ quan và các chức năng trong cơ thể. Nó tương tự hệ thần kinh ở chỗ đóng vai trò rất mật thiết trong việc kiểm soát và điều chỉnh các chức năng của cơ thể. Còn điểm khác biết là hệ thần kinh sử dụng các xung thần kinh và dẫn truyền thần kinh để “giao tiếp” thì hệ thống nội tiết sẽ sử dụng hormone.

Hệ thống nội tiết trong cơ thể con người

Hệ thống nội tiết trong cơ thể con người sẽ bao gồm tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến cận giáp, tuyến tuỵ, tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới. Các bộ phận này sẽ sản xuất hormone để kiểm soát tâm trạng, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, trao đổi chất giữa các cơ quan và sinh sản. Kiểm soát cách thức giải phóng hormone, gửi hormomne đến máu để chúng có thể di chuyển đến toàn bộ cơ thể.

Có thể nói, hệ thống nội tiết rất quan trọng để cân bằng các hoạt động sống trong cơ thể. Nếu có vấn đề gì với hệ thống nội tiết, cơ thể có thể gặp nhiều tình trạng không tốt trong giai đoạn dậy thì, mang thai, hay căng thẳng, dễ dàng tăng cân, xương yếu, thiếu năng lượng vì có quá nhiều đường trong máu thay vì di chuyển đến các tế bào cần năng lượng.

Các tuyến trong hệ thống nội tiết

Trong hệ thống nội tiết gồm các tuyến chính như sau: Vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến cận giáp, tuyến tùng, buồng trứng phụ nữ và tinh hoàn của đàn ông. 

Vùng dưới đồi

Nằm ở phần dưới trung tâm của não, phần não này rất quan trọng trong việc điều hoà cảm giác của con người, trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể. Nó sẽ tiết ra các hormone kích thích hay ức chế sự giải phóng hormone trong tuyến yên. 

Trong các hormone được giải phóng thì các hormone sẽ đi vào động mạch (hệ thống tiếp nhận thông tin sinh lý) và di chuyển trực tiếp đến tuyến yên, những hormone này giải phóng sẽ là báo hiệu sự tiết ra của các hormone kích thích. Cạnh đó, vùng dưới đồi sẽ tiết ra hormone gọi là somatostatin khiến tuyến yên ngưng tiết hormone tăng trưởng.

Vùng dưới đồi

Tuyến yên

Nằm ở đáy não dưới vùng dưới đồng và có kích thước nhỏ hơn hạt đậu. Tuy nhiên lại được coi là phần quan trọng trong hệ thống nội tiết vì nơi đây tạo ra các hormone kiểm soát nhiều chức năng của hệ thống nội tiết. Khi tuyến yên không sản xuất một hay nhiều hormone hay sản xuất với số lượng quá ít sẽ gây ra tình trạng suy tuyến yên.

Tuyến yên được chia thành 2 phần: thuỳ trước và thuỳ sau. Trong đó, thuỳ trước sản sinh ra hormone được điều chỉnh ở vùng dưới đồi 

Trong tuyến yên sẽ tồn tại Hormone tăng trưởng: Hormone này kích thích sự phát triển của xương và mô. Thiếu hormone tăng trưởng ở người trưởng thành sẽ gây ra các vấn đề duy trì lượng mỡ trong cơ thể và khối lượng xương, cơ. Ngoài ra, có cũng có liên quan đến trạng thái cảm xúc.

Thực tế, Hormone do tuyến yên tiết ra thực sự được sản xuất trong não và được đưa đến tuyến yên qua các dây thần kinh, tất cả sẽ được giữ bên trong tuyến yên.

Tuyến Yên

Tuyến giáp

Nằm ở phần dưới phía trước cổ, tuyến giáp chịu trách nhiệm sản xuất hormone tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất trong cơ thể. Cạnh đó, nó cũng đóng vai trò trong sự tăng trưởng và sự phát triển của xương, hệ thần kinh của trẻ nhỏ. 

Tuyến yên sẽ kiểm soát sự giải phóng hormone tuyến giáp đồng thời duy trì huyếp áp bình thường nhịp tim, tiêu hoá, trượt lực cơ và chức năng sinh sản.

