Hệ thống giáo dục Phần Lan đã dẫn đầu thế giới bằng cách nào? – Du học Edulinks

Ngưỡng mộ hệ thống giáo dục “không giống ai” của đất nước này, vào năm 2011 Toner đã cùng với nhà làm phim Robert Compton tạo nên một bộ phim tài liệu dài hơn một giờ đồng hồ về nền giáo dục Phần Lan với tên gọi: “The Finland Phenomenon: Inside The World’s Most Surprising School System” – “Hiện tượng Phần Lan – Bên trong hệ thống trường học đáng ngạc nhiên nhất trên thế giới”.

Trở lại Hoa Kỳ, Giáo sư Toner Wagner có bài trả lời phỏng vấn với David Sirota, một bài trả lời phỏng vấn đáng quan tâm đối với những người làm giáo dục không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở khắp nơi trên thế giới.

Làm thế nào một đất nước công nghiệp hóa có thể tạo ra một trong những hệ thống giáo dục thành công nhất trên thế giới theo một cách chẳng giống ai đó là ngăn cấm việc thi cử? Câu hỏi được đặt ra và được trả lời trong bộ phim nói trên. Bộ phim tài liệu này không chỉ nói về giáo dục Phần Lan mà còn so sánh nó với nền giáo dục Hoa Kỳ đặt nặng việc thi cử và yêu cầu cải cách giáo dục đang nóng hổi trên chính trường Hoa Kỳ. Dưới đây là những trao đổi của David Sirota và Giáo sư Toner Wagner:

Những yếu tố dẫn đến sự thành công vượt trội của giáo dục Phần Lan

Phần Lan đã được những gì và lịch sử đằng sau nền giáo dục thành công của họ là gì?

Vào đầu những năm 1970, Phần Lan có một hệ thống giáo dục bị xuống cấp trầm trọng và một nền kinh tế lâm nghiệp dựa vào một sản phẩm duy nhất – gỗ, và họ cứ thế chặt cây xuống với một tốc độ chóng mặt. Lúc đó họ nhận ra rằng chặt gỗ chẳng thể đưa họ đi tới đâu nên họ đã quyết định thay đổi hoàn toàn hệ thống giáo dục của mình nhằm tạo ra một nền kinh tế tri thức thực sự.

Vậy là bắt đầu từ những năm 1970, người Phần Lan đã tiến hành đổi mới việc tuyển chọn và đào tạo những giáo viên tương lai của họ. Đây là một bước căn bản trong quá trình cải cách giáo dục bởi vì nó đã cho phép họ có được mức độ chuyên nghiệp cao hơn giữa các giáo viên. Tất cả giáo viên đều phải có bằng Thạc sĩ và tất cả phải được đào tạo trong cùng một chương trình đào tạo chất lượng cao.

Và cũng kể từ đó, dạy học trở thành một nghề được tôn trọng nhất trong xã hội – không được trả lương cao nhất nhưng cao quý nhất. Kết quả là trong các bài đánh giá học sinh quốc tế, PISA, Phần Lan đã liên tục xếp trên tất cả các nước phương Tây và thực sự chỉ có một vài nước phương Đông (với phương pháp học nhồi nhét) có kết quả tương tự.

Như vậy, Phần Lan chủ yếu dựa vào giáo viên chứ không phải hệ thống kiểm tra học sinh?

Đúng là như vậy. Ở Phần Lan không hề có cuộc kiểm tra học sinh cấp quốc gia nào ngoại trừ một chương trình kiểm tra mẫu nhân khẩu của bọn trẻ; không phải để giải trình, không phải cho công chúng, hay để so sánh giữa các trường học. Điều tuyệt vời đó bởi vì họ đã tạo ra một mức độ chuyên nghiệp rất cao trong nghề giáo để họ có thể hoàn toàn tin tưởng vào các giáo viên của mình. Khẩu hiệu ở đây là “Niềm tin thông qua sự chuyên nghiệp”. Sự khác biệt giữa một trường học tốt nhất ở Phần Lan và trường học kém nhất chỉ ở mức 4% và con số đó đạt được mà không cần bất kỳ bài kiểm tra học sinh nào cả.