Tuyến giáp và tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp là hai cặp tuyến nhỏ được lồng vào bề mặt tuyến giáp. Nó sẽ giúp giải phóng hormone tuyến cận giáp và điều chỉnh nồng độ canxi trong máu và chuyển hoá xương.

Tuyến thượng thận

Có hai tuyến thượng thận là các tuyến hình tam giác nằm trên đỉnh của hai quả thận. Tuyến thượng thận được tạo từ 2 phần: phần bên ngoài là vỏ thượng thận và phần bên trong là tuỷ thượng thận.

Phần vỏ thượng thận sẽ sản xuất hormone corticosteroid giúp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể, cân bằng muối, nước trong người, hệ thống miễn dịch và chức năng tình dục. Tuỷ thượng thận sẽ sản sinh hormone catecholamine (như adrenaline). Các hormone này giúp cơ thể đối phó căng thẳng về thể chất và tinh thần bằng việc tăng nhịp tim và huyết áp. 

Tuyến thượng thận

Tuyến tùng

Nằm sâu bên trong trung tâm bộ não. Tuyến tùng giúp điều chỉnh một số hormone, trong đó có melatonin – hormone điều chỉnh giấc ngủ và đưa cơ thể vào đúng nhịp sinh học. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò trong việc điều hoà nội tiết tố ở nữ giới, có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản.

Tuyến tuỵ

Là cơ quan dài và phẳng nằm bên trong bụng, được tạo từ hai tuyến ngoại tiết và nội tiết. Tuyến tuỵ được bao quanh bởi ruột non, dạ dày, gan, túi mật và lá lách.

Tuyến tuỵ sẽ giúp việc chuyển đổi thức ăn thành năng lượng cho các tế bào bên trong cơ thể. Nó sản xuất các enzyme tiêu hoá giải phóng vào ruột để tiêu hoá thức ăn, kiểm soát hormone insulin và glucagon thích hợp trong máu và tế bào. Nếu cơ thể không tạo ra insulin sẽ gây nên bệnh tiểu đường type 1, nếu tuyến tuỵ có tạo nên insulin nhưng không đủ dùng cho toàn cơ thể sẽ tạo ra tiểu đường type 2.

Tuyến tuỵ

Tuyến ức

Tạo ra các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho T chống nhiễm trùng và rất quan trọng cho hệ miễn dịch của bé nhỏ. Tuyến ức sẽ co lại sau tuổi dậy thì

Tuyến ức

Buồng trứng ở nữ giới

Là nơi tạo ra estrogen và progesterone, các hormone này sẽ giúp phát triển ngực của phụ nữ, điều hoà chu kỳ kinh nguyệt và giúp mang thai.

Tinh hoàn ở nam giới

Tạo ra testosterone giúp mọc lông mặt và cơ thể ở tuổi dậy thì, nó sẽ cho biết bộ phận sinh dục phát triển lớn hơn và tạo ra tinh trùng.

Tinh hoàn ở nam giới

Vai trò quan trọng của hệ thống nội tiết

Như đã biết, hệ thống nội tiết rất quan trọng trong cơ thể, nó sẽ chịu trách nhiệm chính điều chỉnh một loạt chức năng của cơ thể thông qua việc giải phóng hormone. Hormone tạo ra bởi các tuyến nội tiết, đi qua máu và các tế bào bên trong. 

Hệ thống nội tiết do được tạo thành từ các tuyến sản xuất và tiết ra hormone trong cơ thể nên có thể điều chỉnh hoạt động của các tế bào hoặc các cơ quan. Hormone được xem là sứ giả hoá học được tạo ra bởi cơ thể, có tác dụng chuyển thông tin từ một tập hợp tế bào khác nhau để phối hợp các chức năng của các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Những hormone điều chỉnh sự tăng trưởng, trao đổi chất của cơ thể và sự phát triển của chức năng tình dục.

Hệ thống nội tiết

Hệ thống nội tiết được điều chỉnh bởi sự phản hồi theo cách tương tự như bộ điều chỉnh nhiệt trong phòng điều hoà. Đối với các hormone được điều hoà bởi tuyến yên, tín hiệu được gửi tới vùng dưới đồi rồi đến tuyến yên dưới dạng “hormone giải phóng”, kích thích tuyến yên tạo ra “hormone kích thích” vào hệ tuần hoàn.

Hormone kích thích báo hiệu cho tuyến đích tiết ra hormone của nó. Khi mức độ tăng lên trong hệ tuần hoàn, vùng dưới đồi và tuyến yên sẽ ngừng sản sinh ra hormone giải phóng và hormone kích thích, từ đó làm chậm sự tiết ra của tuyến đích. Hệ thống này sẽ tạo nên sự ổn định của hormone trong máu và được cân bằng bởi tuyến yên. 

Tìm hiểu các hormone có trong hệ thống nội tiết

Trong hệ thống nội tiết, hormone được xem là thông tin để truyền đi đến các cơ quan và các mô trên khắp cơ thể. sau khi được giải phóng vào máu, chúng sẽ di chuyển đến các cơ quan hoặc mô đíhc, nơi có các thụ thể nhận biết và phản ứng với hormone.

Tuyến thượng thận

Adrenaline: Giúp tăng huyết áp, nhịp tim và chuyển hoá khi cơ thể stress

Aldosterone: GIúp cân bằng lượng nước và muối trong cơ thể

Dehydroepiandrosterone sulfate (DHEA): Sản xuất mùi cơ thể và sự phát triển của lông (tuổi dậy thì)

Cortisol: Có vai trò trong phản ứng căng thẳng 

Tuyến yên

Oxytocin: Cho con bú, sinh con và giúp liên kết giữa mẹ và con

Hormone kích thích tuyến giáp (TSH): GIúp tuyến giáp sản sinh hormone tuyến giáp (nếu thiếu hoặc khiếm khuyết ở tuyến yên hoặc chính tuyến giáp được gọi là suy giáp).

Hormone kích thích hoàng thể Hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH): Hormone sẽ kiểm soát chức năng tình dục và sản xuất ra các steroid sinh dục, estrogen và progesterone của nữ giới hay testosterone của nam giới.

Prolactin: Kích thích sản xuất sữa cho người phụ nữ

Hormone giãn niệu: Kiểm soát mất nước của thận

Hormone Adrenocorticotropin (ACTH): Giúp kích thích tuyến thượng thận sản xuất một số hormone steroid liên quan.

Tuyến yên có vai trò gì đối với cơ thể

Tuyến tuỵ

Insulin: Làm giảm lượng đường trong máu 

Glucagon: Làm tăng mức đường huyết

Tuyến giáp

Hormone tuyến giáp: Kiểm soát một vài chức năng của cơ thể, trong đó có tốc độ trao đổi chất và năng lượng

Tuyến tùng

Melatonin: Kiểm soát nhịp điệu sinh học của cơ thể, chu kỳ ngủ và thức

Buồng trứng/tinh hoàn

Testosterone: Hình thành nên ham muốn tình dục ở nam giới và nữ giới, phát triển các đặc điểm của giới tính nam. Ngoài ra, hormone này còn có trong tuyến thượng thận

Progesterone: Giúp cơ thể chuẩn bị mang thai khi trứng được thụ tinh

Estrogen: Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt, duy trì thai kỳ và phát triển các đặc điểm của giới tính nữ

Hệ thống nội tiết có thể gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ

Đến tuổi lão hoá, hệ thống nội tiết sẽ giảm đi khả năng và gây ra một số bệnh là điều tự nhiên. Nó xảy ra do sự trao đổi chất trong cơ thể chậm lại, gây ra một vài hiện tượng cho sức khoẻ mặc dù không có bất cứ thay đổi nào trong lối sống hay sinh hoạt. 

Sự thay đổi của hệ thống nội tiết sẽ khiến chung ta dễ mắc bệnh tim, huyết áp, loãng xương, tiểu đường type 2 khi lớn tuổi. Các yếu tố như tuổi tác, căng thẳng, nhiễm trùng và tiếp xúc với hoá chất thường xuyên có thể gây rối loạn với các bộ phận của hệ thống nội tiết. Ngoài ra, do tác nhân duy truyền hay thói quen, lối sống hàng ngày có thể làm tăng khả năng mắc chứng rối loạn nội tiết như tiểu đường, suy giáp, loãng xương.