Đây thực sự là một sự đối lập với những gì chúng ta biết về cuộc cải cách giáo dục ở Hoa Kỳ. Khi chúng ta nghe tranh luận ở Hoa Kỳ về giáo dục, thường người ta nghĩ đến việc chúng ta cần phải biến giáo viên trở thành “quỵ” và cách để sửa chữa hệ thống giáo dục của chúng ta đơn giản chỉ là bắt lũ trẻ thi, thi và thi. Theo ông, tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy trong thái độ của hai quốc gia?

Đầu tiên, tôi muốn chỉ ra rằng Phần Lan được xếp hạng cao nhất trên thế giới về cải tiến, khởi nghiệp và sáng tạo. Trên hết, những gì tôi thấy đặc biệt nhất đó là cải cách ở Hoa Kỳ được lái và dẫn dắt bởi các công ty trong vòng 1/4 thế kỷ qua. Chính David Kearns của Xerox và Lou Gerstner của IBM đã kêu gọi một Hội nghị thượng đỉnh quốc gia về giáo dục và họ đã không hề mời bất kỳ một nhà hoạt động giáo dục nào cả. Họ chỉ mời các CEO, thống đốc, thượng nghị sĩ và những người trong quốc hội.

Sự khác biệt ở Phần Lan đó là mối quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp, người làm chính trị và các nhà giáo, và đây là những gì chúng ta cần ở đất nước này nhưng lại không có.

Hệ thống giáo dục Phần Lan khác gì so với Hoa Kỳ?

Ông sẽ nói gì với những người cho rằng ông không thể so sánh giữa hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ và Phần Lan bởi Phần Lan có một dân số đồng nhất trong khi ở Hoa Kỳ lại rất đa dạng?

– Đầu tiên, dân số Phần Lan đa dạng hơn người ta tưởng, với 15% dân số nói một ngôn ngữ thứ hai. Có cả thảy 45 ngôn ngữ được nói trong các trường học ở Helsinki ngày nay.

Thế còn về vai trò của kinh tế? Giáo sư Trường Đại học New York – Diane Ravitch thường nói rằng hệ thống giáo dục ở một nước không thể một mình giải quyết đói nghèo và trong nhiều trường hợp nó sẽ tự nhiên phản ánh sự đói nghèo. Phần Lan là một xã hội có ít bất bình đẳng về mặt kinh tế hơn Hoa Kỳ rất nhiều. Như vậy sự không có đói nghèo đã giải thích thành công của Phần Lan như thế nào so với chúng ta?

– Có hai câu trả lời ở đây. Trước hết, đúng đó là vấn về chủng tộc và giai cấp. Bạn muốn biết điểm thi ở một quận là bao nhiêu, bạn hãy tìm xem họ nghèo như thế nào. Không cần phải bàn thêm về việc chủng tộc, giai cấp và bất bình đẳng về kinh tế trong đất nước này đã đi xa như thế nào để chúng ta có thể hiểu về khoảng cách thành công.

Nhưng nói như vậy, tôi đã đến một vài trường học tốt nhất ở những quận tốt nhất và ngay cả những trường tư, và tôi nhìn thấy sự giáo dục quá đỗi là tầm thường của giáo viên ở đó khi họ dạy học sinh để thi. Và những bài kiểm tra thực tế chỉ là việc nhớ lại những thông tin, học nhồi nhét đề thi – nơi học sinh có thể vượt qua các kỳ thi nhưng lại chẳng học được kỹ năng gì cần thiết trong nền kinh tế tri thức toàn cầu.

Đây chính là điểm mấu chốt mà Phần Lan đã làm khác đi. Họ đã định nghĩa giáo dục chất lượng cao là gì và không chỉ là giáo dục ở mức độ trung bình. Họ có tiêu chuẩn cho nó. Thứ hai, họ định nghĩa những gì cần thiết phải học. Đó không phải là chương trình dựa trên việc học thuộc lòng, nhưng dựa trên sự suy nghĩ. Như vậy, ngay cả ở những quận giàu có nhất, chúng ta vẫn chưa thể tiếp cận tới tiêu chuẩn toàn cầu về thành công và chất lượng trong giáo dục.

Làm thế nào mà Phần Lan đã nâng tầm vai trò của giáo viên trong con mắt dân chúng tới mức độ nó không chỉ là một nghề được tôn trọng mà còn là một nghề được tôn sùng trong khi ở Hoa Kỳ, giáo viên thường bị bôi nhọ?

– Họ thực sự nghĩ về giáo viên như những nhà nghiên cứu khoa học và lớp học là phòng nghiên cứu của họ. Vì vậy, như tôi đã nói, mỗi giáo viên buộc phải có bằng Thạc sĩ và nó là một bằng theo đúng nghĩa của nó – nơi người ta không chỉ học mấy khóa học vớ vẩn về lịch sử và học thuyết giáo dục. Họ học những khóa học với nội dung giúp cho họ chuẩn bị tới một mức độ cao về mặt tri thức trong lớp học. Đó là điều đầu tiên.

Điểm thứ hai, họ định nghĩa sự chuyên nghiệp đó là làm việc tập thể hơn. Họ dành cho giáo viên thời gian trong trường học hằng ngày và hằng tuần để làm việc cùng nhau, để nâng cấp chương trình học và các bài giảng. Chúng ta chỉ có mức độ chuyên nghiệp của thế kỷ XIX ở đây hoặc thậm chí tệ hơn thời trung cổ. Giáo viên làm việc cả ngày một mình và như bạn biết đấy sự cô lập chính là kẻ thù của cải tiến và sáng tạo, đó là những gì người Phần Lan tìm ra nhiều năm trước đây. Hãy đưa giáo viên ra khỏi sự cô lập và hãy cho họ chút thời gian để làm việc cùng nhau.

Quý phụ huynh, các bạn học sinh có nhu cầu nhận thông tin và tư vấn miễn phí, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY hoặc gọi Hotline : 0913 452 361 (Ms Châu) – 0919 735 426 (Ms Chi) để được hỗ trợ tốt nhất. Với bề dày hơn 15 năm tư vấn du học, Edulinks sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ du học một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất.

►►►Đặc biệt, nhiều học bổng các nước mức cao nhất sẽ được tư vấn tại buổi Hội thảo:

  • Du học Phần Lan: Học bổng lên đến toàn phần (100% học phí và sinh hoạt phí)
  • Du học Hà Lan: Học bổng cử nhân 80-100%, thạc sỹ lên đến toàn phần (học phí và sinh hoạt phí)
  • Du học Ba Lan: Học bổng lên đến 100% học phí
  • Du học Thụy Sĩ: Học bổng 4,000 CHF
  • Du học Úc: Học bổng 50% học phí
  • Du học Mỹ: Học bổng $20,000
  • Du học Canada: Học bổng từ $500- $1,500CAD
  • Du học Singapore : Học bổng 100% học phí (từ 11.000-30.000/năm)
  • Du học Malaysia: Học bổng 10%-50% học phí
  • Du học Hàn Quốc : Học bổng lên đến 100%

Và nhiều cơ hội học bổng khác với nhiều ngành học: Kinh tế, Kỹ thuật, Công nghệ thông tin, Thiết kế,…. Với đa dạng bậc học: Cao đẳng, Đai học, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ.

ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT DÀNH CHO QUÝ KHÁCH THAM GIA HỘI THẢO:

Tham gia hội thảo, quý khách mời có cơ hội gặp gỡ và trao đổi thông tin du học, học bổng với đại diện trường đến từ các trường cao đẳng, đại học và tập đoàn giáo dục lớn tại những nền giáo dục hàng đầu thể giới như Mỹ, Canada, Úc, Thụy Sĩ, Phần Lan, Hà Lan, Ba Lan,… và nhận được những phần quà giá trị:

Hội thảo vào cửa miễn phí, tuy nhiên phòng hội thảo có giới hạn chỗ và Edulinks chuẩn bị các phần quà, ưu đãi tới quý khách nên ưu tiên quý phụ huynh và các bạn bạn đăng ký sớm ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi Hotline: 0913 452 361( Ms Châu) – 0919 735 426 (Ms Chi).

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY DU HỌC EDULINKS

TP. HỒ CHÍ MINH

Văn phòng 1: 439 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Q.Tân Bình, TP.HCM

Văn phòng 2: Lầu 1, số 02 – 04 Alexandre De Rhodes, Bến Nghé, Quận 1 Tp HCM

Điện thoại: 1900 636 949 – Hotline: 0919 735 426

HÀ NỘI

Văn phòng 3: 06 Tây Hồ, P. Quảng An, Q.Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại:  (04) 3718 3654 – 0123 8686 123

ĐỒNG NAI

Văn phòng 4: 29/84, KP 2, P. Hố Nai, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

Điện thoại: 091 941 1221

Email: [email protected] – Facebook: Du học Edulinks

(Theo DNSG)