Cạnh đó, quá trình lão hoá ảnh hưởng đến các tuyến trong hệ thống nội tiết. Khi tuổi càng cao, tuyến yên trong não vẫn có thể cung cáp đủ tín hiệu nội tiếng cho sự vận động liên tục của cơ thể, nhưng nó sẽ chậm đi, nhỏ hơn và hoạt động không đủ tốt. Phần lớn là những thay đổi từ sản xuất và tiết hormone, chuyển hoá hormone, nồng độ hormone lưu thông trong máu …

Hơn hết, nếu có một cuộc sống căng thẳng về mặt thể chất sẽ kích hoạt phản ứng. Phản ứng này rất phức tạp và gây ảnh hưởng đến chức năng tim, gan, thận và hệ thống nội tiết. Và để cơ thể phản ứng, đối phó với căng thẳng thể chất, tuyến thượng thận phải tạo ra rất nhiều cortisol. Nếu tuyến thượng thận tiết ra không đủ, có thể gây đột quỵ, đe doạ đến tính mạng. Những yếu tố gây ra phản ứng căng thẳng mạnh có thể kể đến: Chấn thương, bệnh nặng, nhiễm trùng, quá nóng hay quá lạnh, phản ứng dị ứng, quá trình phẩu thuật…. Còn các loại căng thẳng khác về mặt tình cảm, xã hội, kinh tế … thường ít sản xuất cortisol ở mức độ cao. 

Các bệnh thường gặp do rối loạn hệ thống nội tiết (suy hệ thống nội tiết)

Suy tuyến sinh dục

Bệnh này bao gồm tinh hoàn và buồng trứng. Ở nam giới, suy sinh dục nam là bệnh khá phổ biến, có tới 52% đàn ông ở độ tuổi 40-70 dính bệnh. Bệnh này khiến nam giới không cương hay xuất tinh như bình thường, gây nhạy cảm đầu bộ phận sinh dục, bộ phận sinh dục nhỏ đi, tinh hoàn nhỏ đi hoặc gây lãnh cảm với chuyện giường chiếu.

Ở nữ giới, suy sinh dục nữ là hội chứng phức tạp, liên quan đến nhiều nội tiết tố sinh dục. Trong đó, việc suy giảm hormone estrogen là yếu tố quyết định, xuất hiện ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Việc này khiến người phụ nữ giảm ham muốn, khô âm đạo, khó đạt khoái cảm, rối loạn rụng trứng và vô sinh. Ngoài ra, nó còn kèm theo những hiệu ứng phụ như giảm khả năng bền bỉ, mất ngủ, khó ngủ, dễ cáu gắt, giảm trí nhớ, choáng váng, béo bụng và thắt lưng, đau đầu, căng tức ngực, rối loạn vân mạch, trầm cảm, tóc mỏng, loãng xương…

Bệnh tiểu đường

Đây là nhóm bệnh rối loạn chuyển hoá cacbonhydrat khi hormone insulin của tuyến tuỵ không sản xuất đủ hoặc cơ thể giảm khả năng phản ứng với tác dụng của insulin (đề kháng insulin). Ở giai đoạn đầu, tiểu đường khiến người bệnh đi tiểu nhiều, tiểu đêm khiến cơ thể thiếu nước. Các biến chứng rất nguy hiểm như suy thận, giảm ham muốn, tai biến, nhối máu cơ tim, huỷ hoại tứ chi, mù mắt…. Theo nghiên cứu, nam giới bệnh tiểu đường dễ chuyển sang ung thư cao hơn 19% với nhóm không bệnh, so với nữ giới tới 27%.

Viêm tuyến giáp 

Trong hệ thống nội tiết, tuyến giáp là một tuyến nội tiết rất quan trọng và khá lớn trong cơ thể. Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, khoảng 10-20gram hình dạng như con bướm, ngang hàng với các đốt xương sống C5 – T1, phía trước có lớp da và cơ thịt, phía sau giáp khí quản. Viêm tuyến giáp sẽ là bệnh tổn thương tuyến giáp do nhiễm vi khuẩn, vi rút, dị ứng thuốc hay miễn dịch… Bệnh gây ra tình trạng suy giáp, cường giáp

Có nhiều loại viêm tuyến giáp, phổ biến là viêm tuyến giáp mạn tính, cấp và bán cấp. Trong đó:

Viêm tuyến giáp mãn tính: Là loại thường gặp và nguyên nhân gây ra suy giáp, nó xảy ra do rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch

Viêm tuyến giáp cấp: Hay còn gọi là viêm tuyến giáp sinh mủ do vi khuẩn gây ra. Triệu chứng thường thấy là mệt mỏi, sốt cao, vùng cổ sưng nóng và đau.

Viêm tuyến giáp bán cấp: Xuất hiện sau đợt bị viêm hầu họng hay viêm đường hô hấp trên, phần lớn do virus gây ra. Nếu không điều trị, bệnh nhân có thể bị suy giáp vĩnh viễn. 

Một vấn đề thực tế ở người bệnh thường các triệu chứng khá giống với nhiều bệnh gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Do đó, phần lớn bệnh về tuyến giáp thường hay phát hiện muộn màng. Người bệnh có thể bị suy giáp không hồi phục sẽ gây nên triệu chứng suy giáp và cường giáp rất nguy hiểm.

Bệnh cường giáp

Là tình trạng xảy ra do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone ở tuyến giáp. Bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ chủ yếu ở độ tuổi 30-45. Các dấu hiệu thường thấy như: Khó chịu, hay cáu gắt, ngón tay run, teo cơ, mắt lồi, nhịp tim nhanh không đồng đều, khó ngủ, chịu nóng kém, tiêu chảy, giảm cân bất thường, phì đại tuyến giáp… Ngoài ra, cường giáp làm tăng nguy cơ mắc chứng rung nhĩ tim mạch tới 3 lần. Các biểu hiện bao gồm: người mệt mỏi, tim đập nhanh, chóng mặt, choáng, ngất, đánh trống ngực… Việc tăng hormone ở tuyến giáp khiến tim co bóp mạnh, nhanh, kéo dài khiến tế bào cơ tim dự trữ không đáp ứng nổi dẫn đến suy tim, tạo hiện tượng khó thở, tím môi, gan to, tiểu ít.

Khi bị cường giáp, người bệnh hay thấy chói mắt, chảy nước mắt, nóng rát, cảm giác mắt cộm như có bụi bay vào…. khiến mắt bị lồi, phù kết mạc, liệt cơ thị giác…. nặng hơn còn gây ra mù loà. 

Bệnh Cushing

Tức là trong cơ thể tạo ra quá nhiều cortisol. Dấu hiệu thường gặp là cơ thể dễ tăng cân, dễ rạn da, dễ bầm tím, sau đó bị yếu cơ và xương và có thể làm phát triển bướu ở trên lưng, tạo nên bệnh cường giáp. Đây là khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone hơn nhu cầu cơ thể (tuyến giáp hoạt động quá mức), làm cho hệ thống trong cơ thể hoạt động nhanh và cảm thấy lo lắng, giảm cân và có nhịp tim nhanh khi ngủ.

Bệnh suy giáp

Là tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp khi hormone tuyết giáp không đủ so với nhu cầu cơ thể làm tổn thương ở các mô hay cơ quan. Bệnh thường gặp ở nữ giới khi tỉ lệ đến 2%, còn ở nam giới 0.1%. Ở trẻ nhỏ, suy giáp bẩm sinh  là 1/5000 trẻ sơ sinh. Bệnh này rất nguy hiểm và tạo ra nhiều biến chứng như:

Trầm cảm: Nguy cơ rất cao, làm chậm hoạt động của chức năng tâm thần

Tim mạch: Suy giáp làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch, thậm chí suy giáp cận lâm sàng, tăng tổng nồng độ cholesterol, giảm khả năng co bóp của tim dễ làm suy tim, giãn buồng tim.

Bướu cổ: Việc kích thích quá nhiều khiến tuyến giáp phải tăng cường sản xuất nhiều hormone hơn, do tuyến giáp tăng kích thước nên gây ra bệnh bướu cổ

Biến chứng trong thai kỳ: Việc hormone tuyến giáp thiếu hút trong thời kỳ mang thai dễ gây sảy thai, tiền sản giật hay sinh non.

Gây vô sinh: Việc tăng nồng độ hormone tuyến giáp gây cản trở sự rụng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Dị tật bẩm sinh: Nếu người mẹ có bệnh suy tuyến giáp mà không được điều trị, em bé sẽ dễ bị dị tật hơn so với các đứa trẻ khác, đồng thời khiến trí não trẻ chậm phát triển…

Thần kinh ngoại biên: Bệnh kéo dài sẽ làm tổn thương hệ thần kinh ngoại biên gây ra các triệu chứng như: đau, tê, ngứa ran ở các vùng bị ảnh hưởng bởi hệ thần kinh. Nó gây teo cơ, mất kiểm soát ở các vùng cơ vận động

Chứng phù niêm: Biến chứng này xảy ra khi tình trạng suy giáp kéo dài. Nó làm thân nhiệt không ổn định, chịu lạnh kém, dễ buồn ngủ, mất tri giác và có thể gây hôn mê sâu.

Suy tuyến yên

Nằm ở dưới đáy não, sau mũi và giữa hai tai, tuyến yên sẽ tiết ra các hormone ảnh hưởng đến nhiều phần của cơ thể. Bệnh suy tuyến yên là tình trạng rối loạn hệ thống nội tiết rất ít gặp do tuyến yên không sản xuất đủ hay nhiều hormone, gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm. Các bệnh nhân thiếu hormone hướng sinh dục ở nam và nữ sẽ bị rụng lông nách, lông mu và lông trên cơ thể. Nam giới sẽ khó mọc râu, giảm ham muốn, giảm cường dương. Nữ giới sẽ bị vô kinh dẫn đến vô sinh.

Phụ nữ thiếu hormone hướng sinh dục do suy tuyến yên thường mãn kinh sớm, khô âm đạo, đau rát khi giao phối, bốc hoả. 

Thiếu hormone kích thích tuyến giáp thường chịu lạnh kém, dễ tăng cân, hay mệt mỏi, xanh xao, da khô và dày, táo bón.

Thiếu hormone kích thích vỏ thượng thận sẽ làm người bệnh thấy mệt mỏi, sụt cân, yếu cơ, huyết áp thấp, buồn nôn, da xanh, giảm lông ở nữ giới. 

Thiếu hormone tăng trưởng sẽ dễ mắc bệnh tim mạch, triệu chứng là mất thị lực, đau đầu. Còn trẻ em thiếu hụt sẽ bị lùn, chậm phát triển, da nhăn nheo, béo phì

Vì thế, suy tuyến yên gây rất nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và nó thường tồn tại vĩnh viễn, người bệnh phải điều trị cả đời và dùng thuốc thật thận trọng theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa của tác dụng phụ.

Suy tuyến thượng thận

Bệnh suy tuyến thượng thận là tình trạng tuyến thượng thận ngừng sản xuất hormone quan trọng cần thiết cho các chức năng của cơ thể. Có 2 loại chính là: Suy thượng thận nguyên phát (bệnh Addison) và thứ phát, diễn ra ở mọi lứa tuổi và giới tính.

Triệu chứng chung thường thấy là mệt mỏi ngày càng nhiều, chán ăn, sút cân, buồn nôn, tụt huyết áp, yếu cơ, chóng mặt, dễ ngất, kích thích hay trầm cảm, triệu chứng hạ đường máu như vã mồ hôi, hồi hộp, run tay chân, rối loạn kinh nguyệt ở nữ.

Bệnh Addison sẽ khiến người bệnh có sạm da nhiều vùng da tiếp xúc với ánh sáng và vùng không tiếp xúc ánh sáng như trên sẹo, nếp gấp da, chỗ hay bị đè như gối, niêm mạc, khuỷu tay…

Bài viết được tham khảo thông tin bởi trang Vinmec – được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội Tổng Quát – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cùng hệ thống bệnh viện đa khoa Medlatec, phòng khám đa khoa Sài Gòn – Ban mê 

Gạo tốt cho sức khoẻ

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

  • Quận 3

    :  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717

  • Quận 10

    : Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717

  • TP. Thủ Đức

    : Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

  • Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988

  • Email: [email protected]

  • Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfood

(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)